- Tham gia
- 31/7/2018
- Bài viết
- 407
Có một thực tế khá trớ trêu khi chúng ta tìm kiếm lời khuyên: Ai cũng biết rằng chỉ cần không đến 4 giây là có thể google được hàng tá thông tin, trước khi phải cầu viện đến các nguồn tư vấn khôn ngoan khác. Tuy nhiên, chúng ta lại cũng đều đã thấm thía hiện thực là khi bị áp đảo bởi quá nhiều thông tin, bên cạnh tình trạng rối trí, sẽ có những lời khuyên trái ngược nhau nữa. Điều này không giúp bạn giải quyết khó khăn mà còn khiến vấn đề thêm rắc rối.
Hãy khiến cho mọi thứ dễ chịu hơn bằng cách làm đơn giản hơn!
Sau đây bật mí 6 mẹo tìm việc hiệu quả mà lại ít tốn kém thời gian. Hiểu đúng và làm tốt những gợi ý này bạn có thể tinh chỉnh lại phương pháp tìm kiếm để giành lấy một công việc hoặc ít nhất cũng bớt đi những khoảng thời gian bị tiêu tốn vô ích, chỉ toàn gây thất vọng. Cùng xem ngay nhé!
1. Chủ động dán nhãn “Hoàn toàn phù hợp với vị trí tuyển dụng” lên CV của bạn
Khi ứng tuyển một vị trí thông qua kênh trực tuyến, nhiều khả năng là hồ sơ của bạn trước tiên sẽ được duyệt bởi hệ thống tự động sàng lọc ứng viên (ATS) rồi sau đó nếu đạt yêu cầu thì mới được con người xem xét đến. Và thường thì những người xem đầu tiên sẽ là nhân viên nhân sự hoặc các chuyên viên phụ trách tuyển dụng cấp thấp, đôi khi họ không hiểu hết mọi sắc thái công việc bạn đang ứng tuyển.
Vì thế, trách nhiệm của bạn là làm cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn với cả máy móc lẫn con người, từ đó nhanh chóng kết nối hiệu quả với nhà tuyển dụng, đáp ứng kịp thời các tiêu chí “Những điều công ty tìm kiếm” và “Ứng viên phải làm gì để được gia nhập đội ngũ và cần tạo ra kết quả như thế nào”.
Mẹo: Nghiên cứu kỹ lưỡng bảng mô tả công việc và mọi thông tin sẵn có về vị trí bạn mong muốn. Bạn có đang phản ánh các từ và cụm từ quan trọng đó trong CV của mình không? Bạn đã chọn đúng các điểm mạnh liên quan nhất trong lĩnh vực này để thể hiện sự phù hợp của bản thân với vị trí dự tuyển chưa? Hãy chuẩn bị và trình bày thật rõ ràng, đầy đủ.
2. Đừng giới hạn bản thân bằng cách chỉ nộp hồ sơ trực tuyến trong suốt quá trình tìm việc
Bạn muốn hành trình tìm việc này kéo dài mãi mãi? Tốt, vậy thì cứ tiếp tục gửi hồ sơ trực tuyến và ngồi chờ đợi. Còn nếu muốn tăng tốc cho cuộc đua này, đừng dừng lại sau khi đã ứng tuyển. Hãy bắt đầu tìm kiếm và cố gắng kết nối với những người làm việc tại công ty mình quan tâm. Bạn thậm chị có thể tiếp cận với chuyên viên tuyển dụng nội bộ để đặt ra các câu hỏi thì càng tốt (nhưng hãy nhớ tìm hiểu qua về thông tin các công ty trong tầm ngắm để đặt ra những câu hỏi khôn khéo gây ấn tượng). Luôn tích cực thu hút sự chú ý của những người có ảnh hưởng trong công ty mong muốn dự tuyển thì nhiều khả năng bạn có thể nhận được một cơ hội phỏng vấn.
Mẹo: Bằng cách “xếp hàng” bên cạnh những người đang làm việc ở công ty, bạn sẽ khiến mình khác biệt và có nhiều cơ hội hơn. Những người có quyền ra quyết định thường sẽ phỏng vấn các ứng viên được nhân viên công ty đề cử và giới thiệu trước khi bắt đầu để mắt đến việc phân loại và chọn lựa các hồ sơ do hệ thống sàng lọc.
3. Bạn không cần giữ nội dung CV “bất di bất dịch”
Dù cho CV mới của bạn quả thực rất sinh động, còn hồ sơ LinkedIn thì vô cùng ấn tượng nhưng hãy nhớ rằng nếu nó không phù hợp và liên quan liên trực tiếp với vị trí mà bạn đang nhắm đến thì cũng bằng thừa. Đừng ngại cập nhật nội dung một cách linh hoạt! Hãy thay đổi cách diễn đạt cũng như các cụm từ chính, đồng thời hoán chuyển hợp lý các đoạn nội dung dẫn dắt để cho CV thu hút và thuyết phục các đối tượng người đọc khác nhau. Hồ sơ tìm việc của bạn không phải là hình xăm, nên bạn có thể thêm hoặc xoá bất kỳ chi tiết nào khi cần thiết. Hãy chăm sóc để CV có thể “hít thở” và sống động trong suốt hành trình tìm việc cùng bạn!
Mẹo: Nếu bạn đang bí mật tìm việc thì nên vào chức năng “Cài đặt” và “Quyền riêng tư” trên các tài khoản mạng việc làm như LinkedIn để tắt chế độ thông báo hoạt động mới. Bởi nếu sếp và các đồng nghiệp có kết nối với tài khoản của bạn, khi nhìn thấy những cập nhật lý lịch thường xuyên, họ sẽ để tâm và đặt ra nhiều nghi vấn.
4. Đừng bao giờ làm nản lòng những người muốn tuyển bạn!
“Đừng để xảy ra những sai sót” – nghĩa là bạn cần chăm chút để bản thân có được sự thu hút, ăn khớp và chuyên nghiệp trong suốt quá trình tìm việc.Tuy nhiên, nhiều người đã biến lời khuyên này thành: “Phải – thật – nhàm – chán!”
Hãy biết rằng có rất ít người được tuyển dụng bởi vì đã chừa ra những khoảng trắng phù hợp trên thư ứng tuyển (cover letter), trả bài răm rắp theo mẫu cho các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, học thuộc lòng và phát biểu trôi chảy những cụm từ sáo rỗng đã viết trong CV. Bởi tất cả những sự chính xác này khiến bạn trông như đang diễn và không thật. Thay vào đó, hãy cho phép bản thân được quyền thú vị hơn. Những ứng viên đáng nhớ nhất, được yêu thích nhất thường là những người sẽ đi xa nhất.
Mẹo: Bên cạnh nội dung thú vị, hình thức của CV cũng sẽ dễ dàng gây ấn tượng về cá tính riêng của ứng viên và vì vậy, bạn đừng quên khoác chiếc áo đẹp và phù hợp nhất với bản thân cho CV của mình.
5. Nếu chưa có hồ sơ trực tuyến, bạn gần như không tồn tại
Trong vài năm gần đây, có thể nói các trang tìm kiếm việc làm trực tuyến và mạng xã hội đã thực sự trở nên phổ biến và biến thành công cụ tìm việc mạnh mẽ của nhiều người lao động tại thị trường Việt Nam. Có thể nói khoảng 90% nhà tuyển dụng thường chọn cách tham khảo hồ sơ ứng viên trực tuyến như một công cụ tìm kiếm đắc lực. Nếu là người đi làm chuyên nghiệp, bạn nhất thiết nên nghĩ đến việc sở hữu cho riêng mình một hồ sơ trực tuyến đầy đủ thông tin nhất có thể để có thể tận dụng tối đa những lợi thế trong việc có được cơ hội nghề nghiệp mơ ước. Hãy lập luận thế này: Nếu sáng mai, nhà tuyển dụng truy cập vào kho dữ liệu hồ sơ ứng viên trực tuyến để tìm kiếm một nhân sự với kinh nghiệm chuyên môn giống như bạn tại khu vực bạn sinh sống, nhưng bạn lại không có mặt ở đó. Thử đoán xem họ sẽ liên lạc với ai? Tất nhiên, bất kỳ ai “không phải bạn”.
Mẹo: Bạn có thể kết hợp cả các trang cá nhân của mình trên các mạng xã hội cùng với hồ sơ trực tiếp nhằm làm phong phú cái nhìn của Nhà tuyển dụng về ứng viên, đồng thời tối ưu mọi cơ hội được tìm thấy bởi các chuyên viên nhân sự.
6. Sức mạnh của lời cảm ơn chân thành, đúng thời điểm
Đã từng có những người được tuyển dụng nhờ vào hành động gửi thư cảm ơn. Dù phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác có kỹ năng và chuyên môn tương tự, thậm chí giỏi hơn, nhưng anh ta vẫn giành được việc làm là nhờ đâu? Ứng viên này đã tự viết những bức thư cảm ơn thật chu đáo và gửi đến cho từng người phỏng vấn mình, trong vòng hai giờ sau khi gặp mặt. Trong khi những ứng viên còn lại không làm gì cả.
Đúng vậy, nhờ sự chu đáo trong hành động và cách thức giao tiếp. Tự viết ra những lời cảm ơn thay vì máy móc sử dụng các mẫu thư quen thuộc sẵn có sẽ giúp bạn có thêm cơ hội nhận được đề nghị. Giống như trong kinh doanh, hành động này chốt được thoả thuận, đặc biệt khi những người khác không nói lời cảm ơn.
Mẹo: Cân nhắc phương án dùng thư cảm ơn thủ công hoặc tự soạn, thể hiện sự chân thành và trân trọng với nhà tuyển dụng. Tất nhiên, tốc độ gửi thư và chất lượng nội dung là yếu tố giúp mang lại kết quả. Không gửi hàng loạt, không dùng thư mẫu, trình bày ý tứ thực sự liên quan đến cuộc trao đổi sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với người nhận.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng người phỏng vấn sẽ quan tâm đến những việc bạn có thể làm hơn là những điều bạn muốn thoả thuận.Chắc chắn, một khi bạn đã thiết lập được giá trị của mình thì công ty sẽ “chăm sóc tận răng” những đòi hỏi của bạn. Nhưng hiện tại, trong quy trình phỏng vấn, bạn phải tập trung vào việc chứng minh lý do “vì sao anh nên tuyển dụng tôi”.
Nào, hãy tiến lên và thể hiện cho mọi người thấy ai mới là người làm chủ nhịp độ tìm việc bạn nhé!
Nguồn: CareerBuilder VietNam
Hãy khiến cho mọi thứ dễ chịu hơn bằng cách làm đơn giản hơn!
Sau đây bật mí 6 mẹo tìm việc hiệu quả mà lại ít tốn kém thời gian. Hiểu đúng và làm tốt những gợi ý này bạn có thể tinh chỉnh lại phương pháp tìm kiếm để giành lấy một công việc hoặc ít nhất cũng bớt đi những khoảng thời gian bị tiêu tốn vô ích, chỉ toàn gây thất vọng. Cùng xem ngay nhé!
Khi ứng tuyển một vị trí thông qua kênh trực tuyến, nhiều khả năng là hồ sơ của bạn trước tiên sẽ được duyệt bởi hệ thống tự động sàng lọc ứng viên (ATS) rồi sau đó nếu đạt yêu cầu thì mới được con người xem xét đến. Và thường thì những người xem đầu tiên sẽ là nhân viên nhân sự hoặc các chuyên viên phụ trách tuyển dụng cấp thấp, đôi khi họ không hiểu hết mọi sắc thái công việc bạn đang ứng tuyển.
Vì thế, trách nhiệm của bạn là làm cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn với cả máy móc lẫn con người, từ đó nhanh chóng kết nối hiệu quả với nhà tuyển dụng, đáp ứng kịp thời các tiêu chí “Những điều công ty tìm kiếm” và “Ứng viên phải làm gì để được gia nhập đội ngũ và cần tạo ra kết quả như thế nào”.
Mẹo: Nghiên cứu kỹ lưỡng bảng mô tả công việc và mọi thông tin sẵn có về vị trí bạn mong muốn. Bạn có đang phản ánh các từ và cụm từ quan trọng đó trong CV của mình không? Bạn đã chọn đúng các điểm mạnh liên quan nhất trong lĩnh vực này để thể hiện sự phù hợp của bản thân với vị trí dự tuyển chưa? Hãy chuẩn bị và trình bày thật rõ ràng, đầy đủ.
2. Đừng giới hạn bản thân bằng cách chỉ nộp hồ sơ trực tuyến trong suốt quá trình tìm việc
Bạn muốn hành trình tìm việc này kéo dài mãi mãi? Tốt, vậy thì cứ tiếp tục gửi hồ sơ trực tuyến và ngồi chờ đợi. Còn nếu muốn tăng tốc cho cuộc đua này, đừng dừng lại sau khi đã ứng tuyển. Hãy bắt đầu tìm kiếm và cố gắng kết nối với những người làm việc tại công ty mình quan tâm. Bạn thậm chị có thể tiếp cận với chuyên viên tuyển dụng nội bộ để đặt ra các câu hỏi thì càng tốt (nhưng hãy nhớ tìm hiểu qua về thông tin các công ty trong tầm ngắm để đặt ra những câu hỏi khôn khéo gây ấn tượng). Luôn tích cực thu hút sự chú ý của những người có ảnh hưởng trong công ty mong muốn dự tuyển thì nhiều khả năng bạn có thể nhận được một cơ hội phỏng vấn.
Mẹo: Bằng cách “xếp hàng” bên cạnh những người đang làm việc ở công ty, bạn sẽ khiến mình khác biệt và có nhiều cơ hội hơn. Những người có quyền ra quyết định thường sẽ phỏng vấn các ứng viên được nhân viên công ty đề cử và giới thiệu trước khi bắt đầu để mắt đến việc phân loại và chọn lựa các hồ sơ do hệ thống sàng lọc.
3. Bạn không cần giữ nội dung CV “bất di bất dịch”
Dù cho CV mới của bạn quả thực rất sinh động, còn hồ sơ LinkedIn thì vô cùng ấn tượng nhưng hãy nhớ rằng nếu nó không phù hợp và liên quan liên trực tiếp với vị trí mà bạn đang nhắm đến thì cũng bằng thừa. Đừng ngại cập nhật nội dung một cách linh hoạt! Hãy thay đổi cách diễn đạt cũng như các cụm từ chính, đồng thời hoán chuyển hợp lý các đoạn nội dung dẫn dắt để cho CV thu hút và thuyết phục các đối tượng người đọc khác nhau. Hồ sơ tìm việc của bạn không phải là hình xăm, nên bạn có thể thêm hoặc xoá bất kỳ chi tiết nào khi cần thiết. Hãy chăm sóc để CV có thể “hít thở” và sống động trong suốt hành trình tìm việc cùng bạn!
Mẹo: Nếu bạn đang bí mật tìm việc thì nên vào chức năng “Cài đặt” và “Quyền riêng tư” trên các tài khoản mạng việc làm như LinkedIn để tắt chế độ thông báo hoạt động mới. Bởi nếu sếp và các đồng nghiệp có kết nối với tài khoản của bạn, khi nhìn thấy những cập nhật lý lịch thường xuyên, họ sẽ để tâm và đặt ra nhiều nghi vấn.
“Đừng để xảy ra những sai sót” – nghĩa là bạn cần chăm chút để bản thân có được sự thu hút, ăn khớp và chuyên nghiệp trong suốt quá trình tìm việc.Tuy nhiên, nhiều người đã biến lời khuyên này thành: “Phải – thật – nhàm – chán!”
Hãy biết rằng có rất ít người được tuyển dụng bởi vì đã chừa ra những khoảng trắng phù hợp trên thư ứng tuyển (cover letter), trả bài răm rắp theo mẫu cho các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, học thuộc lòng và phát biểu trôi chảy những cụm từ sáo rỗng đã viết trong CV. Bởi tất cả những sự chính xác này khiến bạn trông như đang diễn và không thật. Thay vào đó, hãy cho phép bản thân được quyền thú vị hơn. Những ứng viên đáng nhớ nhất, được yêu thích nhất thường là những người sẽ đi xa nhất.
Mẹo: Bên cạnh nội dung thú vị, hình thức của CV cũng sẽ dễ dàng gây ấn tượng về cá tính riêng của ứng viên và vì vậy, bạn đừng quên khoác chiếc áo đẹp và phù hợp nhất với bản thân cho CV của mình.
5. Nếu chưa có hồ sơ trực tuyến, bạn gần như không tồn tại
Trong vài năm gần đây, có thể nói các trang tìm kiếm việc làm trực tuyến và mạng xã hội đã thực sự trở nên phổ biến và biến thành công cụ tìm việc mạnh mẽ của nhiều người lao động tại thị trường Việt Nam. Có thể nói khoảng 90% nhà tuyển dụng thường chọn cách tham khảo hồ sơ ứng viên trực tuyến như một công cụ tìm kiếm đắc lực. Nếu là người đi làm chuyên nghiệp, bạn nhất thiết nên nghĩ đến việc sở hữu cho riêng mình một hồ sơ trực tuyến đầy đủ thông tin nhất có thể để có thể tận dụng tối đa những lợi thế trong việc có được cơ hội nghề nghiệp mơ ước. Hãy lập luận thế này: Nếu sáng mai, nhà tuyển dụng truy cập vào kho dữ liệu hồ sơ ứng viên trực tuyến để tìm kiếm một nhân sự với kinh nghiệm chuyên môn giống như bạn tại khu vực bạn sinh sống, nhưng bạn lại không có mặt ở đó. Thử đoán xem họ sẽ liên lạc với ai? Tất nhiên, bất kỳ ai “không phải bạn”.
Mẹo: Bạn có thể kết hợp cả các trang cá nhân của mình trên các mạng xã hội cùng với hồ sơ trực tiếp nhằm làm phong phú cái nhìn của Nhà tuyển dụng về ứng viên, đồng thời tối ưu mọi cơ hội được tìm thấy bởi các chuyên viên nhân sự.
Đã từng có những người được tuyển dụng nhờ vào hành động gửi thư cảm ơn. Dù phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác có kỹ năng và chuyên môn tương tự, thậm chí giỏi hơn, nhưng anh ta vẫn giành được việc làm là nhờ đâu? Ứng viên này đã tự viết những bức thư cảm ơn thật chu đáo và gửi đến cho từng người phỏng vấn mình, trong vòng hai giờ sau khi gặp mặt. Trong khi những ứng viên còn lại không làm gì cả.
Đúng vậy, nhờ sự chu đáo trong hành động và cách thức giao tiếp. Tự viết ra những lời cảm ơn thay vì máy móc sử dụng các mẫu thư quen thuộc sẵn có sẽ giúp bạn có thêm cơ hội nhận được đề nghị. Giống như trong kinh doanh, hành động này chốt được thoả thuận, đặc biệt khi những người khác không nói lời cảm ơn.
Mẹo: Cân nhắc phương án dùng thư cảm ơn thủ công hoặc tự soạn, thể hiện sự chân thành và trân trọng với nhà tuyển dụng. Tất nhiên, tốc độ gửi thư và chất lượng nội dung là yếu tố giúp mang lại kết quả. Không gửi hàng loạt, không dùng thư mẫu, trình bày ý tứ thực sự liên quan đến cuộc trao đổi sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với người nhận.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng người phỏng vấn sẽ quan tâm đến những việc bạn có thể làm hơn là những điều bạn muốn thoả thuận.Chắc chắn, một khi bạn đã thiết lập được giá trị của mình thì công ty sẽ “chăm sóc tận răng” những đòi hỏi của bạn. Nhưng hiện tại, trong quy trình phỏng vấn, bạn phải tập trung vào việc chứng minh lý do “vì sao anh nên tuyển dụng tôi”.
Nào, hãy tiến lên và thể hiện cho mọi người thấy ai mới là người làm chủ nhịp độ tìm việc bạn nhé!
Nguồn: CareerBuilder VietNam