- Tham gia
- 22/4/2017
- Bài viết
- 2.225
"Tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi", nữ sinh Thùy Linh (THPT Lương Thế Vinh, Nam Định) viết trong bài văn đạt 9 điểm.
Thầy Trịnh Quỳnh (giáo viên Văn, trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định) ra đề nghị luận xã hội như sau: "Suy nghĩ của anh/chị về tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang diễn ra hiện nay?".
Bài văn của học sinh Trần Thị Thùy Linh, lớp 11A3, trường THPT Lương Thế Vinh được đánh giá cao khi được chấm 9 điểm.
Thầy Trịnh Quỳnh chia sẻ: Môi trường nói chung là vấn đề lớn cần sự chung tay của cả xã hội. Bài viết của Thùy Linh chỉ nhìn nhận dưới góc độ của học sinh nhưng đã đưa ra những nhận thức sâu sắc về nguyên nhân, thực trạng của vấn đề, từ đó chỉ ra được nguyên nhân và bài học rút kinh nghiệm.
Đặc biệt, bài viết sẽ khiến những người trẻ suy nghĩ sâu hơn để hành động vì môi trường, việc làm nhỏ dẫn đến thay đổi lớn.
Thầy Trịnh Quỳnh và học sinh Trần Thị Thùy Linh.
Bài viết của Thùy Linh:
Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!".
Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.
Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn.
Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.
Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.
Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.
Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.
Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển.
Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.
Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".
Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.
Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.
Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.
Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.
Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng.
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương.
Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương.
Thầy Trịnh Quỳnh (giáo viên Văn, trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định) ra đề nghị luận xã hội như sau: "Suy nghĩ của anh/chị về tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang diễn ra hiện nay?".
Bài văn của học sinh Trần Thị Thùy Linh, lớp 11A3, trường THPT Lương Thế Vinh được đánh giá cao khi được chấm 9 điểm.
Thầy Trịnh Quỳnh chia sẻ: Môi trường nói chung là vấn đề lớn cần sự chung tay của cả xã hội. Bài viết của Thùy Linh chỉ nhìn nhận dưới góc độ của học sinh nhưng đã đưa ra những nhận thức sâu sắc về nguyên nhân, thực trạng của vấn đề, từ đó chỉ ra được nguyên nhân và bài học rút kinh nghiệm.
Đặc biệt, bài viết sẽ khiến những người trẻ suy nghĩ sâu hơn để hành động vì môi trường, việc làm nhỏ dẫn đến thay đổi lớn.
Thầy Trịnh Quỳnh và học sinh Trần Thị Thùy Linh.
Bài viết của Thùy Linh:
Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!".
Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.
Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn.
Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.
Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.
Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.
Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.
Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển.
Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.
Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".
Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.
Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.
Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.
Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.
Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng.
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương.
Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương.
Sưu tầm