- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Con có biết vì sao bà vú lại bảo Juliet là con gái lớn rồi nếu có ngã thì hãy “ngã ngửa” ai lại “ngã sấp” thế này không?
Có lẽ ai lớn lên trong đời chẳng phải trải qua những cú ngã: cú ngã đầu tiên khi chập chững tập đi rồi khi tập tễnh tập xe đạp, ngã khi trượt chân, ngã khi va vào một vật gì đó và lớn lên là những cú ngã trong trường đời.
Là con gái, tôi rất thích mặc váy thế nhưng tôi không mặc được vì chân tôi rất nhiều sẹo. Đó là dấu vết của những cú ngã để lại.
Tôi nhớ hồi nhỏ, mỗi lần thấy tôi ngã, mẹ tôi xót lắm. Có những cú ngã tôi đã quên nhưng cũng có những cú ngã từ thời xa lắc mà đến giờ tôi vẫn nhớ…Ví như cú ngã hồi lớp 1. Hôm đó, tan học, tôi đứng chờ mẹ trước cổng trường. Nhìn thấy mẹ đến đón, tôi chạy từ xa đến chỗ mẹ chẳng may vấp phải ống quần ngã sõng soài xuống đường. Mặt tôi dính đầy đất cát. Mẹ tôi gào lên rồi chạy đến đỡ tôi dậy vừa phủi đất cát bám trên mặt, trên tóc, trên áo tôi vừa khóc:
_Khổ thân con, ngã sấp mặt xuống đường thế này thì đau lắm.
Lần khác, tôi lại theo chúng bạn đi hái trộm ổi. Lúc đang vin vào cành cây để đu người lên thì cành cây gãy hất cả người tôi rơi bịch xuống đất, đầu đập vào tường… Lúc đưa tôi vào viện, mẹ tôi lại khóc lóc nói với bác sĩ:
_Bác sĩ ơi, cháu nó ngã từ trên cao xuống, lại ngã ngửa không biết não có ảnh hưởng gì không?
Sau rất nhiều những pha chụp chiếu, bác sĩ kết luận: Bệnh nhân bị rạn xương khuỷu tay phải bó bột.
Mẹ tôi lại khóc vì vui mừng là cái đầu tôi không bị làm sao cả.
Tôi thấy làm lạ là khi tôi ngã sấp mẹ cũng lo mà khi ngã ngửa mẹ cũng thấy nguy hiểm. Vậy nên, sau khi đã tháo bột ra khỏi tay, tôi hỏi mẹ:
_Ngã sấp và ngã ngửa nên ngã kiểu nào hơn hả mẹ?
Mẹ búng má tôi:
_Cái con này, hỏi thế mà cũng hỏi.
Rồi như nhớ ra điều gì, mẹ nói:
_Có lẽ nên ngã ngửa con ạ.
_Nghĩa là sao hả mẹ? Tôi thắc mắc.
Mẹ có việc phải đi nên không trả lời tôi. Và câu hỏi đó chìm vào quên lãng cho đến khi tôi 16 tuổi.
Hôm đó, thấy tôi đọc tác phẩm Romeo và Juliet mẹ hỏi:
_Con đã đọc đến đoạn Juliet trượt chân ngã chưa?
_Dạ rồi ạ!
Tôi lễ phép.
Mẹ nhìn tôi rồi cất giọng đều đều: Con có biết vì sao bà vú lại bảo Juliet là con gái lớn rồi nếu có ngã thì hãy “ngã ngửa” ai lại “ngã sấp” thế này không?
Tôi thực sự bị lôi cuốn vào câu hỏi của mẹ. Hai mắt tôi nhìn mẹ không chớp chờ một lời giải thích:
_Mẹ nghĩ, ý sâu xa của bà vú trong hai từ “ngã ngửa” nghĩa là khi ngã mình nhìn và hiểu ra mọi chuyện. Còn “ngã sấp” nghĩa là bị đau nhưng cũng không hiểu ra chuyện gì đằng sau cú ngã ấy. Vậy nên, ở đời nếu ngã hãy “ngã ngửa” con nhé
_. Dù có đau nhưng con sẽ biết cách để những lần sau mình sẽ ít ngã hơn và ít đau hơn.
Mẹ tôi không phải là một triết gia nhưng những gì bà nói với tôi ngày trước bây giờ tôi đã nghiệm ra là đúng. Ngã là đau, dù ít hay nhiều nhưng hãy ngã ngửa để biết tự đứng lên./.
Có lẽ ai lớn lên trong đời chẳng phải trải qua những cú ngã: cú ngã đầu tiên khi chập chững tập đi rồi khi tập tễnh tập xe đạp, ngã khi trượt chân, ngã khi va vào một vật gì đó và lớn lên là những cú ngã trong trường đời.
Là con gái, tôi rất thích mặc váy thế nhưng tôi không mặc được vì chân tôi rất nhiều sẹo. Đó là dấu vết của những cú ngã để lại.
Tôi nhớ hồi nhỏ, mỗi lần thấy tôi ngã, mẹ tôi xót lắm. Có những cú ngã tôi đã quên nhưng cũng có những cú ngã từ thời xa lắc mà đến giờ tôi vẫn nhớ…Ví như cú ngã hồi lớp 1. Hôm đó, tan học, tôi đứng chờ mẹ trước cổng trường. Nhìn thấy mẹ đến đón, tôi chạy từ xa đến chỗ mẹ chẳng may vấp phải ống quần ngã sõng soài xuống đường. Mặt tôi dính đầy đất cát. Mẹ tôi gào lên rồi chạy đến đỡ tôi dậy vừa phủi đất cát bám trên mặt, trên tóc, trên áo tôi vừa khóc:
_Khổ thân con, ngã sấp mặt xuống đường thế này thì đau lắm.
Lần khác, tôi lại theo chúng bạn đi hái trộm ổi. Lúc đang vin vào cành cây để đu người lên thì cành cây gãy hất cả người tôi rơi bịch xuống đất, đầu đập vào tường… Lúc đưa tôi vào viện, mẹ tôi lại khóc lóc nói với bác sĩ:
_Bác sĩ ơi, cháu nó ngã từ trên cao xuống, lại ngã ngửa không biết não có ảnh hưởng gì không?
Sau rất nhiều những pha chụp chiếu, bác sĩ kết luận: Bệnh nhân bị rạn xương khuỷu tay phải bó bột.
Mẹ tôi lại khóc vì vui mừng là cái đầu tôi không bị làm sao cả.
Tôi thấy làm lạ là khi tôi ngã sấp mẹ cũng lo mà khi ngã ngửa mẹ cũng thấy nguy hiểm. Vậy nên, sau khi đã tháo bột ra khỏi tay, tôi hỏi mẹ:
_Ngã sấp và ngã ngửa nên ngã kiểu nào hơn hả mẹ?
Mẹ búng má tôi:
_Cái con này, hỏi thế mà cũng hỏi.
Rồi như nhớ ra điều gì, mẹ nói:
_Có lẽ nên ngã ngửa con ạ.
_Nghĩa là sao hả mẹ? Tôi thắc mắc.
Mẹ có việc phải đi nên không trả lời tôi. Và câu hỏi đó chìm vào quên lãng cho đến khi tôi 16 tuổi.
Hôm đó, thấy tôi đọc tác phẩm Romeo và Juliet mẹ hỏi:
_Con đã đọc đến đoạn Juliet trượt chân ngã chưa?
_Dạ rồi ạ!
Tôi lễ phép.
Mẹ nhìn tôi rồi cất giọng đều đều: Con có biết vì sao bà vú lại bảo Juliet là con gái lớn rồi nếu có ngã thì hãy “ngã ngửa” ai lại “ngã sấp” thế này không?
Tôi thực sự bị lôi cuốn vào câu hỏi của mẹ. Hai mắt tôi nhìn mẹ không chớp chờ một lời giải thích:
_Mẹ nghĩ, ý sâu xa của bà vú trong hai từ “ngã ngửa” nghĩa là khi ngã mình nhìn và hiểu ra mọi chuyện. Còn “ngã sấp” nghĩa là bị đau nhưng cũng không hiểu ra chuyện gì đằng sau cú ngã ấy. Vậy nên, ở đời nếu ngã hãy “ngã ngửa” con nhé
_. Dù có đau nhưng con sẽ biết cách để những lần sau mình sẽ ít ngã hơn và ít đau hơn.
Mẹ tôi không phải là một triết gia nhưng những gì bà nói với tôi ngày trước bây giờ tôi đã nghiệm ra là đúng. Ngã là đau, dù ít hay nhiều nhưng hãy ngã ngửa để biết tự đứng lên./.
Bùi Thu Hoàn
Mực Tím
Mực Tím