- Tham gia
- 28/2/2011
- Bài viết
- 122
Chia sẻ kinh nghiệm đi chợ hạn chế dùng túi nilon là việc làm thiết thực mà các chị em chung tay cùng bảo vệ môi trường.
Từ hơn một năm nay, chị Hạnh (Mễ Trì, Hà Nội) thường có thói quen xách làn nhựa đi chợ, mục đích chính là để hạn chế lượng túi nilon của mỗi loại thực phẩm chị mua. “Mỗi sáng, tôi thường mua làn đầy thực phẩm cho cả nhà, rau, củ, quả thì để thẳng vào trong làn, còn lại thực phẩm tươi sống thì mới dùng đến túi nilon cho sạch. Như thế cũng tiết kiệm được khối túi đấy, mỗi lần chỉ dùng 1, 2 túi nilon thôi” .
Trước đây, chị Hạnh cũng giống như bao nhiêu bà nội trợ khác, mỗi lần từ chợ về là túi lớn, túi nhỏ xách nặng cả tay. Mỗi loại thực phẩm là một cái túi, nhiều khi mớ rau muống, bó rau cải, mỗi thứ chủ hàng lại bỏ vào một cái túi. Thành thử, lần nào đi chợ về chị Hạnh cũng loại bỏ đến gần chục cái túi nilon. “Thấy túi được sử dụng rất lãng phí, tôi cũng thấy tiếc, nhưng thói quen khó bỏ, cả chủ hàng lẫn người mua chẳng ai có quan niệm tiết kiệm vài cái túi để bảo vệ môi trường.”
Cho đến lần chị đọc báo và thấy phát động phong trào hạn chế sử dụng túi nilon, bà nội trợ này mới tập dần cho mình thói quen xách làn đi chợ mỗi sáng.
Mỗi lần đi chợ về, những bà nội trợ này phải dùng đến gần chục túi nilon (ảnh chợ Quan Nhân, Hà Nội)
Với người dân, thảm hoạ môi trường từ túi nilon không phải chuyện bây giờ mới biết nhưng họ vẫn “vô tư” sử dụng. “Con mương nhỏ đằng trước nhà tôi tắc nghẽn toàn túi nilon, nước không chảy được, cứ ứ đọng ở đấy hàng bao năm rồi. Chắc phải mấy trăm năm sau mới phân hủy hết. Trước đây, các nhà cứ vô tư vứt vương vãi túi nilong khắp nơi, giờ thì cả xóm nhà tôi đều cố gắng hạn chế dùng túi nilon và đem đốt trước khi vứt ra ngoài môi trường,” chị Lan (Thượng Đình, Hà Nội) nói.
Vẫn biết mọi người khuyến cáo sử dụng hạn chế túi nilong để góp phần bảo vệ môi trường, tuy nhiên, mỗi lần đi làm về, chị Lan lại thường tạt ngang vào khu chợ gần nhà để mua thực phẩm. Việc đeo thêm làn, giỏ, hoặc túi xách đi chợ như cách của các mẹ không được tiện lợi lắm. Băn khoăn mãi, chị cũng tìm ra cách khắc phục cho mình. Chiếc xe máy của chị có giỏ, chị để chung các loại rau củ với nhau, những loại củ cho xuống dưới cùng, trên để các loại rau, chỉ thực phẩm tươi sống như thịt, cá mới dùng đến túi, nhưng những chiếc túi này sẽ được tận dụng để đựng rác thải trong gia đình. “Rất khó để không sử dụng túi nilon, nhưng mỗi lần đi chợ, mỗi mẹ hạn chế 1, 2 túi là tốt lắm rồi. Trong lúc chưa tìm ra biện pháp gì giảm thiểu hẳn sử dụng nilon, thì mình cố gắng giảm dần từng chút một. Nhiều mẹ còn mang cả hộp đi chợ đựng thức ăn. Mình nghĩ như thế cũng hay, có điều với mình để áp dụng thì hơi bất tiện.”
Ngay cả rác thải chị Lan cũng phân loại: vô cơ và hữu cơ, rồi để 2 thùng riêng. Do sử dụng thùng sơn cũ làm thùng rác nên ko cần đặt nilon ở dưới. Ngày đổ rác 1 lần.
Các bà nội trợ là những người đi đầu trong việc hưởng ứng giảm thiểu sử dụng túi nilong để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đối với những người bán hàng, “chiến dịch” này không được nhiều người biết đến. Chị Hạnh (Phùng Khoang, Hà Nội) kể: “có lần mình đi chợ, em bán rau bỏ mớ rau vào túi nilon, mình trả lại túi, em ấy có vẻ bực, vì đã trót cho rau vào túi lại phải bỏ ra. Bà bán thịt thì hồ hởi: “ai cũng như cô thì tốt quá”, chị bán cá lại: “ai cũng xin thêm 2, 3 cái, có riêng cô lại không lấy”.
Các siêu thị khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi thân thiện với môi trường (ảnh nguồn: internet)
Một buổi sáng ở chợ Phùng Khoang đông nghẹt người. Một phụ nữ trung niên tay xách làn nhựa dừng ở hàng bán cá. Chị bán hàng làm cá xong cho vào túi nilon, cẩn thận bọc bên ngoài bằng một chiếc túi khác khá khô ráo rồi chìa tay đưa cho khách. “Ấy, cho thêm cái túi kẻo ướt hết cái giỏ,” người khách đề nghị.
Đó chỉ là một trong rất nhiều hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được trong những ngày lang thang nhiều khu chợ tại thủ đô Hà Nội. Tại cửa hàng bán cá, chỉ trong khoảng 5 phút cũng có hơn 10 chiếc túi nilong được sử dụng. Nếu tính bình quân, mỗi ngày đi chợ, mỗi bà nội trợ cũng mang về hơn 10 chiếc túi cho từng loại rau, củ, thịt…
Như vậy làm thế nào để đi chợ mà không dùng đến túi nilon? Tưởng dễ nhưng không dễ chút nào khi việc sử dụng túi nilông một cách vô tội vạ đã trở thành thói quen khó bỏ vì tính tiện lợi của nó.
Chị Hạnh (Phùng Khoang, Hà Nội) là một bà nội trợ đã thực hiện hạn chế sử dụng túi nilon từ 2 năm nay chia sẻ kinh nghiệm riêng của mình để góp phần bảo vệ môi trường:
Hàng ngày, trước khi đi chợ tôi cố gắng lên thực đơn trước và sắp xếp một buổi đi chợ mua thức ăn cho cả tuần, còn hằng ngày chỉ phải mua rau, trái cây. Như thế vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc vừa hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon.
Khi đi chợ tôi mang giỏ và tùy loại thức ăn dự định mua mà mang kèm hộp đựng thực phẩm như: hộp dành để các loại thịt, hộp đựng cá hay hải sản, hộp dùng cho thực phẩm ăn liền. Nếu ngại mang hộp đựng thực phẩm thì dùng lá chuối, lá sen khô bọc thức ăn lại. Các loại lá này được bán với giá khá rẻ ở chợ, chỉ cần mua về rửa sạch, phơi khô, dùng dần.
Các loại rau, củ, quả để thẳng vào giỏ.
Trường hợp không thể không dùng túi nilon thì để chung các thực phẩm cùng loại trong một túi.
Tôi sử dụng túi nilon nhiều lần thay vì chỉ một lần rồi vứt đi. Khi không sử dụng nữa gom lại để riêng cho những người đổ rác hay người mua ve chai.
Đối với các chị em đi chợ sau giờ tan sở tôi nghĩ nên gấp gọn túi cài trên xe máy, hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilong cho mỗi lần đi chợ.
Từ hơn một năm nay, chị Hạnh (Mễ Trì, Hà Nội) thường có thói quen xách làn nhựa đi chợ, mục đích chính là để hạn chế lượng túi nilon của mỗi loại thực phẩm chị mua. “Mỗi sáng, tôi thường mua làn đầy thực phẩm cho cả nhà, rau, củ, quả thì để thẳng vào trong làn, còn lại thực phẩm tươi sống thì mới dùng đến túi nilon cho sạch. Như thế cũng tiết kiệm được khối túi đấy, mỗi lần chỉ dùng 1, 2 túi nilon thôi” .
Trước đây, chị Hạnh cũng giống như bao nhiêu bà nội trợ khác, mỗi lần từ chợ về là túi lớn, túi nhỏ xách nặng cả tay. Mỗi loại thực phẩm là một cái túi, nhiều khi mớ rau muống, bó rau cải, mỗi thứ chủ hàng lại bỏ vào một cái túi. Thành thử, lần nào đi chợ về chị Hạnh cũng loại bỏ đến gần chục cái túi nilon. “Thấy túi được sử dụng rất lãng phí, tôi cũng thấy tiếc, nhưng thói quen khó bỏ, cả chủ hàng lẫn người mua chẳng ai có quan niệm tiết kiệm vài cái túi để bảo vệ môi trường.”
Cho đến lần chị đọc báo và thấy phát động phong trào hạn chế sử dụng túi nilon, bà nội trợ này mới tập dần cho mình thói quen xách làn đi chợ mỗi sáng.
Mỗi lần đi chợ về, những bà nội trợ này phải dùng đến gần chục túi nilon (ảnh chợ Quan Nhân, Hà Nội)
(Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Trong thực tế, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Túi nilon làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan và cảnh quan. Ô nhiễm môi trường do chất thải túi nilon hiện được các nhà môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.)
Với người dân, thảm hoạ môi trường từ túi nilon không phải chuyện bây giờ mới biết nhưng họ vẫn “vô tư” sử dụng. “Con mương nhỏ đằng trước nhà tôi tắc nghẽn toàn túi nilon, nước không chảy được, cứ ứ đọng ở đấy hàng bao năm rồi. Chắc phải mấy trăm năm sau mới phân hủy hết. Trước đây, các nhà cứ vô tư vứt vương vãi túi nilong khắp nơi, giờ thì cả xóm nhà tôi đều cố gắng hạn chế dùng túi nilon và đem đốt trước khi vứt ra ngoài môi trường,” chị Lan (Thượng Đình, Hà Nội) nói.
Vẫn biết mọi người khuyến cáo sử dụng hạn chế túi nilong để góp phần bảo vệ môi trường, tuy nhiên, mỗi lần đi làm về, chị Lan lại thường tạt ngang vào khu chợ gần nhà để mua thực phẩm. Việc đeo thêm làn, giỏ, hoặc túi xách đi chợ như cách của các mẹ không được tiện lợi lắm. Băn khoăn mãi, chị cũng tìm ra cách khắc phục cho mình. Chiếc xe máy của chị có giỏ, chị để chung các loại rau củ với nhau, những loại củ cho xuống dưới cùng, trên để các loại rau, chỉ thực phẩm tươi sống như thịt, cá mới dùng đến túi, nhưng những chiếc túi này sẽ được tận dụng để đựng rác thải trong gia đình. “Rất khó để không sử dụng túi nilon, nhưng mỗi lần đi chợ, mỗi mẹ hạn chế 1, 2 túi là tốt lắm rồi. Trong lúc chưa tìm ra biện pháp gì giảm thiểu hẳn sử dụng nilon, thì mình cố gắng giảm dần từng chút một. Nhiều mẹ còn mang cả hộp đi chợ đựng thức ăn. Mình nghĩ như thế cũng hay, có điều với mình để áp dụng thì hơi bất tiện.”
Ngay cả rác thải chị Lan cũng phân loại: vô cơ và hữu cơ, rồi để 2 thùng riêng. Do sử dụng thùng sơn cũ làm thùng rác nên ko cần đặt nilon ở dưới. Ngày đổ rác 1 lần.
Các bà nội trợ là những người đi đầu trong việc hưởng ứng giảm thiểu sử dụng túi nilong để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đối với những người bán hàng, “chiến dịch” này không được nhiều người biết đến. Chị Hạnh (Phùng Khoang, Hà Nội) kể: “có lần mình đi chợ, em bán rau bỏ mớ rau vào túi nilon, mình trả lại túi, em ấy có vẻ bực, vì đã trót cho rau vào túi lại phải bỏ ra. Bà bán thịt thì hồ hởi: “ai cũng như cô thì tốt quá”, chị bán cá lại: “ai cũng xin thêm 2, 3 cái, có riêng cô lại không lấy”.
Các siêu thị khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi thân thiện với môi trường (ảnh nguồn: internet)
Một buổi sáng ở chợ Phùng Khoang đông nghẹt người. Một phụ nữ trung niên tay xách làn nhựa dừng ở hàng bán cá. Chị bán hàng làm cá xong cho vào túi nilon, cẩn thận bọc bên ngoài bằng một chiếc túi khác khá khô ráo rồi chìa tay đưa cho khách. “Ấy, cho thêm cái túi kẻo ướt hết cái giỏ,” người khách đề nghị.
Đó chỉ là một trong rất nhiều hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được trong những ngày lang thang nhiều khu chợ tại thủ đô Hà Nội. Tại cửa hàng bán cá, chỉ trong khoảng 5 phút cũng có hơn 10 chiếc túi nilong được sử dụng. Nếu tính bình quân, mỗi ngày đi chợ, mỗi bà nội trợ cũng mang về hơn 10 chiếc túi cho từng loại rau, củ, thịt…
Như vậy làm thế nào để đi chợ mà không dùng đến túi nilon? Tưởng dễ nhưng không dễ chút nào khi việc sử dụng túi nilông một cách vô tội vạ đã trở thành thói quen khó bỏ vì tính tiện lợi của nó.
Chị Hạnh (Phùng Khoang, Hà Nội) là một bà nội trợ đã thực hiện hạn chế sử dụng túi nilon từ 2 năm nay chia sẻ kinh nghiệm riêng của mình để góp phần bảo vệ môi trường:
Hàng ngày, trước khi đi chợ tôi cố gắng lên thực đơn trước và sắp xếp một buổi đi chợ mua thức ăn cho cả tuần, còn hằng ngày chỉ phải mua rau, trái cây. Như thế vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc vừa hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon.
Khi đi chợ tôi mang giỏ và tùy loại thức ăn dự định mua mà mang kèm hộp đựng thực phẩm như: hộp dành để các loại thịt, hộp đựng cá hay hải sản, hộp dùng cho thực phẩm ăn liền. Nếu ngại mang hộp đựng thực phẩm thì dùng lá chuối, lá sen khô bọc thức ăn lại. Các loại lá này được bán với giá khá rẻ ở chợ, chỉ cần mua về rửa sạch, phơi khô, dùng dần.
Các loại rau, củ, quả để thẳng vào giỏ.
Trường hợp không thể không dùng túi nilon thì để chung các thực phẩm cùng loại trong một túi.
Tôi sử dụng túi nilon nhiều lần thay vì chỉ một lần rồi vứt đi. Khi không sử dụng nữa gom lại để riêng cho những người đổ rác hay người mua ve chai.
Đối với các chị em đi chợ sau giờ tan sở tôi nghĩ nên gấp gọn túi cài trên xe máy, hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilong cho mỗi lần đi chợ.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: