- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Vừa lên Sài Thành chuẩn bị bước vào giảng đường, các tân sinh viên lại điên đầu với một trận sinh tử khác.
Oải chè đậu, rầu chè bầu
Quốc Huy (Tiền Giang), vừa mới đậu vào trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Hí ha hí hửng đi khoe bạn bè, thì nghe thằng bạn loa cho 1 tin như sét uýnh ngang tai: “Chưa đâu cưng, còn thi Anh văn đầu vào nữa. Rớt cho mày đi...Mường Tè luôn”.
Huy sợ cũng phải, nếu điểm TOEIC trên 250 thì không nói làm gì còn dưới thì đọc tài liệu hướng dẫn tân sinh viên của trường viết nè: “ Dưới 250 điểm sinh viên chưa đủ trình độ để học ngay môn AV1. Phải tự ôn luyện hoặc theo các lớp tại TT Ngoại ngữ để chuẩn bị cho thi lại đầu vào…” (Hic)
Chưa hết, sách còn “hăm” rằng: “nếu đạt kết quả không tốt, SV chú ý theo dõi thông báo của phòng đào tạo để đăng kí thi lại Anh văn đầu vào. (Có 5 đợt kiểm tra trong 1 năm: 1đợt vào tháng 8, 1 đợt vào tháng 9, 1 đợt tháng10…Ôn luyện tiếng Anh để có thể đạt được kết quả tốt hơn ở các kỳ thi sau. PĐT sẽ có biện pháp xử lý (cảnh cáo, nhắc nhở, ….) nếu sau năm nhất SV chưa đạt mức Anh văn đầu vào 250!” ( Huhu)
Hạn này vừa qua, nạn kia lại đến. Huy - anh chàng chỉ quen Toán, Lí, Hóa - phải bắt đầu mượn sách TOEIC về luyện thi trong...10 ngày. Huy than “Trời ơi, cho bỏ tật ham học tự nhiên. Lần này không qua Anh văn thì tao “dzăng”!”
Chung tâm trạng, anh bạn đồng hương Phú Tân cũng lo sốt vó khi nghe trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM tổ chức thi Anh văn đầu vào.
Hì hục lên mạng thi thử coi mặt mũi cái “tô íc”nó ra làm sao. Tân mím môi, mím lợi nhắm mắt coi nó nói cái gì, mãi không nghe được “Trời ơi, tao nghe tiếng Việt chưa rành thì làm sao nghe tiếng Anh?!”
Thảo Vi lại là một trường hợp khác, là dân Sài Gòn chính hiệu củ kiệu, lại thi khối D vào trường ĐH Khoa học XH-NV TPHCM, nhưng nghe tới thi Anh văn đầu vào là Vi cũng oải chè đậu, rầu chè bầu.
Tuy là dân khối D chánh cống, nhưng Vi lại yếu môn Anh văn nhất trong 3 môn. Bây giờ lại đấu với “kì phùng địch thủ” quả là chán như con gà rán.
Vì sao "tui văng"?
Sau một thời gian cực khổ giực lộn, trà trộn, sàng lọc, lừa đảo, lừa gạt tui đã tìm ra được 2 lí do chính khiến các “tưng sinh viên” ngán tiếng “anh, tiếng em”.
Thứ nhất là do tâm lí học lệch của teen nhà ta, chỉ tập trung vô các môn thi đại học của mình (nhất là dân khối A khối B) nên xem nhẹ môn Anh văn.
Do bỏ bê một thời gian khá dài, kiến thức đã “cuốn theo chiều gió”. Đến khi giáp mặt cố nhân trong kì thi “Anh văn đầu vào” thì mới té ngửa vì môn Anh văn rất quan trọng. Bấy giờ có hối cũng không kịp nữa.
Thứ hai, ở vùng nông thôn, các bạn không có điều kiện vật chất và tài chính học thêm Anh văn tại các trung tâm như các bạn ở đô thị, trong khi trong lớp 1 tuần chỉ có vỏn vẹn một tiết Anh văn.
Chính vì thế các Hai Lúa “chuối” anh văn cũng là một điều dễ hiểu.
Bài học nhớ đời
Có lẽ nhiêu đó thôi thì bạn cũng đã hiểu môn Anh văn quan trọng như thế nào rồi. Một đàn anh tui vừa mới làm quen ở Đại học chia sẻ rằng “Ở đời, có 2 thứ theo mình suốt đời, thứ nhất ngoại ngữ, thứ nhì viết lách cho ra hồn”.
Trong thời đại hội nhập như thế này, người biết Tiếng Anh là người có cơ hội lớn hòa nhập và học hỏi thế giới năng động.
Bởi vậy, mần gì mần chứ không nên xếp xó môn Anh văn, kẻo sau này như tụi tui ngồi luyện nghe toát mồ hôi mà đầu cứ nghĩ
“Ước gì đừng bỏ Anh văn để giờ khỏi phải cắn răng học bài”!
Oải chè đậu, rầu chè bầu
Quốc Huy (Tiền Giang), vừa mới đậu vào trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Hí ha hí hửng đi khoe bạn bè, thì nghe thằng bạn loa cho 1 tin như sét uýnh ngang tai: “Chưa đâu cưng, còn thi Anh văn đầu vào nữa. Rớt cho mày đi...Mường Tè luôn”.
Huy sợ cũng phải, nếu điểm TOEIC trên 250 thì không nói làm gì còn dưới thì đọc tài liệu hướng dẫn tân sinh viên của trường viết nè: “ Dưới 250 điểm sinh viên chưa đủ trình độ để học ngay môn AV1. Phải tự ôn luyện hoặc theo các lớp tại TT Ngoại ngữ để chuẩn bị cho thi lại đầu vào…” (Hic)
Chưa hết, sách còn “hăm” rằng: “nếu đạt kết quả không tốt, SV chú ý theo dõi thông báo của phòng đào tạo để đăng kí thi lại Anh văn đầu vào. (Có 5 đợt kiểm tra trong 1 năm: 1đợt vào tháng 8, 1 đợt vào tháng 9, 1 đợt tháng10…Ôn luyện tiếng Anh để có thể đạt được kết quả tốt hơn ở các kỳ thi sau. PĐT sẽ có biện pháp xử lý (cảnh cáo, nhắc nhở, ….) nếu sau năm nhất SV chưa đạt mức Anh văn đầu vào 250!” ( Huhu)
Hạn này vừa qua, nạn kia lại đến. Huy - anh chàng chỉ quen Toán, Lí, Hóa - phải bắt đầu mượn sách TOEIC về luyện thi trong...10 ngày. Huy than “Trời ơi, cho bỏ tật ham học tự nhiên. Lần này không qua Anh văn thì tao “dzăng”!”
Chung tâm trạng, anh bạn đồng hương Phú Tân cũng lo sốt vó khi nghe trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM tổ chức thi Anh văn đầu vào.
Hì hục lên mạng thi thử coi mặt mũi cái “tô íc”nó ra làm sao. Tân mím môi, mím lợi nhắm mắt coi nó nói cái gì, mãi không nghe được “Trời ơi, tao nghe tiếng Việt chưa rành thì làm sao nghe tiếng Anh?!”
Thảo Vi lại là một trường hợp khác, là dân Sài Gòn chính hiệu củ kiệu, lại thi khối D vào trường ĐH Khoa học XH-NV TPHCM, nhưng nghe tới thi Anh văn đầu vào là Vi cũng oải chè đậu, rầu chè bầu.
Tuy là dân khối D chánh cống, nhưng Vi lại yếu môn Anh văn nhất trong 3 môn. Bây giờ lại đấu với “kì phùng địch thủ” quả là chán như con gà rán.
Vì sao "tui văng"?
Sau một thời gian cực khổ giực lộn, trà trộn, sàng lọc, lừa đảo, lừa gạt tui đã tìm ra được 2 lí do chính khiến các “tưng sinh viên” ngán tiếng “anh, tiếng em”.
Thứ nhất là do tâm lí học lệch của teen nhà ta, chỉ tập trung vô các môn thi đại học của mình (nhất là dân khối A khối B) nên xem nhẹ môn Anh văn.
Do bỏ bê một thời gian khá dài, kiến thức đã “cuốn theo chiều gió”. Đến khi giáp mặt cố nhân trong kì thi “Anh văn đầu vào” thì mới té ngửa vì môn Anh văn rất quan trọng. Bấy giờ có hối cũng không kịp nữa.
Thứ hai, ở vùng nông thôn, các bạn không có điều kiện vật chất và tài chính học thêm Anh văn tại các trung tâm như các bạn ở đô thị, trong khi trong lớp 1 tuần chỉ có vỏn vẹn một tiết Anh văn.
Chính vì thế các Hai Lúa “chuối” anh văn cũng là một điều dễ hiểu.
Bài học nhớ đời
Có lẽ nhiêu đó thôi thì bạn cũng đã hiểu môn Anh văn quan trọng như thế nào rồi. Một đàn anh tui vừa mới làm quen ở Đại học chia sẻ rằng “Ở đời, có 2 thứ theo mình suốt đời, thứ nhất ngoại ngữ, thứ nhì viết lách cho ra hồn”.
Trong thời đại hội nhập như thế này, người biết Tiếng Anh là người có cơ hội lớn hòa nhập và học hỏi thế giới năng động.
Bởi vậy, mần gì mần chứ không nên xếp xó môn Anh văn, kẻo sau này như tụi tui ngồi luyện nghe toát mồ hôi mà đầu cứ nghĩ
“Ước gì đừng bỏ Anh văn để giờ khỏi phải cắn răng học bài”!
Theo Mực Tím