Bài tập nào phù hợp cho người hay bị hội chứng trào ngược dạ dày?

duocsaomai

Banned
Tham gia
31/7/2024
Bài viết
0
Hội chứng trào ngược dạ dày là bệnh lành tính, nhưng nếu để lâu dài không điều trị, để bệnh trở nặng thì có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm khác. Không để điều này xảy ra, người bệnh nên quan tâm đúng cách cách đến sức khỏe, áp dụng những bài tập dành cho người bị bệnh này.

5 lưu ý khi người bị hội chứng trào ngược dạ dày tập luyện​

Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe, hỗ trợ duy trì cân nặng ổn định hay giảm cân. Điều này ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới hội chứng trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu một bài tập nào đó, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau đây để tránh rơi vào tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn.



Tập luyện rất tốt cho sức khỏe và hội chứng trào ngược dạ dày, tuy nhiên cần phải biết nên tập khi nào và tập như thế nào cho đúng.
Tập luyện rất tốt cho sức khỏe và hội chứng trào ngược dạ dày, tuy nhiên cần phải biết nên tập khi nào và tập như thế nào cho đúng.

Tránh tập ngay sau ăn​

Tập thể dục ngay sau khi vừa ăn no có thể khiến bạn bị xóc hông, khó chịu, buồn nôn, tình trạng trào ngược dạ dày cũng dễ xảy ra hơn. Tốt nhất, nên bắt đầu các bạn tập sau khi ăn 2 tiếng, lúc này thức ăn đã di chuyển qua dạ dày và sẽ có ít khả năng bị trào ngược hơn.

Sử dụng thực phẩm giàu carbs trước khi tập​

Hãy tránh những loại thực phẩm có thể gây ra các hội chứng trào ngược dạ dày như thực phẩm nhiều chất béo, rượu, bia, hoa quả chứa nhiều axit… Thay vào đó, hãy chọn những thực phẩm như yến mạch, bánh mì hay những nguồn carbohydrate phức tạp (ngũ cốc, các loại đậu, gạo lứt…) do dạ dày chuyển hóa những thực phẩm này nhanh hơn.

Tránh bài tập bụng cường độ cao​

Những bài tập đòi hỏi nằm ngửa có thể khiến hiện tượng trào ngược acid dạ dày dễ xảy ra hơn. Đồng thời, bạn cũng nên bỏ qua những bài tập thể dục cường độ cao vì có thể gây căng thẳng cho dạ dày.

Uống đủ nước​

Uống nước trong khi tập luyện để giúp giữ nước và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ nên uống ngụm nhỏ, không lạm dụng để tránh tình trạng chất lỏng cũng có thể trào ngược giống như thức ăn.

Uống nước đúng và đủ hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngược lại nếu uống quá nhiều có thể bị trào ngược.
Uống nước đúng và đủ hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngược lại nếu uống quá nhiều có thể bị trào ngược.

Mặc quần áo co giãn thoải mái​

Nên chọn những trang phục thể dục thể thao với chất liệu cho giãn, kích thước vừa vặn thoải mái khi tập. Tránh mặc đồ bó sát, đồ bị chật hay bí bách có thể gây thêm áp lực lên bụng và gây ra triệu chứng trào ngược.

5 bài tập yoga cho người bị hội chứng trào ngược dạ dày​

Ngồi thiền​

Bài tập đòi hỏi sự tập trung, tâm tịnh kết hợp kỹ thuật hít thở. Một trong số những nguyên nhân gây hội chứng trào ngược dạ dày chính là căng thẳng và stress. Trong khi đó, ngồi thiền giúp điều hòa hô hấp, giải phóng căng thẳng và thư giãn tinh thần rất tốt.



Mỗi ngày dành khoảng 10 phút mỗi sáng và tối để ngồi thiền rất tốt cho sức khỏe và trí lực.
Mỗi ngày dành khoảng 10 phút mỗi sáng và tối để ngồi thiền rất tốt cho sức khỏe và trí lực.
Các bước thực hiện động tác ngồi thiền:

  • Ngồi thẳng lưng sao cho đầu, cổ và cột sống tạo thành 1 đường thẳng.
  • Ngồi tư thế xếp vàng thoải mái, bàn chân bên này đặt lên đùi của chân bên kia (nếu được) hoặc ngồi ở tư thế thoải mái nhất.
  • Hai bàn tay đặt lên hai đầu gối, lòng bàn tay hướng xuống và thả lỏng tay. Hoặc cũng có thể để bàn tay ngửa, đầu ngón trỏ chạm vào đầu ngón cái.
  • Hít vào bằng mũi chậm chậm cho bụng phình ra. Thở ra bằng mũi, bụng hóp lại để ép không khí ra ngoài. Cố gắng hít thở càng chậm càng tốt.
  • Thực hiện lặp lại các động tác 10 lần. Nên đều đặn tập luyện mỗi buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

Tư thế cánh cung​

Bài tập có tác dụng tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng chướng bụng và sự khó chịu cho hội chứng trào ngược dạ dày gây ra.

Tư thế cánh cung có tác dụng tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
Tư thế cánh cung có tác dụng tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
Các bước thực hiện tư thế cánh cung:

  • Nằm sấp trên thảm tập, cầm chạm thảm, duỗi thẳng người, hai tay áp sát bên hông.
  • Gập đầu gối, co hai chân lên trên, mũi chân hướng lên trần nhà. Hai tay vòng ra sau nắm và giữ chặt cổ chân, đồng thời thân trước nhô lên khỏi mặt thảm.
  • Mắt nhìn thẳng về phía trước, tập trung kéo giãn cơ trong tư thế cánh cung.
  • Giữ tư thế trong vòng 15 giây thì trở về tư thế ban đầu và thư giãn.

Tư thế rắn hổ mang​

Với tác dụng đến nhiều vị trí như ngực, bụng và lưng, bài tập rắn hổ mang giúp giảm triệu chứng căng tức, khó chịu ở thượng vị, đẩy lùi tình trạng trào ngược dạ dày.

Tư thế rắn hổ mang.
Tư thế rắn hổ mang.
Các bước thực hiện tư thế rắn hổ mang:

  • Nằm sấp trên thảm tập, duỗi thẳng người, duỗi thẳng bàn chân cho mu bàn chân úp xuống thảm.
  • Hai tay đặt hai bên ngực, khuỷu tay áp sát cơ thể, đẩy thân trên lên cao khỏi thảm, thẳng tay.
  • Ưỡn ngực, đầu ngửa ra sau, mắt nhìn lên trần nhà, đồng thời kéo căng ngực và vai.
  • Giữ tư thế này trong 15 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác trong 5 - 10 phút mỗi ngày.

Tư thế xác chết​

Đây là bài tập cực kỳ thư giãn, bạn chỉ cần thả lỏng và hít thở nhịp nhàng là có thể hỗ trợ điều trị hội chứng trào ngược dạ dày rất tốt.

Các bước thực hiện tư thế xác chết:

  • Nằm ngửa và thả lỏng toàn thân
  • Hai chân, hai tay mở rộng sau cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất, lòng bàn tay ngửa.
  • Mắt nhắm hờ, hít vào và thở ra nhịp nhàng, từ từ đưa cơ thể và tâm trí vào trạng thái thư giãn.
  • Nằm ngửa trong 10 - 15 phút thì nghiêng sang một bên, giữ tư thế nghiêng khoảng 1 phút rồi ngồi dậy.

Tư thế ôm đầu gối​

Tư thế ôm đầu gối hay còn được gọi là tư thế xả hơi. Sử dụng lực ép của đùi lên vùng bụng để giải tỏa chứng đầy bụng, khó tiêu, xoa dịu những cơn đau ở vùng thượng vị, từ đó làm giảm triệu chứng trào ngược.



Tư thế giúp hỗ trợ điều trị một số tình trạng về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu và trào ngược dạ dày.
Tư thế giúp hỗ trợ điều trị một số tình trạng về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu và trào ngược dạ dày.
Các bước thực hiện tư thế ôm đầu rối:

  • Nằm ngửa trên thảm tập, co hai chân co lại ép sát vào phần ngực.
  • Vòng hai tay ôm lấy phần đầu gối
  • Nâng đầu sao cho đầu gần chạm vào đầu gối và giữ nguyên trong vòng 10 giây.
  • Sau đó, duỗi thân ra, đầu hạ xuống và thả lỏng. Tiếp tục lặp lại động tác.
Trên đây là một vài lưu ý và bài tập Dược Sao Mai thông tin đến bạn. Kết hợp với phương pháp này, người bệnh vẫn cần đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định để có được kết quả điều trị tốt nhất.
 
×
Quay lại
Top Bottom