Angkor Wat nhất thành lưỡng giáo

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Đế chế Kmer xây dựng đền Angkor giữa rừng Campuchia gần 900 năm trước, ngay khi cuộc chuyển biến tôn giáo từ Hindu giáo sang Phật giáo bắt đầu.

THÁP THIÊN ĐƯỜNG Đền Angkor Wat được quốc vương Khmer Suryavarman II xây dựng vào thế kỷ 12 phỏng theo núi thánh Meru của Hindu giáo. Ảnh: Ashit Desai/Getty Images.

THÁP THIÊN ĐƯỜNG
Đền Angkor Wat được quốc vương Khmer Suryavarman II xây dựng vào thế kỷ 12 phỏng theo núi thánh Meru của Hindu giáo. Ảnh: Ashit Desai/Getty Images.

Hiện lên như giấc mơ cháy bỏng giữa rừng thiêng nước độc là Angkor Wat – một thành phố đá cao vút, lộng lẫy với những chóp nhọn thanh nhã và toà tháp bậc cao, hành lang lớp mái và sân trong thoáng đãng, lối đi trang trí công phu và phù điêu chạm nông tinh xảo. Ngự trên bờ hồ Tonle Sap ở tây bắc Campuchia, khu quần thể đền này là một di tích gần 900 năm tuổi từ thời Đế chế Kmer cổ xưa. Giữa hàng trăm ngôi đền còn tồn tại trong khu vực, quần thể đền rộng lớn này nghiễm nhiên trở thành thánh địa nổi tiếng nhất Campuchia – xuất hiện trên quốc kỳ hiện tại – và được tôn kính bởi những lý do chính đáng. Chứa hơn một ngàn toà tháp và bao quát khoảng 400 mẫu, Angkor Wat là kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới, và là một trong những kỳ quan văn hoá của nhân loại.

Angkor Wat được quốc vương Kmer Suryavarman II (trị vì năm 1113 Công nguyên-khoảng năm 1150) khởi công xây dựng vào nửa đầu thế kỷ 12. Có thể mục đích của Angkor Wat là trở thành nơi để thờ tự ông và nơi đặt di hài an nghỉ ngàn thu. Tên gọi của Angkor Wat nghĩa là “thành phố của đền” trong tiếng Khmer. Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Hindu giáo, địa điểm này ban đầu có tên là Vrah Visnuloka (“nơi ở thiêng liêng của thần Vishmu”) và dành riêng cho ba vị thần Hindu: thần Vishnu cùng tên, thần Shiva và thần Brahma. Những vị thần Hindu được tìm thấy trong nhiều bức phiều điêu chạm nông của quần thể đền.


THÀNH PHỐ TRONG RỪNG THIÊNG Thảm thực vật dày đặc ngày nay thống trị cảnh quan nơi đây, những ngôi đền Angkor dường như bị cô lập, như những ốc đảo bị rừng rậm xâm thực một phần. Trong thời kỳ hoàng kim vào thế kỷ 12 đến 13, kinh đô Khmer này là một khu phức hợp thành thị vĩ mô, như được vẽ trên đây. Một số người ước tính dân số đỉnh điểm của nó đạt hàng trăm ngàn người. Angkor là nhà của những cung điện gỗ chạm khắc và đền tự trang trí lộng lẫy. Bên ngoài những bức tường của thành phố, nhà ở mọc trên những cột trụ nằm rải rác khắp các ruộng lúa, ao hồ và kênh rạch – trong đó kênh rạch là một minh chứng cho thiên tài kỹ thuật thuỷ lợi của người Khmer. Ảnh minh hoạ: Raiden Studio.

THÀNH PHỐ TRONG RỪNG THIÊNG
Thảm thực vật dày đặc ngày nay thống trị cảnh quan nơi đây, những ngôi đền Angkor dường như bị cô lập, như những ốc đảo bị rừng rậm xâm thực một phần. Trong thời kỳ hoàng kim vào thế kỷ 12 đến 13, kinh đô Khmer này là một khu phức hợp thành thị vĩ mô, như được vẽ trên đây. Một số người ước tính dân số đỉnh điểm của nó đạt hàng trăm ngàn người. Angkor là nhà của những cung điện gỗ chạm khắc và đền tự trang trí lộng lẫy. Bên ngoài những bức tường của thành phố, nhà ở mọc trên những cột trụ nằm rải rác khắp các ruộng lúa, ao hồ và kênh rạch – trong đó kênh rạch là một minh chứng cho thiên tài kỹ thuật thuỷ lợi của người Khmer. Ảnh minh hoạ: Raiden Studio.

Đặc điểm kiến trúc nổi bật nhất của công trình là trung ngũ điểm của nó – năm toà tháp hình nón (4 tháp ở góc, 1 tháp ở chính giữa) được xây dựng trên các bậc chia. Những hàng hoa sen nhỏ dần về đỉnh, tượng trưng cho đỉnh núi Meru, nơi ở của các vị thần và là trung tâm của vũ trụ. Thật vậy, Angkor Wat được ví như hình mẫu vũ trụ trên mặt đất, một bản sao thu nhỏ bằng đá của vũ trụ, với tháp trung tâm mọc lên gần 200 ft trên không. Tường ngoài tương ứng với những dãy núi ở rìa thế giới; hào xung quanh dài 3 dặm tượng trưng cho đại dương bên ngoài.

Một người có thể tiếp cận địa điểm này bằng cách băng qua một cây cầu dài 617 ft rồi đi qua 3 dãy hành lang trên đường tới chính điện. Tường bên trong được khảm phù điêu chạm khắc nông đại diện cho các vị thần Hindu và cảnh sắc Khmer cổ xưa, cũng như những trường đoạn từ hai thiên sử thi Phạn ngữ: Mahabharata và Ramayana.


Vị trí Angkor Wat.

Quyền lực của người Khmer

Người Khmer phát triển mạnh từ thế kỷ 9-15, những nhà cai trị của nó làm chủ một đế chế rộng lớn phồn vinh và tinh anh trải dài khắp phần lớn dải đất Đông Nam Á, từ Myanmar ngày nay (Burma) đến Việt Nam. Đế chế được kết nối với nhau bằng hệ thống đường sông và đường núi. Sản xuất nông nghiệp thời kỳ này rất thịnh, có lẽ nhờ vào nhiệt độ cao và lượng mưa dồi dào trong thời kỳ được gọi nôm na là Ôn Kỳ Trung Cổ.

Quần thể đền Angkor Wat được xây dựng cùng lúc với kinh đô Angkor của người Khmer cổ, tập trung vào những dự án xây dựng tinh xảo từ buổi bình minh của đế chế (gồm đền Phnom Bakheng ở thế kỷ 9 nhìn ra Angkor Wat ngày nay). Vào thế kỷ 12, khi công trình Angkor Wat được xúc tiến dưới thời vua Suryavarman II, một cuộc chuyển đổi tôn giáo từ Hindu giáo sang Phật giáo đang ngày càng đậm nét hơn trên khắp đất Khmer.


ĐẤT TỔ VÀ HẬU THẾ Đền Preah Khan, tên gọi nghĩa là “kiếm thánh”, được vua Jayavarman VII xây dựng năm 1191 để vinh danh phụ thân mình là vua Dharanindravarman II. Nội thất của kiến trúc quy mô lớn này là một mạng lưới đường sá chằng chịt, ngoằng ngoèo nối kết các nội viện và phòng ngủ. Ảnh: Alain Schroeder/Gtres.

ĐẤT TỔ VÀ HẬU THẾ
Đền Preah Khan, tên gọi nghĩa là “kiếm thánh”, được vua Jayavarman VII xây dựng năm 1191 để vinh danh phụ thân mình là vua Dharanindravarman II. Nội thất của kiến trúc quy mô lớn này là một mạng lưới đường sá chằng chịt, ngoằng ngoèo nối kết các nội viện và phòng ngủ. Ảnh: Alain Schroeder/Gtres.

Phật giáo đã cùng tồn tại hoà hảo với Hindu giáo nhiều năm qua. Phật giáo lần đầu được mang tới Campuchia khoảng thế kỷ 5 bởi các thương gia và nhà truyền giáo từ Ấn Độ, vốn là một nền văn hoá đã tạo ảnh hưởng đáng kể lên lịch sử Campuchia: Ấn Độ trước đó đã mang Hindu giáo đến vùng đất này, và ngôn ngữ của người Khmer gắn liền với tiếng Phạn.

DEVA VÀ ASURA Những asura (ác quỷ) nhăn nhó xếp thành một hàng bên lối vào Nam Môn của Angkor Thom. Đối diện là một hàng những deva, những vị thần Hindu nhân từ. Cả deva và asura đều ngự trên lưng một con rắn gọi là naga. Ảnh: Tim Laman/National Geographic.

DEVA VÀ ASURA
Những asura (ác quỷ) nhăn nhó xếp thành một hàng bên lối vào Nam Môn của Angkor Thom. Đối diện là một hàng những deva, những vị thần Hindu nhân từ. Cả deva và asura đều ngự trên lưng một con rắn gọi là naga. Ảnh: Tim Laman/National Geographic.

Khoảng 30 năm sau khi vua Suryavarman II băng hà, vua Jayavarman VII đã lên ngôi năm 1181. Ông đã tái sinh gia tài của người Khmer sau khi vương quốc bị nước Chăm láng giềng xâm lược. Ông cũng củng cố vị thế của Phật giáo bằng cách đưa Phật giáo trở thành quốc giáo. Người ta cho rằng khuôn mặt của Jayavarman VII là hình mẫu của nhiều sắc diện trang trí cho đền Bayon gần Angkor Thom. Kinh đô Khmer kiên cố mới được xây dựng cùng với Angkor Wat này đã đánh dấu một tầm cao mới về quyền lực của người Khmer. Dân số của thành phố đã tăng lên mức kỷ lục 750.000 người vào thời ấy.

Angkor Wat tiếp tục là đền Hindu cho đến những năm 1300, sau đó mới chính thức được dành riêng cho Phật giáo. Để phù hợp với lòng khoan dung của Phật giáo đối với Hindu giáo, biểu tượng của những bức phù điêu lớn không bị phá huỷ hay thay thế, dù tượng Phật được thêm vào.

Khoảng thời gian này, Đế chế Khmer bắt đầu sa sút, là hậu quả của nhiều yếu tố cộng hưởng phức tạp. Vào những năm 1430, người cai trị Khmer đã bỏ rơi quần thể Angkor vĩ đại và chuyển đến Phnom Penh mới thành lập ở phương nam.


NHÌN TỪ TRÊN CAO Quang cảnh nhìn từ trên không của Angkor Wat cung cấp góc nhìn mới mẻ về quần thể 900 năm tuổi này, thể hiện hình dáng tinh xảo và tầm vóc cực lớn của nó. Bức tường cao gần 15 ft bao quanh đền, với cổng vào ở mỗi chính điểm. Ảnh: Michele Falzone/Awl Images.

NHÌN TỪ TRÊN CAO
Quang cảnh nhìn từ trên không của Angkor Wat cung cấp góc nhìn mới mẻ về quần thể 900 năm tuổi này, thể hiện hình dáng tinh xảo và tầm vóc cực lớn của nó. Bức tường cao gần 15 ft bao quanh đền, với cổng vào ở mỗi chính điểm. Ảnh: Michele Falzone/Awl Images.

Môi trường có thể cũng đã góp phần: Angkor tự hào sở hữu một hệ thống kênh đào, mương nước và hồ chứa rộng lớn, tiên tiến, to nhất trong số đó là hồ Baray Tây, dài 5 dặm và rộng 1,5 dặm – một kỳ công nổi bật của kỹ thuật thuỷ lợi lúc bấy giờ. Nước tận dụng từ mạng lưới này làm dịu cơn khát của 750.000 cư dân trong thành phố tiền công nghiệp lớn nhất thế giới này, cũng như tưới tiêu cho ruộng lúa. Các sử gia tin rằng nhiều cơn mưa lớn, theo sau là hạn hán, có thể đã phá hỏng hạ tầng tưới tiêu tinh xảo này và do đó đẩy nhanh sự suy vong của vùng đất.

“Thất lạc” và tìm thấy

Rừng thiêng đã giành lại vùng đất, và khu thị thành sẽ sớm bị thảm thực vật dày đặc vây quanh. Những cây gòn lớn mọc lên qua những toà tháp đã đổ sụp, bộ rễ bạc của chúng quấn lấy cột và tường, cho đến khi rừng già và di tích hợp lại thành một. Nhưng có một ngôi đền chưa từng bị bỏ rơi: bản thân Angkor Wat. Giữa cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 15, quần thể đền được tăng sư Phật giáo trùng tu, chuyển thành một địa điểm hành hương.

Giữa thế kỷ 16, người châu Âu bắt đầu đến Angkor – những thương gia người Bồ Đào Nha đầu tiên khoảng năm 1555, sau đó là các nhà truyền giáo Công giáo La Mã. Thương nhân người Bồ Đào Nha và sử gia Diogo do Couto miêu tả cách rừng rậm Campuchia đang liếm mất một thành phố bỏ hoang, nơi có những bức tường “hoàn toàn được xây dựng bằng đá đẽo, quá hoàn hảo và sắp xếp tốt đến mức dường như chỉ tạo nên một khối đá độc nhất, trông gần giống như cẩm thạch.”


QUẦN THỂ ĐỀN VÀNG Được xây dựng khoảng năm 1200, đền Bayon ở Angkor Thom gồm một tháp trung tâm cao một trăm bộ (ft) với 54 tháp khác phân bổ khắp khuôn viên, một rừng đá giữa rừng già. Vua Jayavarman VII đã xây ngôi đền ở trung tâm Angkor Thom, thành phố mới phía bắc Angkor Wat của ông. Các học giả từng cho rằng những khuôn mặt được trang trí trên tháp đại diện cho nhiều khía cạnh của Brahma, một vị thần và đấng sáng thế vũ trụ của Hindu giáo. Ngày nay người ta tin rằng chúng đại diện cho bodhisattva Avalokiteshvara (Quán Thế Âm Bồ Tát). Vẻ ngoài của vua Jayavarman dường như đã được lấy làm hình mẫu. Ngài đại sứ Trung Hoa Chu Đạt Quan, viếng thăm khu đền năm 1296, đã miêu tả những toà tháp được phủ trong vàng; hành lang ngoài được trang trí đẹp mắt bằng những hàng 8 tượng Phật vàng; và một cây cầu vàng, hai bên là hai tượng sư tử vàng, đóng vai trò là lối vào chính dẫn đến khuôn viên. Ngày nay không còn dấu vết nào của lớp phủ vàng hay tượng vàng còn sót lại. Ảnh: Kosel Salto/Getty Images.

QUẦN THỂ ĐỀN VÀNG
Được xây dựng khoảng năm 1200, đền Bayon ở Angkor Thom gồm một tháp trung tâm cao một trăm bộ (ft) với 54 tháp khác phân bổ khắp khuôn viên, một rừng đá giữa rừng già. Vua Jayavarman VII đã xây ngôi đền ở trung tâm Angkor Thom, thành phố mới phía bắc Angkor Wat của ông. Các học giả từng cho rằng những khuôn mặt được trang trí trên tháp đại diện cho nhiều khía cạnh của Brahma, một vị thần và đấng sáng thế vũ trụ của Hindu giáo. Ngày nay người ta tin rằng chúng đại diện cho bodhisattva Avalokiteshvara (Quán Thế Âm Bồ Tát). Vẻ ngoài của vua Jayavarman dường như đã được lấy làm hình mẫu. Ngài đại sứ Trung Hoa Chu Đạt Quan, viếng thăm khu đền năm 1296, đã miêu tả những toà tháp được phủ trong vàng; hành lang ngoài được trang trí đẹp mắt bằng những hàng 8 tượng Phật vàng; và một cây cầu vàng, hai bên là hai tượng sư tử vàng, đóng vai trò là lối vào chính dẫn đến khuôn viên. Ngày nay không còn dấu vết nào của lớp phủ vàng hay tượng vàng còn sót lại. Ảnh: Kosel Salto/Getty Images.

Sau người Bồ Đào Nha là những thương nhân và nhà truyền giáo người Tây Ban Nha. Trong số đó có Fray Gabriel Quiroga de San Antonio, người đã xuất bản “Quan hệ tóm lược và đáng tin về những sự kiện ở Vương quốc Campuchia” năm 1604. Miêu tả của ông cho thấy sự trân trọng và tôn trọng sâu sắc:

Thành phố này nằm trên bờ sông Meccon, cách biển 170 dặm; nước lũ và thuỷ triều sông vỗ về thánh phố như sông Guadalquivir của Seville. Nó được xây dựng kỳ công… những toà nhà được làm từ đá và rất đẹp, được sắp xếp rất trật tự dọc những con phố, trình độ thủ công của mặt tiền và mái hiên, đại sảnh và phòng ngủ giống kiểu La Mã.


Sức quyến rũ của Angkor

Trong vài thế kỷ tiếp theo, Angkor đã thu hút du khách nước ngoài, khi Campuchia tiếp nhận nhiều thương nhân từ Đông Nam Á, đặc biệt là người Mã Lai Hồi giáo và Phật giáo Nhật Bản. Một số người thậm chí còn để lại những bức tranh graffiti trên tường Angkor Wat (có 14 tranh từ năm 1612 đến 1632). Bản đồ đầu tiên của Angkor là một bản đồ màu có chú thích được một du khách người Nhật vẽ ra.

GRAFFITI Một bức vẽ từ thế kỷ 17 về một con tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan được tìm thấy trên tường của lối đi chính dẫn vào Angkor Wat. Ảnh: V. Walker.

GRAFFITI
Một bức vẽ từ thế kỷ 17 về một con tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan được tìm thấy trên tường của lối đi chính dẫn vào Angkor Wat. Ảnh: V. Walker.

Sự hiện diện của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dần thưa vắng, rồi người Hà Lan thành lập một trụ sở Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Campuchia. Vẫn chưa rõ những đại diện công ty có đến thăm Angkor Wat hay không, nhưng phát hiện về một con tàu Hà Lan vẽ trên tường cổng chính dẫn vào đền Angkor đã chứng minh sức ảnh hưởng của nó lên cuộc sống dân địa phương.

Sự hứng thú của người châu Âu với Angkor Wat đạt đến đỉnh điểm vào thế kỷ 19. Vào cuối năm 1859 nhà thám hiểm và nhà tự nhiên học người Pháp Henri Mouhot đã ghé thăm Angkor dưới sự bảo trợ của Hội Địa lý Hoàng gia London. Mouhot đã giong buồm đến Bangkok vào tháng 4/1858, cùng với chú chó Tine-tine của mình, để thu thập mẫu thực vật và động vật từ vùng đất này cho những nhà sưu tầm châu Âu.


THÁM HIỂM GIA VÀ NHIẾP ẢNH GIA Năm 1866, Ernest Doudart de Lagrée dẫn đầu một chuyến thám hiểm trên sông Mekong. Với cái cớ nghiên cứu khoa học và đồ bản học, nhóm của ông đã tìm cách củng cố sự thống trị của Pháp trong khu vực. Tiếp bước Henri Mouhot, Doudart lên đường tới Angkor, dẫn theo một nhiếp ảnh gia là Émile Gsell để chụp những bức ảnh đầu tiên của kinh đô Campuchia cổ xưa. Ảnh: MNAAG/RMN-GRAND PALAIS (Trái) AND LEONARD DE SELVA/ACI (Phải).
THÁM HIỂM GIA VÀ NHIẾP ẢNH GIA Năm 1866, Ernest Doudart de Lagrée dẫn đầu một chuyến thám hiểm trên sông Mekong. Với cái cớ nghiên cứu khoa học và đồ bản học, nhóm của ông đã tìm cách củng cố sự thống trị của Pháp trong khu vực. Tiếp bước Henri Mouhot, Doudart lên đường tới Angkor, dẫn theo một nhiếp ảnh gia là Émile Gsell để chụp những bức ảnh đầu tiên của kinh đô Campuchia cổ xưa. Ảnh: MNAAG/RMN-GRAND PALAIS (Trái) AND LEONARD DE SELVA/ACI (Phải).

THÁM HIỂM GIA VÀ NHIẾP ẢNH GIA
Năm 1866, Ernest Doudart de Lagrée dẫn đầu một chuyến thám hiểm trên sông Mekong. Với cái cớ nghiên cứu khoa học và đồ bản học, nhóm của ông đã tìm cách củng cố sự thống trị của Pháp trong khu vực. Tiếp bước Henri Mouhot, Doudart lên đường tới Angkor, dẫn theo một nhiếp ảnh gia là Émile Gsell để chụp những bức ảnh đầu tiên của kinh đô Campuchia cổ xưa. Ảnh: MNAAG/RMN-GRAND PALAIS (Trái) AND LEONARD DE SELVA/ACI (Phải).

Mouhot dành ra ba tháng ở Angkor khám phá khu di tích, phác hoạ các ngôi đền và ghi lại ấn tượng của mình trong nhật ký – không chỉ về chính Angkor, mà còn về người Khmer:

Ở tỉnh lị vẫn mang cái tên của Ongkor này… di tích tráng lệ như vậy… ngay từ cái nhìn đầu tiên, người ta tràn đầy lòng ngưỡng mộ sâu sắc, và không đặng mà hỏi điều gì đã xảy ra với chủng tộc hùng mạnh này, quá văn minh, quá khai sáng, tác giả của những công trình khổng lồ này?

Cái nhìn cá nhân về Angkor cùng với những bức vẽ đầy gợi hình của Mouhot được xuất bản năm 1864 đã thu hút sự chú ý của người châu Âu vào kinh đô Campuchia cổ xưa. Năm 1867, một đoàn thám hiểm người Pháp đã đến khu vực, có vẻ để vẽ sơ đồ dòng chảy của sông Mekong. Một trong số các thành viên là một hoạ sĩ đầy hứa hẹn tên là Louis Delaporte. Tranh minh hoạ lý tưởng hoá của anh về Angkor, xuất hiện trong hai ấn phẩm được xuất bản từ chuyến thám hiểm, đã giúp những ngôi đền có chỗ đứng vững chắc trong tâm tưởng người phương Tây. Các bản sao của nghệ thuật Campuchia được trưng bày ở Triển lãm Thế giới nổi tiếng từ năm 1867 đến 1922. Ở Triển lãm Thuộc địa Paris năm 1931, một bản sao tuyệt đẹp của đền Angkor Wat đã được phỏng dựng.


CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN Trong số các bức ảnh đầu tiên chụp quần thể đền năm 1866, có bức đã chụp được một tăng sư Phật giáo đang ngồi dưới một khuôn mặt tô điểm cho đền Bayon ở Angkor Thom. Ảnh: MNAAG/RMN-GRAND PALAIS.

CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN
Trong số các bức ảnh đầu tiên chụp quần thể đền năm 1866, có bức đã chụp được một tăng sư Phật giáo đang ngồi dưới một khuôn mặt tô điểm cho đền Bayon ở Angkor Thom. Ảnh: MNAAG/RMN-GRAND PALAIS.

Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top