nmịnhmmn
Thành viên
- Tham gia
- 16/7/2022
- Bài viết
- 1
"Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ tên Lemur Nguyễn Cát Tường vào thập niên ba mươi đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo ngũ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước - sau cũng trễ dưới eo độ 8cm. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ. Áo này khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra. Đó là nét mỹ thuật Âu Tây đầu tiên được đưa vào y phục phụ nữ Việt mà cũng vì chuyện này từng gây phản ứng mạnh một thời trong dư luận. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này tuy được nhiều người yêu thích nhưng cũng đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng).
Theo sách Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa and Ngày Nay của tác giả Phạm Thảo Nguyên (do Khai Tâm và Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2019 và tư liệu trong cuốn sách do Nguyễn Trọng Hiền, con trai họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường sưu tầm và gìn giữ) thì trên báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23 tháng 3 năm 1934, ông Cát Tường mạnh dạn đưa ra mẫu áo dài Lemur ("Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường) đầu tiên. Theo đó, khi phát hiện chiếc áo dài mà người phụ nữ mặc, ở trong lót áo yếm làm thân hình phẳng lì quá, họa sĩ tìm tới chủ hiệu Cự Chung chuyên sản xuất áo khoác, áo bơi ở phố Hàng Bông, đề nghị dệt thêm… áo ngực để nâng ngực cho người mặc. Đến năm 1935 thì cho xuất xưởng những chiếc áo đầu tiên. Do được nội hóa, giá cả vừa phải, hợp túi tiền người mua nên từ đó, phụ nữ Việt Nam có đầy đủ "phụ tùng", hết ngại mặc chiếc áo dài Lemur tân thời duyên dáng mà sắc đẹp lại được nổi bật, sang trọng khiến các bà, các cô hãnh diện bước ra đường, tạo ra một phong trào đổi mới y phục phụ nữ quy mô sâu rộng nhất ở Việt Nam.
Cũng trong năm 1935, họa sĩ Cát Tường đã thực hiện một chuyến đi xuyên Việt để giới thiệu cho phụ nữ toàn quốc chiếc áo dài tân thời Lemur. Tại Huế, ông may mắn gặp bà Công Tằng Tôn Nữ Trinh Diêu, người từng được nhiếp ảnh gia Võ A Ninh chụp nhiều ảnh nghệ thuật, và ông được nhà Nguyễn mời thực hiện riêng một tủ áo dài tân thời Lemur cho Hoàng hậu Nam Phương. Sau này ông còn tiếp tục đi vào Nam vẽ áo dài cho nhiều nghệ sĩ cải lương, trong đó có nghệ sĩ Phùng Há.
Họa sĩ Lê Phổ cũng không có cải tiến áo dài Lemur theo cách excrement hòa giữa váy phương Tây với áo ngũ thân truyền thống như nhiều lời đồn. Khi tiệm Marie khánh thành (tiệm của Lê Nghi Sương là cháu của họa sĩ Lê Phổ), họa sĩ Cát Tường có giới thiệu một thợ may giỏi cho Lê Phổ. Trong cuốn đặc san ĐẸP Mùa Nực 1934 của Cát Tường, Lê Phổ có một trang vẽ nữ trang, chứ ông không hề thiết kế áo dài.
Tới cuối tháng 10 năm 1937, Lê Phổ trả người thợ may giỏi lại cho hiệu may Lemur để đi Pháp lần thứ hai, sau khi chuyện tình duyên của ông với người bạn gái bị tan vỡ thì Lê Phổ không trở về nữa mà lấy vợ và ở lại hẳn nước Pháp vẽ tranh tới khi mất. Trên Báo Phong Hóa số 115 ngày 14 tháng 9 năm 1934 có đăng một quảng cáo: "May quần áo phụ nữ lối mới và lối cũ. Có họa sĩ Lê Phổ cho kiểu". (Cho kiểu không phải là vẽ kiểu mới, mà chỉ là chọn một kiểu trong số kiểu áo Lemur có sẵn cho mỗi khách hàng. Có thể chỉnh sửa chút ít cho hợp dáng người, cũng như chọn hàng hợp với màu da khách. Như bác sĩ "cho thuốc" là cho đơn, đi mua thuốc làm sẵn)
Theo sách Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa and Ngày Nay của tác giả Phạm Thảo Nguyên (do Khai Tâm và Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2019 và tư liệu trong cuốn sách do Nguyễn Trọng Hiền, con trai họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường sưu tầm và gìn giữ) thì trên báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23 tháng 3 năm 1934, ông Cát Tường mạnh dạn đưa ra mẫu áo dài Lemur ("Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường) đầu tiên. Theo đó, khi phát hiện chiếc áo dài mà người phụ nữ mặc, ở trong lót áo yếm làm thân hình phẳng lì quá, họa sĩ tìm tới chủ hiệu Cự Chung chuyên sản xuất áo khoác, áo bơi ở phố Hàng Bông, đề nghị dệt thêm… áo ngực để nâng ngực cho người mặc. Đến năm 1935 thì cho xuất xưởng những chiếc áo đầu tiên. Do được nội hóa, giá cả vừa phải, hợp túi tiền người mua nên từ đó, phụ nữ Việt Nam có đầy đủ "phụ tùng", hết ngại mặc chiếc áo dài Lemur tân thời duyên dáng mà sắc đẹp lại được nổi bật, sang trọng khiến các bà, các cô hãnh diện bước ra đường, tạo ra một phong trào đổi mới y phục phụ nữ quy mô sâu rộng nhất ở Việt Nam.
Cũng trong năm 1935, họa sĩ Cát Tường đã thực hiện một chuyến đi xuyên Việt để giới thiệu cho phụ nữ toàn quốc chiếc áo dài tân thời Lemur. Tại Huế, ông may mắn gặp bà Công Tằng Tôn Nữ Trinh Diêu, người từng được nhiếp ảnh gia Võ A Ninh chụp nhiều ảnh nghệ thuật, và ông được nhà Nguyễn mời thực hiện riêng một tủ áo dài tân thời Lemur cho Hoàng hậu Nam Phương. Sau này ông còn tiếp tục đi vào Nam vẽ áo dài cho nhiều nghệ sĩ cải lương, trong đó có nghệ sĩ Phùng Há.
Họa sĩ Lê Phổ cũng không có cải tiến áo dài Lemur theo cách excrement hòa giữa váy phương Tây với áo ngũ thân truyền thống như nhiều lời đồn. Khi tiệm Marie khánh thành (tiệm của Lê Nghi Sương là cháu của họa sĩ Lê Phổ), họa sĩ Cát Tường có giới thiệu một thợ may giỏi cho Lê Phổ. Trong cuốn đặc san ĐẸP Mùa Nực 1934 của Cát Tường, Lê Phổ có một trang vẽ nữ trang, chứ ông không hề thiết kế áo dài.
Tới cuối tháng 10 năm 1937, Lê Phổ trả người thợ may giỏi lại cho hiệu may Lemur để đi Pháp lần thứ hai, sau khi chuyện tình duyên của ông với người bạn gái bị tan vỡ thì Lê Phổ không trở về nữa mà lấy vợ và ở lại hẳn nước Pháp vẽ tranh tới khi mất. Trên Báo Phong Hóa số 115 ngày 14 tháng 9 năm 1934 có đăng một quảng cáo: "May quần áo phụ nữ lối mới và lối cũ. Có họa sĩ Lê Phổ cho kiểu". (Cho kiểu không phải là vẽ kiểu mới, mà chỉ là chọn một kiểu trong số kiểu áo Lemur có sẵn cho mỗi khách hàng. Có thể chỉnh sửa chút ít cho hợp dáng người, cũng như chọn hàng hợp với màu da khách. Như bác sĩ "cho thuốc" là cho đơn, đi mua thuốc làm sẵn)