- Tham gia
- 5/4/2011
- Bài viết
- 835
Nhiều ngày qua, không những cơ quan thông tin đại chúng, mà nhiều cụ cao tuổi và ngành du lịch địa phương đã cầu cứu cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương sớm có giải pháp cứu cây xoài cổ 300 tuổi ở Bạc Liêu có dấu hiệu chết dần.
Cây xoài 300 tuổi ở Bạc Liêu. (Nguồn: Internet)
Người dân ở đây cho biết, hàng trăm năm trước, cây xoài này không ai quản lý nhưng rất tươi tốt, cho rất nhiều quả.
Sau khi báo chí lên tiếng, phản ảnh việc bỏ phí cây xoài cổ, đánh mất đi tiềm năng du lịch hiếm có ở địa phương, thì ngành chức năng vào cuộc. Tháng 4/2009, địa phương cho xây tường khu vực quanh gốc xoài hình thành một khoảng sân cao ráo hình vành khăn bao quanh gốc xoài. Quanh mặt sân còn bố trí nhiều ghế đá để du khách có thể tạm nghỉ chân.
Kể từ đó, các loài thực vật quanh gốc và dưới tán cây xoài tuyệt nhiên không còn cơ hội xum xuê quanh gốc xoài nữa, bởi chúng không thể vượt qua nổi lớp hỗn hợp gạch, cát, đá, ximăng… có bề dày cả 5-6 tấc cao so với mặt đất.
Sau khi xây dựng đúng một năm, cây xoài bắt đầu có dấu hiệu vàng úa, khô héo dần ở một số nhánh lá. Mọi người càng "tá hỏa" khi thấy 1/3 số rễ của cây xoài (phần nhìn thấy trên mặt đất) đã chết và bắt đầu bong tróc lớp vỏ khô.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở một phần của thân cây. Sau khi cây xoài “lâm bệnh,” mặc dù ngành nông nghiệp - cơ quan quản lý cây xoài - đã cử cán bộ xuống "đặc trị" nhưng “bệnh tình” vẫn không thuyên giảm.
Nhìn cây xoài ngày một bệnh nặng, lão nông Võ Hồng Ngoãn (thành phố |Bạc Liêu) bức xúc nói, ngành chức năng cần sớm vào cuộc cứu xoài cổ. Theo ông, Hà Nội có Hồ Gươm, Cụ Rùa được nhiều người biết đến, thì không chỉ Bạc Liêu, mà người dân miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long tự hào có cây xoài cổ. Đây không chỉ là điểm thu hút khách du lịch mà còn mang giá trị văn hóa tinh thần. Theo ông, để cây xoài xanh tươi trở lại, chỉ có cách là phá bỏ lớp tường rào xi măng, gạch đá... xây quanh gốc cây, như vậy rễ cây mới có đất để sinh sống, nuôi thân cây.
Cây xoài cổ 300 tuổi thuộc ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, cách thành phố Bạc Liêu hơn 10 km. Cây có chiều cao ước khoảng 15 – 20 mét, đường kính khoảng 4 vòng tay người lớn.
Theo các lão nông cao tuổi, đây là cây xoài có tuổi nhiều nhất đến thời điểm này mà các cụ biết được, không chỉ riêng ở Bạc Liêu mà ở cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long./.
(TTXVN/Vietnam+)
nguồn: https://www.vacne.org.vn/
Cây xoài 300 tuổi ở Bạc Liêu. (Nguồn: Internet)
Người dân ở đây cho biết, hàng trăm năm trước, cây xoài này không ai quản lý nhưng rất tươi tốt, cho rất nhiều quả.
Sau khi báo chí lên tiếng, phản ảnh việc bỏ phí cây xoài cổ, đánh mất đi tiềm năng du lịch hiếm có ở địa phương, thì ngành chức năng vào cuộc. Tháng 4/2009, địa phương cho xây tường khu vực quanh gốc xoài hình thành một khoảng sân cao ráo hình vành khăn bao quanh gốc xoài. Quanh mặt sân còn bố trí nhiều ghế đá để du khách có thể tạm nghỉ chân.
Kể từ đó, các loài thực vật quanh gốc và dưới tán cây xoài tuyệt nhiên không còn cơ hội xum xuê quanh gốc xoài nữa, bởi chúng không thể vượt qua nổi lớp hỗn hợp gạch, cát, đá, ximăng… có bề dày cả 5-6 tấc cao so với mặt đất.
Sau khi xây dựng đúng một năm, cây xoài bắt đầu có dấu hiệu vàng úa, khô héo dần ở một số nhánh lá. Mọi người càng "tá hỏa" khi thấy 1/3 số rễ của cây xoài (phần nhìn thấy trên mặt đất) đã chết và bắt đầu bong tróc lớp vỏ khô.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở một phần của thân cây. Sau khi cây xoài “lâm bệnh,” mặc dù ngành nông nghiệp - cơ quan quản lý cây xoài - đã cử cán bộ xuống "đặc trị" nhưng “bệnh tình” vẫn không thuyên giảm.
Nhìn cây xoài ngày một bệnh nặng, lão nông Võ Hồng Ngoãn (thành phố |Bạc Liêu) bức xúc nói, ngành chức năng cần sớm vào cuộc cứu xoài cổ. Theo ông, Hà Nội có Hồ Gươm, Cụ Rùa được nhiều người biết đến, thì không chỉ Bạc Liêu, mà người dân miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long tự hào có cây xoài cổ. Đây không chỉ là điểm thu hút khách du lịch mà còn mang giá trị văn hóa tinh thần. Theo ông, để cây xoài xanh tươi trở lại, chỉ có cách là phá bỏ lớp tường rào xi măng, gạch đá... xây quanh gốc cây, như vậy rễ cây mới có đất để sinh sống, nuôi thân cây.
Cây xoài cổ 300 tuổi thuộc ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, cách thành phố Bạc Liêu hơn 10 km. Cây có chiều cao ước khoảng 15 – 20 mét, đường kính khoảng 4 vòng tay người lớn.
Theo các lão nông cao tuổi, đây là cây xoài có tuổi nhiều nhất đến thời điểm này mà các cụ biết được, không chỉ riêng ở Bạc Liêu mà ở cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long./.
(TTXVN/Vietnam+)
nguồn: https://www.vacne.org.vn/