- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
THOÁT VỊ ĐÙI
Mục tiêu
1. Mô tả được giải phẫu vùng đùi.
2. Chẩn đoán được một bệnh nhân thoát vị đùi.
3. Trình bày được thái độ xử trí một bệnh nhân thoát vị đùi.
1. Đại cương
Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ cơ lược ở bên
dưới dây chằng bẹn, đây là chỗ yếu của đáy tam giác Scarpa xuống mặt trước
xương đùi. Thoát vị rất hiếm gặp (khoảng 6% trong các loại TV), thường gặp ở
nữ. Rất hiếm gặp ở trẻ em.
2. Giải phẫu bệnh
2.1. Túi thoát vị
Túi này được tạo nên bởi lá phúc mạc thành và cũng bao gồm: cổ túi,
thân và đáy túi.
2.2. Tạng thoát vị
Thường là ruột non, mạc nối lớn, rất hiếm gặp manh tràng và các tạng khác.
2.3. Vị trí thoát vị
2.3.1 Thường gặp nhất là thoát vị ở khoang trong của vòng đùi
Khoang này giới hạn bởi:
ư Phía sau là mào lược và dây chằng Cooper.
ư Phía trước là cung đùi.
ư Phía ngoài là tĩnh mạch đùi.
ư Phía trong là dây chằng Gimbernat.
Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: phía ngoài cổ túi có tĩnh mạchđùi và phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạchthượng vị với mạch bịt.
(1).TVB gián tiếp
(2). TVB trực tiếp
(3). Thoát vị đùi
2.3.2. Các vị trí khác rất hiếm gặp
2.4. Phân loại thoát vị
Tuỳ theo mức độ thoát vị người ta chia làm hai loại:
ư Thoát vị không hoàn toàn: tạng chui ra trước đùi nhưng đang nằm dưới
cân sàng.
ư Thoát vị hoàn toàn: tạng đã chui qua lỗ bầu dục và nằm trước cân sàng.
2.4.1 Nguyên nhân bệnh sinh
Thoát vị đùi chủ yếu gặp ở nữ, nhất là người chửa đẻ nhiều lần. Nhiều
người cho rằng cơ thành bụng bị yếu do mang thai nhiều lần, mặt khác khi đẻ
khung chậu co giãn chút ít. Đó là 2 yếu tố chính làm cho các cân, dây chằng
vùng đáy tam giác Scarpa bị yếu dễ gây thoát vị. Vậy thoát vị đùi là do mắc
phải không có thoát vị bẩm sinh.
4. Triệu chứng lâm sàng
4.1. Cơ năng
4.2. Triệu chứng thực thể
5. Chẩn đoán phân biệt
5.1. Thoát vị bẹn
5.2. Viêm hạch bẹn
5.3. áp xe lạnh
6. Nguyên tắc điều trị
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
......
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST