LawKey là nhà tư vấn doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi tư vấn từ thủ tục thành lập công ty cho đến khi doanh nghiệp vận hành. Bài viết này nói về giai đoạn vận hành của doanh nghiệp: tư vấn về các vấn đề liên quan đến phần vốn góp trong doanh nghiệp.
Bản chất của phần vốn góp và cổ phần
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên sở hữu phần vốn góp còn đối với công ty cổ phần thì thành viên sở hữu cổ phần. Phần vốn góp cũng như cổ phần đều có ý nghĩa thể hiện quyền sở hữu của thành viên và cổ đông đối với vốn chủ sở hữu của công ty. Đúng như Quý khách nhận định, cơ cấu và giá trị vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là một vấn đề phức tạp, đây là vấn đề được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau, bao gồm các quy định của Luật doanh nghiệp 2014, pháp luật về chứng khoán, pháp luật về kế toán.
Về bản chất, phần vốn góp và cổ phần có ý nghĩa như sau:
Quyền sở hữu của các thành viên đối với vốn điều lệ và các khoản mục khác trong công ty trách nhiệm hữu hạn thể hiện qua phần vốn góp, cũng như vậy quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty cổ phần thể hiện ở cổ phần.Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị phần vốn góp và mệnh giá cổ phần cam kết hoặc thực góp của thành viên hay cổ đông. Việc thành viên hay cổ đông sở hữu phần vốn góp và cổ phần trong công ty có ý nghĩa tạo ra quyền của các thành và cổ đông đối với các khoản mục khác của vốn chủ sở hữu khi thành viên hoặc cổ đông có quyền đó theo pháp luật và điều lệ.
Tuy nhiên phần vốn góp và cổ phần không thể hiện quyền sở hữu của thành viên hay cổ đông đối với tài sản của công ty. Chỉ trong trường hợp tài sản của công ty được thanh lý trong quá trình giải thể và phá sản thì thành viên và cổ đông mới có quyền đối với những tài sản này. Đối với việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần, khi một thành viên hay cổ đông tiến hành chuyển nhượng thì là chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình đối với phần vốn góp hoặc cổ phần. Việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần không đồng nghĩa với việc chuyển nhượng một phần tài sản công ty tương ứng với tỷ lệ thành viên hoặc cổ đông sở hữu vốn điều lệ.
*Quyền của thành viên và cổ đông
Sở hữu phần vốn góp hay cổ phần trong vốn chủ sở hữu cũng làm phát sinh các quyền của thành viên và cổ đông theo quy định của điều lệ hay rộng hơn là pháp luật. Thành viên và cổ đông sẽ có quyền theo quy định của điều lệ công ty liên quan đến tư cách thành viên và cổ đông cũng như theo quy định của pháp luật. Các quyền này gồm có các quyền có tính chất kinh tế đó là: quyền được chia lợi nhuận và cổ tức, quyền ưu tiên mua cổ phần vốn góp và cổ phần mới chào bán, quyền chuyển nhượng và định đoạt phần vốn góp và cổ phần, quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp và cổ phần, quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản. Bên cạnh đó thành viên và cổ đông cũng có năm quyền không có tính chất kinh tế đó là: quyền tham dự cuộc họp của cơ quan quản lý và biểu quyết, quyền tiếp cận thông tin, quyền triệu tập cuộc họp cơ quan quản lý, quyền đề cử người quản lý, quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của cơ quan quản lý.
*Giới hạn trách nhiệm đối với nghĩa vụ nợ của công ty
Bên cạnh sở hữu quyền, việc sở hữu phần vốn góp và cổ phần trong vốn chủ sở hữu cũng đồng thời làm phát sịnh các nghĩa vụ của thành viên và cổ đông theo quy định của điều lệ và rộng hơn là pháp luật, trong đó trách nhiệm quan trọng nhất là đối với nghĩa vụ nợ của công ty. Ở phương diện này, phần vốn góp và cổ phần thể hiện sự giới hạn trách nhiệm của thành viên và cổ đông đối với nghĩa vụ nợ của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân sẽ tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty, thành viên cũng như cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong giá trị phần vốn góp và giá trị các cổ phần mà họ đã thực góp hoặc cam kết góp.
*Tài sản và chứng khoán
Phần vốn góp và cổ phần được ghi nhân là một loại tài sản. Phần vốn góp và cổ phần không được coi là bất động sản vì không gắn liền với đất đại (theo quy định tại Điều 107 Bộ luật dân sự 2015). Như vậy các thành viên và cổ đông có các quyền đối với phần vốn góp và cổ phần như các quyền đối với động sản khác như: để lại thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp hay định đoạt dưới hình thức khác phần vốn góp/cổ phần cũng như những quyền phát sinh từ phần vốn góp/cổ phần đó. Bên cạnh đó, các giao dịch này cũng phải tuân thủ các hạn chế và thủ tục quy định tại pháp luật và điều lệ đối với loại tài sản này. Có thể lấy ví dụ như khi chuyển nhượng phần vốn góp thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải dành quyền ưu tiên mua cho các thành viên khác của công ty. Hay một quy định nữa là các cổ đông sáng lập công ty cổ phần không được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu kể từ ngày công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp có sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông). Tương tự như vậy cổ phần ưu đãi biểu quyết cũng không được chuyển nhượng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2014 và Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006, cổ phiếu được định nghĩa là “chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần” và được coi là một loại chứng khoán. Đây là lý do các giao dịch liên quan đến cổ phiếu không chỉ được Luật doanh nghiệp 2014 điều chỉnh mà còn chịu sự điều chỉnh bởi các giao dịch liên quan đến chứng khoán của Luật Chứng khoán 2006. Khác với cổ phiếu, giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không được coi là chứng khoán mà chỉ được coi là một loại động sản bình thường.
Như vậy qua bài viết trên, Lawkey đã cung cấp những kiến thức về Bản chất của vốn góp và cổ phần, đây là một trong những vấn đề mà những người muốn thành lập doanh nghiệp đếu cần phải nắm rõ.
Bản chất của phần vốn góp và cổ phần
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên sở hữu phần vốn góp còn đối với công ty cổ phần thì thành viên sở hữu cổ phần. Phần vốn góp cũng như cổ phần đều có ý nghĩa thể hiện quyền sở hữu của thành viên và cổ đông đối với vốn chủ sở hữu của công ty. Đúng như Quý khách nhận định, cơ cấu và giá trị vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là một vấn đề phức tạp, đây là vấn đề được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau, bao gồm các quy định của Luật doanh nghiệp 2014, pháp luật về chứng khoán, pháp luật về kế toán.
Về bản chất, phần vốn góp và cổ phần có ý nghĩa như sau:
- Thể hiện quyền sở hữu của thành viên và cổ đông đối với vốn của chủ sở hữu;
- Tạo cho thành viên và cổ đông quyền của thành viên và cổ đông quyền của thành viên và cổ đông;
- Thể hiện giới hạn trách nhiệm của thành viên và cổ đông đối với nghĩa vụ nợ của công ty;
- Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là một loại chứng khoán.
Quyền sở hữu của các thành viên đối với vốn điều lệ và các khoản mục khác trong công ty trách nhiệm hữu hạn thể hiện qua phần vốn góp, cũng như vậy quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty cổ phần thể hiện ở cổ phần.Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị phần vốn góp và mệnh giá cổ phần cam kết hoặc thực góp của thành viên hay cổ đông. Việc thành viên hay cổ đông sở hữu phần vốn góp và cổ phần trong công ty có ý nghĩa tạo ra quyền của các thành và cổ đông đối với các khoản mục khác của vốn chủ sở hữu khi thành viên hoặc cổ đông có quyền đó theo pháp luật và điều lệ.
Tuy nhiên phần vốn góp và cổ phần không thể hiện quyền sở hữu của thành viên hay cổ đông đối với tài sản của công ty. Chỉ trong trường hợp tài sản của công ty được thanh lý trong quá trình giải thể và phá sản thì thành viên và cổ đông mới có quyền đối với những tài sản này. Đối với việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần, khi một thành viên hay cổ đông tiến hành chuyển nhượng thì là chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình đối với phần vốn góp hoặc cổ phần. Việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần không đồng nghĩa với việc chuyển nhượng một phần tài sản công ty tương ứng với tỷ lệ thành viên hoặc cổ đông sở hữu vốn điều lệ.
*Quyền của thành viên và cổ đông
Sở hữu phần vốn góp hay cổ phần trong vốn chủ sở hữu cũng làm phát sinh các quyền của thành viên và cổ đông theo quy định của điều lệ hay rộng hơn là pháp luật. Thành viên và cổ đông sẽ có quyền theo quy định của điều lệ công ty liên quan đến tư cách thành viên và cổ đông cũng như theo quy định của pháp luật. Các quyền này gồm có các quyền có tính chất kinh tế đó là: quyền được chia lợi nhuận và cổ tức, quyền ưu tiên mua cổ phần vốn góp và cổ phần mới chào bán, quyền chuyển nhượng và định đoạt phần vốn góp và cổ phần, quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp và cổ phần, quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản. Bên cạnh đó thành viên và cổ đông cũng có năm quyền không có tính chất kinh tế đó là: quyền tham dự cuộc họp của cơ quan quản lý và biểu quyết, quyền tiếp cận thông tin, quyền triệu tập cuộc họp cơ quan quản lý, quyền đề cử người quản lý, quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của cơ quan quản lý.
*Giới hạn trách nhiệm đối với nghĩa vụ nợ của công ty
Bên cạnh sở hữu quyền, việc sở hữu phần vốn góp và cổ phần trong vốn chủ sở hữu cũng đồng thời làm phát sịnh các nghĩa vụ của thành viên và cổ đông theo quy định của điều lệ và rộng hơn là pháp luật, trong đó trách nhiệm quan trọng nhất là đối với nghĩa vụ nợ của công ty. Ở phương diện này, phần vốn góp và cổ phần thể hiện sự giới hạn trách nhiệm của thành viên và cổ đông đối với nghĩa vụ nợ của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân sẽ tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty, thành viên cũng như cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong giá trị phần vốn góp và giá trị các cổ phần mà họ đã thực góp hoặc cam kết góp.
*Tài sản và chứng khoán
Phần vốn góp và cổ phần được ghi nhân là một loại tài sản. Phần vốn góp và cổ phần không được coi là bất động sản vì không gắn liền với đất đại (theo quy định tại Điều 107 Bộ luật dân sự 2015). Như vậy các thành viên và cổ đông có các quyền đối với phần vốn góp và cổ phần như các quyền đối với động sản khác như: để lại thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp hay định đoạt dưới hình thức khác phần vốn góp/cổ phần cũng như những quyền phát sinh từ phần vốn góp/cổ phần đó. Bên cạnh đó, các giao dịch này cũng phải tuân thủ các hạn chế và thủ tục quy định tại pháp luật và điều lệ đối với loại tài sản này. Có thể lấy ví dụ như khi chuyển nhượng phần vốn góp thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải dành quyền ưu tiên mua cho các thành viên khác của công ty. Hay một quy định nữa là các cổ đông sáng lập công ty cổ phần không được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu kể từ ngày công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp có sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông). Tương tự như vậy cổ phần ưu đãi biểu quyết cũng không được chuyển nhượng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2014 và Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006, cổ phiếu được định nghĩa là “chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần” và được coi là một loại chứng khoán. Đây là lý do các giao dịch liên quan đến cổ phiếu không chỉ được Luật doanh nghiệp 2014 điều chỉnh mà còn chịu sự điều chỉnh bởi các giao dịch liên quan đến chứng khoán của Luật Chứng khoán 2006. Khác với cổ phiếu, giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không được coi là chứng khoán mà chỉ được coi là một loại động sản bình thường.
Như vậy qua bài viết trên, Lawkey đã cung cấp những kiến thức về Bản chất của vốn góp và cổ phần, đây là một trong những vấn đề mà những người muốn thành lập doanh nghiệp đếu cần phải nắm rõ.