- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
- Bà cũng dạy tôi rằng công cụ tốt nhất của một người viết không phải là cây bút hay chiếc máy tính. Thậm chí cũng không phải là trình độ chính tả hay ngữ pháp. Mà đơn giản là khả năng lắng nghe.
Cứ mỗi Chủ nhật, tôi và anh chị tôi lại dậy sớm, diện thật đẹp, ngồi sẵn trên xe ôtô, chờ bố mẹ đưa tới thăm bà Jennie, sống ở khu phố ấn Độ.
Bà Jennie là người di cư, bà đến từ ấn Độ, không có con cháu, quanh nhà bà cũng có vài bà hàng xóm người ấn Độ khác. Khi ngồi trên ôtô, bao giờ mẹ cũng dặn chúng tôi không được khen bất kỳ món đồ nào của những bà cụ ấn Độ, đặc biệt là đồ trang sức. Bởi vì nếu chúng tôi tỏ ra thích thú thứ gì, thì khả năng rất lớn là những bà cụ sẽ tặng chúng tôi ngay lập tức. Đó là điều mà ba anh chị em tôi thường "lợi dụng", cho đến khi mẹ phát hiện ra và nghiêm khắc trừng phạt chúng tôi bằng cách không cho xem hoạt hình cả tuần.
Nhưng cuối cùng, tôi nhận ra rằng món quà mà tôi nhận được từ bà Jennie còn giá trị hơn nhiều so với những đồ trang sức. Đó là những câu chuyện mà chúng tôi thường ngồi bệt dưới đất, ngẩng lên đắm đuối nghe bà Jennie kể. Đối với những đứa trẻ mới bắt đầu học về cuộc sống, tôi nhận thấy rằng bà Jennie là "người lớn" dành nhiều thời gian cho tôi nhất, nhiều hơn cả "những người lớn khác" là bố và mẹ - dù mỗi tuần tôi chỉ gặp bà một lần.
Đó là một người kể chuyện vô cùng hấp dẫn. Những câu chuyện bà kể còn hấp dẫn hơn cả trong sách, mà bà cũng không bao giờ đọc sách cho chúng tôi nghe vì bà bị mù hoàn toàn. Trong câu chuyện nào, bà Jennie cũng có một bài học cho chúng tôi, có những bài học sâu sắc đến mức dù thời gian trôi qua đã rất lâu, chúng tôi vẫn không thể quên mà chỉ càng thấm thía hơn, những bài học nhận được tấm bằng từ cuộc sống. Và món quà quý nhất mà bà Jennie tặng cho tôi cũng từ điều đó: nghệ thuật truyền đạt thông tin bằng chính cảm xúc của mình.
Và bà Jennie nói rằng tôi cũng có thể trở thành một "người kể chuyện" chuyên nghiệp. Tôi bắt đầu viết những điều tôi nghe được, hoặc những cảm xúc, hoặc bất kỳ điều gì tôi muốn - và đọc cho bà Jennie nghe. Đến năm 16 tuổi, tôi đã có 150 bài báo được đăng.
Cuộc sống là một chuỗi những câu chuyện - và mỗi người đều có những câu chuyện của mình để kể cho bạn nghe. Cho nên, cuốn sách đầu tiên mà tôi được xuất bản cũng chính là những câu chuyện của những người xung quanh mình. Những người ngồi cạnh tôi trên máy bay, đến thay bình gas cho gia đình tôi, hoặc bán cho tôi chiếc vòng tay...
Tôi học được rất nhiều bên cạnh bà Jennie. Dù không bao giờ bà bảo tôi phải làm thế nào, nhưng bà đã dạy tôi rằng trái tim của con người là không có giới hạn. Bà cũng dạy tôi rằng công cụ tốt nhất của một người viết không phải là cây bút hay chiếc máy tính. Thậm chí cũng không phải là trình độ chính tả hay ngữ pháp. Mà đơn giản là khả năng lắng nghe.
Cứ mỗi Chủ nhật, tôi và anh chị tôi lại dậy sớm, diện thật đẹp, ngồi sẵn trên xe ôtô, chờ bố mẹ đưa tới thăm bà Jennie, sống ở khu phố ấn Độ.
Bà Jennie là người di cư, bà đến từ ấn Độ, không có con cháu, quanh nhà bà cũng có vài bà hàng xóm người ấn Độ khác. Khi ngồi trên ôtô, bao giờ mẹ cũng dặn chúng tôi không được khen bất kỳ món đồ nào của những bà cụ ấn Độ, đặc biệt là đồ trang sức. Bởi vì nếu chúng tôi tỏ ra thích thú thứ gì, thì khả năng rất lớn là những bà cụ sẽ tặng chúng tôi ngay lập tức. Đó là điều mà ba anh chị em tôi thường "lợi dụng", cho đến khi mẹ phát hiện ra và nghiêm khắc trừng phạt chúng tôi bằng cách không cho xem hoạt hình cả tuần.
Nhưng cuối cùng, tôi nhận ra rằng món quà mà tôi nhận được từ bà Jennie còn giá trị hơn nhiều so với những đồ trang sức. Đó là những câu chuyện mà chúng tôi thường ngồi bệt dưới đất, ngẩng lên đắm đuối nghe bà Jennie kể. Đối với những đứa trẻ mới bắt đầu học về cuộc sống, tôi nhận thấy rằng bà Jennie là "người lớn" dành nhiều thời gian cho tôi nhất, nhiều hơn cả "những người lớn khác" là bố và mẹ - dù mỗi tuần tôi chỉ gặp bà một lần.
Đó là một người kể chuyện vô cùng hấp dẫn. Những câu chuyện bà kể còn hấp dẫn hơn cả trong sách, mà bà cũng không bao giờ đọc sách cho chúng tôi nghe vì bà bị mù hoàn toàn. Trong câu chuyện nào, bà Jennie cũng có một bài học cho chúng tôi, có những bài học sâu sắc đến mức dù thời gian trôi qua đã rất lâu, chúng tôi vẫn không thể quên mà chỉ càng thấm thía hơn, những bài học nhận được tấm bằng từ cuộc sống. Và món quà quý nhất mà bà Jennie tặng cho tôi cũng từ điều đó: nghệ thuật truyền đạt thông tin bằng chính cảm xúc của mình.
Và bà Jennie nói rằng tôi cũng có thể trở thành một "người kể chuyện" chuyên nghiệp. Tôi bắt đầu viết những điều tôi nghe được, hoặc những cảm xúc, hoặc bất kỳ điều gì tôi muốn - và đọc cho bà Jennie nghe. Đến năm 16 tuổi, tôi đã có 150 bài báo được đăng.
Cuộc sống là một chuỗi những câu chuyện - và mỗi người đều có những câu chuyện của mình để kể cho bạn nghe. Cho nên, cuốn sách đầu tiên mà tôi được xuất bản cũng chính là những câu chuyện của những người xung quanh mình. Những người ngồi cạnh tôi trên máy bay, đến thay bình gas cho gia đình tôi, hoặc bán cho tôi chiếc vòng tay...
Tôi học được rất nhiều bên cạnh bà Jennie. Dù không bao giờ bà bảo tôi phải làm thế nào, nhưng bà đã dạy tôi rằng trái tim của con người là không có giới hạn. Bà cũng dạy tôi rằng công cụ tốt nhất của một người viết không phải là cây bút hay chiếc máy tính. Thậm chí cũng không phải là trình độ chính tả hay ngữ pháp. Mà đơn giản là khả năng lắng nghe.