- Tham gia
- 16/12/2016
- Bài viết
- 3.765
Phụ nữ có kế hoạch mang thai cần bắt đầu uống axit folic càng sớm càng tốt (tốt nhất là trước khi thụ thai) để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đây là khuyến cáo được đưa ra bởi Tổ chức y tế thế giới.
Axit folic là gì?
Axit folic và folate là những dạng khác nhau thường được gọi chung là Vitamin B9. Mặc dù đây là 2 dạng khác nhau nhưng chúng thường bị nhầm lẫn, ngay cả với các chuyên gia. Folate là dạng tồn tại tự nhiên trong cơ thể, còn acid folic là dạng tổng hợp, vì vậy, để có tác dụng, khi vào cơ thể, acid folic cần phải được chuyển hóa thành dạng folate hoạt động
Vai trò của axit folic trong thai kỳ
Sử dụng axit folic theo đúng liều lượng trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, axit folic còn giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim và chân tay.
Ống thần kinh là khái niệm để chỉ cấu trúc thần kinh tồn tại trong giai đoạn phôi thai, từ đó sẽ hình thành nên não và cột sống. Nếu quá trình này không diễn ra đúng và ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn thì sẽ dẫn tới dị tật ở não và cột sống, phổ biến nhất là cột sống chẻ đôi và thai vô sọ. Dị tật ống thần kinh là một trong những loại dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và rất nhiều các trường hợp thai dị tật bị sẩy thai hoặc chết lưu trong tử cung.
Nên bắt đầu uống axit folic từ lúc nào
Hầu hết phụ nữ chỉ biết mình có thai khi thai nhi đã được 2 – 3 tuần tuổi trở lên (tính từ ngày thụ thai) trong khi ống thần kinh phát triển từ rất sớm, vào tuần thứ 3 của thai kỳ. Bắt đầu từ ngày thứ 18, ống thần kinh sẽ khép dần lại, cho đến ngày thứ 28 ống thần kinh sẽ khép hoàn toàn. Vì vậy, tốt hơn hết là các phụ nữ có khả năng mang thai nên nạp đủ axit folic trong cơ thể trước khi thụ thai, tối thiểu là một tháng và duy trì trong thai kỳ.
Liều lượng axit folic bao nhiêu là đủ
Đối với những phụ nữ có nguy cơ thấp không có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh, không sử dụng thuốc chống co giật:
Tất cả các phụ nữ có khả năng mang thai đều nên uống các loại đa sinh tố (multivitamin) có chứa ít nhất là 400 microgram (hay 0,4 gam), axit folic mỗi ngày và ăn chế độ ăn có nhiều folate. Các thức ăn có nhiều folate bao gồm các loại đậu, trái cây (đặc biệt là cam, chuối, dâu), các loại rau lá xanh, ngũ cốc, và các loại củ.
Cơ thể có thể hấp thu rất tốt 85-100% axit folic từ nguồn vitamin bổ sung, trong khi hấp thu từ thực phẩm lại kém, chỉ khoảng 50%. Ngoài ra, việc nấu nướng và lưu trữ cũng làm phân hủy dạng folate trong thực phẩm. Chính vì thế việc uống viên axit folic hoặc uống viên multivitamin có chứa hàm lượng axit folic theo yêu cầu là điều cần thiết.
Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao như tiền sử họ hàng nội ngoại bị dị tật ống thần kinh, hoặc từng mang thai dị tật ống thần kinh:
Liều lượng thường được sử dụng trong các trường hợp này là 4mg mỗi ngày (gấp 10 lần so với thông thường), một tháng trước khi có thai và trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Tại Úc, liều được sử dụng là 5mg.
Những phụ nữ đang sử dụng các thuốc chống co giật, người bị tiểu đường, động kinh, và có thể cả người béo phì cũng có nguy cơ gia tăng mang thai bị dị tật ống thần kinh:
Những người này cũng nên đến gặp bác sĩ trước khi có thai để xem họ có nên uống axit folic liều cao hay không.
Tác dụng phụ
Hiện vẫn không có bằng chứng nào về tác dụng phụ của thuốc ở những người có sức khỏe bình thường, mặc dù có thể có vấn đề ở nhóm người nào đó.
Sử dụng axit folic liều cao có thể che giấu tình trạng thiếu vitamin B12, là tình trạng gây thiếu máu nguy hiểm và thường thấy ở người lớn tuổi. Liều axit folic cao (trên 1 gam mỗi ngày) có thể cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin nhưng lại không điều chỉnh được tình trạng thiếu vitamin B12. Nếu không được điều trị tình trạng thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương thần kinh không hồi phục.
Những lợi ích khác của axit folic
Bên cạnh việc phòng ngừa dị tật bẩm sinh, axit folic còn đóng một vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Các phụ nữ mang thai cần thêm một lượng axit folic bổ sung cần thiết cho quá trình tạo máu. Axit folic cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển nhau và thai qua việc tham gia vào quá trình sao mã DNA để phân chia tế bào.
Axit folic là gì?
Axit folic và folate là những dạng khác nhau thường được gọi chung là Vitamin B9. Mặc dù đây là 2 dạng khác nhau nhưng chúng thường bị nhầm lẫn, ngay cả với các chuyên gia. Folate là dạng tồn tại tự nhiên trong cơ thể, còn acid folic là dạng tổng hợp, vì vậy, để có tác dụng, khi vào cơ thể, acid folic cần phải được chuyển hóa thành dạng folate hoạt động
Vai trò của axit folic trong thai kỳ
Sử dụng axit folic theo đúng liều lượng trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, axit folic còn giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim và chân tay.
Ống thần kinh là khái niệm để chỉ cấu trúc thần kinh tồn tại trong giai đoạn phôi thai, từ đó sẽ hình thành nên não và cột sống. Nếu quá trình này không diễn ra đúng và ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn thì sẽ dẫn tới dị tật ở não và cột sống, phổ biến nhất là cột sống chẻ đôi và thai vô sọ. Dị tật ống thần kinh là một trong những loại dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và rất nhiều các trường hợp thai dị tật bị sẩy thai hoặc chết lưu trong tử cung.
Nên bắt đầu uống axit folic từ lúc nào
Hầu hết phụ nữ chỉ biết mình có thai khi thai nhi đã được 2 – 3 tuần tuổi trở lên (tính từ ngày thụ thai) trong khi ống thần kinh phát triển từ rất sớm, vào tuần thứ 3 của thai kỳ. Bắt đầu từ ngày thứ 18, ống thần kinh sẽ khép dần lại, cho đến ngày thứ 28 ống thần kinh sẽ khép hoàn toàn. Vì vậy, tốt hơn hết là các phụ nữ có khả năng mang thai nên nạp đủ axit folic trong cơ thể trước khi thụ thai, tối thiểu là một tháng và duy trì trong thai kỳ.
Liều lượng axit folic bao nhiêu là đủ
Đối với những phụ nữ có nguy cơ thấp không có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh, không sử dụng thuốc chống co giật:
Tất cả các phụ nữ có khả năng mang thai đều nên uống các loại đa sinh tố (multivitamin) có chứa ít nhất là 400 microgram (hay 0,4 gam), axit folic mỗi ngày và ăn chế độ ăn có nhiều folate. Các thức ăn có nhiều folate bao gồm các loại đậu, trái cây (đặc biệt là cam, chuối, dâu), các loại rau lá xanh, ngũ cốc, và các loại củ.
Cơ thể có thể hấp thu rất tốt 85-100% axit folic từ nguồn vitamin bổ sung, trong khi hấp thu từ thực phẩm lại kém, chỉ khoảng 50%. Ngoài ra, việc nấu nướng và lưu trữ cũng làm phân hủy dạng folate trong thực phẩm. Chính vì thế việc uống viên axit folic hoặc uống viên multivitamin có chứa hàm lượng axit folic theo yêu cầu là điều cần thiết.
Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao như tiền sử họ hàng nội ngoại bị dị tật ống thần kinh, hoặc từng mang thai dị tật ống thần kinh:
Liều lượng thường được sử dụng trong các trường hợp này là 4mg mỗi ngày (gấp 10 lần so với thông thường), một tháng trước khi có thai và trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Tại Úc, liều được sử dụng là 5mg.
Những phụ nữ đang sử dụng các thuốc chống co giật, người bị tiểu đường, động kinh, và có thể cả người béo phì cũng có nguy cơ gia tăng mang thai bị dị tật ống thần kinh:
Những người này cũng nên đến gặp bác sĩ trước khi có thai để xem họ có nên uống axit folic liều cao hay không.
Tác dụng phụ
Hiện vẫn không có bằng chứng nào về tác dụng phụ của thuốc ở những người có sức khỏe bình thường, mặc dù có thể có vấn đề ở nhóm người nào đó.
Sử dụng axit folic liều cao có thể che giấu tình trạng thiếu vitamin B12, là tình trạng gây thiếu máu nguy hiểm và thường thấy ở người lớn tuổi. Liều axit folic cao (trên 1 gam mỗi ngày) có thể cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin nhưng lại không điều chỉnh được tình trạng thiếu vitamin B12. Nếu không được điều trị tình trạng thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương thần kinh không hồi phục.
Những lợi ích khác của axit folic
Bên cạnh việc phòng ngừa dị tật bẩm sinh, axit folic còn đóng một vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Các phụ nữ mang thai cần thêm một lượng axit folic bổ sung cần thiết cho quá trình tạo máu. Axit folic cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển nhau và thai qua việc tham gia vào quá trình sao mã DNA để phân chia tế bào.