Bản chất và cách giải quyết mâu thuẫn

kieukieumi

Thành viên
Tham gia
24/4/2015
Bài viết
8
Trong một tổ chức, sự khác nhau về kinh nghiệm làm việc, quan điểm, giá trị trong cuộc sống, phạm vi công việc cũng như các mối quan hệ ràng buộc…đều có thể là nguyên nhân dẫn tới sự xung đột tại nơi làm việc.

Xung đột có thể mang tính tích cực thúc đẩy sự nhận thức, sự phối hợp trong giải quyết vấn đề giúp tổ chức và cá nhân phát triển. Tuy nhiên, xung đột cũng có thể mang tính tiêu cực, gây ra hận thù, mất đoàn kết, phá vỡ sự phối hợp công việc, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của cá nhân và tổ chức. Do đó, nhận biết và hòa giải xung đột là kỹ năng cần thiết, không thể thiếu trong một tổ chức hướng tới tính hiệu quả trong công việc.

Để có thể tránh những tình huống đấu đá không cần thiết và chuyển từ tình huống tiêu cực sang tích cực và đem lại kết quả tốt đẹp cho hai bên, chỉ cần bạn chịu khó thực hiện các hướng dẫn sau:

Trước hết bạn cần phải “hiểu rõ bản chất của mâu thuẫn”, có 3 loại mâu thuẫn thường gặp:

- Thứ nhất: Công việc: bất đồng về công việc đang hoạt động

- Thứ hai: Mối quan hệ: mâu thuẫn thường xuất phát từ mối quan hệ của bạn và người kia.

- Thứ ba: Quan điểm: hai người có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.

Và về cơ bản thì xung đột như một chất xúc tác dẫn đến mâu thuẫn, và chúng ta thường thấy có hai dạng xung đột khác nhau: xung đột công việc (task conflict) xung đột cảm xúc (emotional conflict) .

- Xung đột về công việc (Task conflict) xảy ra khi có một công việc cần được thực hiện và mỗi cá nhân lại muốn tiến hành công việc đó theo cách thức khác nhau.

- Xung đột cảm xúc (hay còn gọi là bất đồng tính cách): là kết quả của những vận động tâm lý thường phát sinh ngầm bên dưới bề mặt. Đây là những xung đột xuất hiện khi cả hai bên cảm thấy mình bị đánh giá thấp hay không được coi trọng.

Thông thường , các xung đột cảm xúc và xung đột công việc sẽ xuất hiện cùng nhau. Có khi xung đột công việc khiến người ta bị kích động dẫn tới nghi ngờ, ganh đua và xung đột cảm xúc.

Sau khi hiểu rõ điều này có thể giúp bạn có cách bắt đầu hiệu quả hơn. Đầu tiên hãy nói cho đồng nghiệp của bạn biết bản chất mâu thuẫn của hai bên đang gặp phải và thử hỏi anh ấy có thấy vấn đề giống bạn không?

Dù cho tính chất mâu thuẫn có như thế nào, đừng đem cảm xúc cá nhân vào câu chuyện. Mâu thuẫn sẽ dễ dàng giải quyết bằng những cái nhìn khách quan thay vì cảm xúc cá nhân.

Ngoài ra, hãy chuẩn bị đủ thời gian cho buổi nói chuyện này để bạn có thể tìm ra hướng giải quyết. Hãy nói chuyện trực tiếp, ở một nơi riêng tư nếu có thể, đừng dùng email hay điện thoại chỉ vì bạn thấy ngại, vì email hay điện thoại sẽ hạn chế những hiệu quả của một cuộc nói chuyện nghiêm túc. Hãy bắt đầu cuộc nói chuyện bằng cách :

- Xác định mối quan tâm chung: để bắt đầu một cuộc nói chuyện khó khăn một cách đúng đắn, điều quan trọng là bạn và đồng nghiệp của mình phải xác định những gì cả hai đang có cùng quan điểm. Có thể đó là mục tiêu chung của cả nhóm hay hay những quy định mà cả hai đều đồng ý. Hãy nhớ rằng đây phải là mục tiêu chung mà cả bạn và người kia thật sự quan tâm, chứ không phải là điều mà bạn cho rằng anh ấy cũng quan tâm. Điều này sẽ cho người kia thấy rằng bạn thật sự muốn điều tốt cho cả hai bên, chứ không phải là bạn chỉ quan tâm đến bản thân bạn.

- Lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe: cho dù bạn đã nghĩ rằng mình đã hiểu quan điểm của đồng nghiệp mình, bạn nên lắng nghe những gì anh ấy nói. Bạn có thể đặt thêm những câu hỏi để giúp bạn hiểu thêm về cách nhìn nhận vấn đề của anh ấy và xác định rõ hơn liệu bạn đang gặp bất đồng về quan điểm, về trách nhiệm công việc hay về lợi ích mỗi bên. Như vậy, bạn sẽ không phải đoán xem điều gì đang xảy ra mà phải chủ động lắng nghe. Đừng giả vờ nghe mà phải lắng nghe và hiểu những gì anh ấy nói. Còn về phía bạn, bạn hãy mở lòng để chia sẻ vấn đề của bạn. đừng chỉ trích hay đổ lỗi cho người khác, hãy cho anh ấy biết mục tiêu của bạn. Nếu anh ấy có những câu hỏi thẳng thắn, hãy cho anh ấy cơ hội hỏi hết những gì đang làm anh ấy hiểu nhầm.

- Đưa ra giải pháp: khi mọi thứ đã được làm rõ, hãy đưa ra giải pháp. Sử dụng những thông tin bạn có được trong buổi nói chuyện đó để đưa ra một giải pháp mới tốt nhất cho cả hai bên. Đừng để trong lòng những ý kiến gây tranh cãi. Nếu bạn đồng nghiệp của bạn không đề xuất với giải pháp của bạn, hãy cố gắng kéo anh ấy vào quá trình giải quyết vấn đề rốt ráo và có lợi cho cả hai bên.

- Nếu tình hình trở nên tệ hơn: cho dù bạn đã chuẩn bị một cách chu đáo, vẫn có khả năng cuộc nói chuyện sẽ trở nên tệ hơn. Những cuộc nói chuyện sẽ trở thành một cuộc đấu khẩu nếu một trong hai đưa cảm xúc cá nhân vào. Nếu bạn bắt đầu thấy bầu không khí nói chuyện bắt đầu nóng lên, hãy cố gắng đưa cuộc nói chuyện về những mối quan tâm chung. Nếu như mọi việc thoát khỏi tầm kiểm soát của bạn thì bạn nên rút lui và tìm một người thứ 3 để giải quyết.

S.T
 

Đính kèm

nếu các bạn quan tâm đến khóa học giải quyết mâu thuẫn xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: H2-Lô A, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7
Điện thoại: (84.8) 5412 4467- 5412 4468 Fax: (84.8) 5412 4469
Email : services@inlen.vn
Hoặc website: www.inlen.vn
thank
 
×
Quay lại
Top Bottom