Sinh Bài tập sinh học tế bào

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Bài tập sinh học tế bào là tài liệu học tập môn Sinh hay bậc THPT dành cho các bạn học sinh. Tài liệu này bao gồm các bài tập trắc nghiệm chuyên đề tế bào, có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh tự ôn tập và nâng cao kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo.

(Trích một phần tài liệu)

CHUYÊN ĐỀ TẾ BÀO
Câu 1: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?

A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.

C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.

D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

Câu 2: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến

A. đa bội. B. mất đoạn. C. dị bội. D. chuyển đoạn.

Câu 3: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa . Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:

A. XAXa, XaXa, Xa , X A, Xa, XA, O B. XAXA, XAXa, XA, Xa, O

C. XAXA, XaXa, XA, Xa, O D. XAXa, O, XA, XAXA

Câu 4: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là

A. 1/6. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/2.

Câu 5: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:

A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.

B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.

C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.

D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

Câu 6: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là

A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn. B. mất đoạn lớn.

C. lặp đoạn và mất đoạn lớn. D. đảo đoạn.

Câu 7: Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là

A. NMU. B. cônsixin. C. EMS. D. 5BU.

Câu 8: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến

A. lặp đoạn và mất đoạn. B. đảo đoạn và lặp đoạn.

C. chuyển đoạn và mất đoạn. D. chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 9: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là

A. 12. B. 36. C. 24. D. 48.

Câu 10: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là

A. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.

B. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.

C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

D. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.

Câu 11: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

A. 80. B. 20. C. 22. D. 44.

Câu 12: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là

A. 1/16 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/2

Câu 13: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành t.inh tr.ùng. Số loại t.inh tr.ùng tối đa có thể tạo ra là

A. 2. B. 8. C. 4. D. 6.

Câu 14: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể

A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.

B. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thểcũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.

D. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào

Câu 15: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là

A. 14. B. 21. C. 7. D. 42

Các bạn có thể tải bản đầy đủ của tài liệu một cách hoàn toàn miễn phí tại phần đính kèm phía bên dưới.
Chúc các bạn học tốt!

 

Đính kèm

×
Quay lại
Top Bottom