Bản chất pháp lý của hộ kinh doanh

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Bản chất pháp lý của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh được quy định trong Luật thương mại 2005, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 với bản chất pháp lý là một hộ kinh doanh gia đình hoặc cá nhân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ cơ bản. Bản chất của hộ kinh doanh được thể hiện như sau:

1.Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc 1 hộ gia đình làm chủ
Hộ gia đình không phải là cá nhân cũng không phải là pháp nhân mà là điểm đặc biệt trong pháp luật Việt Nam:vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh có thể là vốn của 1 cá nhân duy nhất hoặc vốn chung của 1 hộ gia đình. Như vậy , một số đông những chủ đầu tư không phải là hộ gia đình nếu muốn cùng nhau góp vốn kinh doanh sẽ không có cách lựa chọn nào khác là cùng nhau thành lập doanh nghiệp , bởi vì mô hình kinh doanh không dưới danh nghĩa doanh nghiệp không quy định cho những nhóm kinh doanh kiểu này.

Đối với trường hợp, hộ gia đình do 1 cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu thì cá nhân này đồng thời là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh, quyết định việc đăng kí kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt sự tồn tại của hộ và đương nhiên, chủ hộ là người duy nhất hưởng mọi lợi nhuận, chịu mọi nghĩa vụ tài chính, chịu mọi rủi ro do hoạt động kinh doanh mang lại.

Trong trường hợp hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì hộ gia đình này phải cử ra một đại diện, người đại diện này sẽ thay mặt hộ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hộ. tuy nhiên người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên theo thỏa thuận.

Việc xác định thành viên của hộ gia đình thường thông qua sổ hộ khẩu; có điều kiện thông qua việc có quan hệ huyết thống + có cùng trụ sở và cùng phát triển trên cùng một sản nghiệp.

2.Hộ kinh doanh cá thể thường kinh doanh với quy mô nhỏ hẹp
Không giống với các loại hình doanh nghiệp , đối với hộ kinh doanh pháp luật đưa ra một số dấu hiệu để nhận biết loại hình kinh doanh này chủ yếu dựa vào những đặc điểm làm cho hộ kinh doanh dường như có quy mô nhỏ hẹp. những dấu hiệu mà pháp luật lựa chọn là địa điểm kinh doanh; số lượng lao động mà hộ kinh doanh sử dụng.mặc dù được phân biệt với các loại hình doanh nghiệp bởi quy mô kinh doanh nhỏ hẹp nhưng hộ kinh doanh không phải là đối tượng có quy mô nhỏ nhất.loại hình này vẫn được coi là có quy mô lớn hơn và ổn định hơn so với một số hộ gia đình sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

3.Chủ hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh
Cũng như với chủ doanh nghiệp tư nhân,chủ hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh của hộ, có nghĩa là chủ hộ không chỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn và tài sản dùng để trực tiếp kinh doanh mà còn phải chịu nghĩa vụ trên phần tài sản thuộc sở hữu của mình mặc dù không đưa vào kinh doanh trong trường hợp số nợ lớn hơn số vốn kinh doanh của họ.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng
 
×
Quay lại
Top