- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Không mới, nhưng bài văn viết về thành công của bạn Hà Minh Ngọc, lớp 10 Văn, khối chuyên THPT ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ trong vài tuần gần đây bỗng trở thành "hiện tượng", châm ngòi cho nhiều đề tài bàn luận nóng hổi trên các diễn đàn mạng.
Cộng đồng mạng đang nổi sóng tranh luận bài văn về thành công.
Theo chia sẻ của một thành viên trên Facebook, bài văn này được tác giả viết ngày 6/9/2006, thời điểm đó, bài văn nhận được lời phê của cô giáo như sau: "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công".
Với lối hành văn trong sáng, giản dị và gần gũi, tác giả đã đốn tim nhiều người. Bạn có nickname Nguyễn Thành Nam bình luận: "Hay quá!!!Quá hiểu cuộc sống!!Hy vọng người này sẽ giúp được nhiều người thoát khỏi mặc cảm!". Bạn Hồ Cẩm Đào thì cảm thán: "Từ ngày biết đọc đến giờ mới được đọc một bài viết hay như vậy". "Mặc dù xuất hiện trên mạng cách đây 6 năm, nhưng mỗi lần đọc lại, mình lại rơi nước mắt" (bạn Vũ Thủy, trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội) tâm sự với iOne.
Những lời khen không ngớt...
Thế nhưng, lại có những ý kiến trái chiều, thành viên Landmark2 trên một diễn đàn thẳng thắn: "Trong bài văn này, tác giả đưa ra quá nhiều ví dụ, qua đó mô tả về thành công. Nhưng vì không dựa vào định nghĩa thành công, nên phần lớn các ví dụ đều đánh đồng hai khái niệm khác nhau là niềm hạnh phúc, niềm vui (cảm xúc) với thành công". Theo bạn này, đọc bài văn thấy ngôn từ dùng uyển chuyển, nếu là tản văn thì đạt, nhưng nếu là bài văn lớp 10 thì thiếu quá nhiều ý và tóm lại là "mình không thấy thuyết phục tý nào".
Nickname Tuyenhangkenh cho rằng, bài văn là "một sự thành công ban đầu của sự học hành, của tâm hồn non nớt... trên ghế nhà trường. Khi lớn lên chút nữa, các nhu cầu vật chất và sinh hoạt tăng lên sẽ tạo sức ép rất lớn. Chưa kể hoài bão trong mỗi con người muốn thể hiện bản ngã của mình trong cuộc sống và xã hội... cái cách "thành công" này sẽ bị thách thức. Lúc đó, lý thuyết chỉ là mây xám, cây đời ngoài kia mới thực sự đáng quan tâm".
Nhưng lời chê cũng nhiều chẳng kém cạnh.
Thời điểm này, các sĩ tử lớp 12 đang nóng lòng chờ kết quả thi tốt nghiệp, và còn nửa tháng nữa kỳ thi ĐH chính thức bắt đầu. "Thành công" bỗng trở thành một cụm từ hot. Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài văn "thành công" đang khiến dân cư mạng nổi sóng?
Đề bài: "Một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em" đang nhận được nhiều chia sẻ.
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
Cộng đồng mạng đang nổi sóng tranh luận bài văn về thành công.
Theo chia sẻ của một thành viên trên Facebook, bài văn này được tác giả viết ngày 6/9/2006, thời điểm đó, bài văn nhận được lời phê của cô giáo như sau: "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công".
Với lối hành văn trong sáng, giản dị và gần gũi, tác giả đã đốn tim nhiều người. Bạn có nickname Nguyễn Thành Nam bình luận: "Hay quá!!!Quá hiểu cuộc sống!!Hy vọng người này sẽ giúp được nhiều người thoát khỏi mặc cảm!". Bạn Hồ Cẩm Đào thì cảm thán: "Từ ngày biết đọc đến giờ mới được đọc một bài viết hay như vậy". "Mặc dù xuất hiện trên mạng cách đây 6 năm, nhưng mỗi lần đọc lại, mình lại rơi nước mắt" (bạn Vũ Thủy, trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội) tâm sự với iOne.
Những lời khen không ngớt...
Thế nhưng, lại có những ý kiến trái chiều, thành viên Landmark2 trên một diễn đàn thẳng thắn: "Trong bài văn này, tác giả đưa ra quá nhiều ví dụ, qua đó mô tả về thành công. Nhưng vì không dựa vào định nghĩa thành công, nên phần lớn các ví dụ đều đánh đồng hai khái niệm khác nhau là niềm hạnh phúc, niềm vui (cảm xúc) với thành công". Theo bạn này, đọc bài văn thấy ngôn từ dùng uyển chuyển, nếu là tản văn thì đạt, nhưng nếu là bài văn lớp 10 thì thiếu quá nhiều ý và tóm lại là "mình không thấy thuyết phục tý nào".
Nickname Tuyenhangkenh cho rằng, bài văn là "một sự thành công ban đầu của sự học hành, của tâm hồn non nớt... trên ghế nhà trường. Khi lớn lên chút nữa, các nhu cầu vật chất và sinh hoạt tăng lên sẽ tạo sức ép rất lớn. Chưa kể hoài bão trong mỗi con người muốn thể hiện bản ngã của mình trong cuộc sống và xã hội... cái cách "thành công" này sẽ bị thách thức. Lúc đó, lý thuyết chỉ là mây xám, cây đời ngoài kia mới thực sự đáng quan tâm".
Nhưng lời chê cũng nhiều chẳng kém cạnh.
Thời điểm này, các sĩ tử lớp 12 đang nóng lòng chờ kết quả thi tốt nghiệp, và còn nửa tháng nữa kỳ thi ĐH chính thức bắt đầu. "Thành công" bỗng trở thành một cụm từ hot. Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài văn "thành công" đang khiến dân cư mạng nổi sóng?
Đề bài: "Một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em" đang nhận được nhiều chia sẻ.
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.