- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Những bức hình được chụp trên cao bằng diều sẽ đem đến cho người xem cảm giác thích thú khó tả...
Nhiếp ảnh trên không dù ra đời đã lâu, song những trải nghiệm mà nó mang đến cho người xem thì vẫn luôn mới lạ. Chúng ta đã biết đến một số công cụ chụp không ảnh như máy bay, khinh khí cầu, dù, diều, vệ tinh...
Hôm nay, mời bạn cùng xem một vài minh chứng ấn tượng cho những gì người ta có thể làm với chiếc máy ảnh và một cánh diều.
30 năm sau khi ra đời, các phương pháp chụp ảnh từ trên cao bình thường dần dần bộc lộ nhiều yếu điểm. Máy bay trực thăng và khí cầu tuy có thể thu được hình ảnh từ độ cao lớn, nhưng lại khá kén chọn địa hình, tốn chi phí và nhiên liệu. Vì vậy, người ta đã nghĩ tới việc dùng diều để đưa máy ảnh lên cao.
Từ năm 1888, không ảnh bằng diều (Kite Aerial Photography - KAP) ra đời và nhanh chóng trở nên phổ biến.
Iguazu, ngọn thác hoành tráng nằm ven ngã ba sông chia cắt 3 đất nước Brasil, Paraguay, Argentina.
“Người khổng lồ rơm” ở Hampshire, Anh.
Nhiếp ảnh trên không dù ra đời đã lâu, song những trải nghiệm mà nó mang đến cho người xem thì vẫn luôn mới lạ. Chúng ta đã biết đến một số công cụ chụp không ảnh như máy bay, khinh khí cầu, dù, diều, vệ tinh...
Hôm nay, mời bạn cùng xem một vài minh chứng ấn tượng cho những gì người ta có thể làm với chiếc máy ảnh và một cánh diều.
30 năm sau khi ra đời, các phương pháp chụp ảnh từ trên cao bình thường dần dần bộc lộ nhiều yếu điểm. Máy bay trực thăng và khí cầu tuy có thể thu được hình ảnh từ độ cao lớn, nhưng lại khá kén chọn địa hình, tốn chi phí và nhiên liệu. Vì vậy, người ta đã nghĩ tới việc dùng diều để đưa máy ảnh lên cao.
Từ năm 1888, không ảnh bằng diều (Kite Aerial Photography - KAP) ra đời và nhanh chóng trở nên phổ biến.
Du thuyền rẽ sóng trên vịnh Coronation, Canada. Ảnh chụp từ chiếc diều gió được thả trên boong.
Vòng tròn đá Easter Aquhorthies ở Scotland.
Ánh nắng chiều xuyên qua hàng tượng đá trên đảo Phục sinh.
Một chiếc cối xay gió cổ ở làng Kinderdijk, Hà Lan.
Các tàu chiến cũ từ Thế chiến thứ II đang trôi nổi trên vịnh Suisun, California (Mỹ).
Gió ở gần mặt đất luôn thất thường hơn so với trên cao, vì thế độ cao để diều bay ổn định là 20-50m, bằng một nửa độ cao lý tưởng khi chụp bằng máy bay trực thăng. Ở khoảng cách này, người chụp vừa bao quát được toàn cảnh khu vực, vừa thu được đầy đủ chi tiết của đối tượng.
Nếu bạn mất không dưới vài trăm USD mỗi giờ để thuê một chiếc trực thăng cỡ nhỏ, thì chỉ với 20$ (khoảng 400.000VND) là đủ cho bạn thuê một con diều chắc chắn và thỏa sức sáng tạo với sở thích chụp ảnh bằng diều của mình.
Tượng đài “Phục hưng châu Phi” cao 49m ở Senegal.
Nghĩa trang quốc gia Wood ở Wisconsin, Mỹ.
Trong KAP, các thành phần chính của bộ diều gồm: diều, máy ảnh, bộ điều khiển và hệ thống trụ đỡ. Diều thường có hình tam giác (gọi là diều Delta ∆) và kích thước tỉ lệ nghịch với tốc độ gió mà nó có thể bay an toàn (diều lớn thì gió nhẹ và ngược lại). Gió đôi khi là “kẻ thù” lớn nhất của KAP, bởi khi lên cao, nó có thể làm diều chao đảo khiến kiệt tác của bạn “đi tong”.
Trong trường hợp đó, một bệ đỡ tự chế bằng thép được gắn với camera sẽ giúp diều thăng bằng và “hạ cánh an toàn”. Loại máy chụp 1 lần (chỉ có 1 cuộn phim) cũng là lựa chọn khá thông minh nếu như bạn sợ chiếc máy ảnh yêu quý xui xẻo “hi sinh” khi tiếp đất.
Tùy theo mục đích thẩm mỹ, người chụp có thể chọn góc xiên...
.... hoặc chiếu theo góc thẳng đứng từ trên cao xuống.
Ngoài ra còn có ảnh kết hợp, được ghép từ các góc dọc và xiên khác nhau như trong ảnh Panorama.
Bộ điều khiển từ xa tận dụng từ máy bay đồ chơi sẽ giúp người chụp điều chỉnh hướng của ống kính, còn chế độ chụp tự động giúp bấm máy khi ở trên cao. Cuối cùng, chỉ cần chọn một ngày có đủ thiên thời, địa lợi, cánh diều sẽ thay bạn “ngao du” và mang về những bức hình đẹp mắt.
Đàn hải cẩu đông đúc trên bán đảo Cape, Nam Phi.
“Chú thằn lằn” sặc sỡ trong lễ hội thả diều ở Berck, Pháp.
Công viên nước ở Germantown (Maryland, Mỹ).
Một mê cung nhân tạo trên cánh đồng ngô rộng lớn ở New Zealand.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: