- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Hè năm nay, xu hướng các món ăn vặt thiên về những món “ngoại”. Các món càng độc, lạ và giá bình dân… càng thu hút giới trẻ. Nhiều nơi đã vận dụng công thức chế biến món “ngoại” thành món “tam hợp”: Hợp gu, hợp khẩu vị và hợp túi tiền giới trẻ.
Ẩm thực “ngoại” lên ngôi
Ở Hà Nội các phố chè “ngoại” mọc lên nhanh. Mỗi con phố, một phong cách chè khác nhau. Điểm qua có chè Thái, chè Hong Kong, chè Singapore, chè Malaysia… Mỗi món có đến cả dãy cửa hàng tại một khu riêng biệt, với giá cả cạnh tranh chỉ từ 10.000 – 15.000 đồng/chén (bát).
Cứ đến cuối tuần, các khu này lại tấp nập khách vào thưởng thức chè “ngoại”. Công thức chung của các món chè này là nước dừa nấu với các loại hạt, trân châu, trái cây… Tuy nhiên, mỗi nơi lại có chiêu câu khách khác nhau.
Như chè Singapore được đặt cái tên bản xứ “bobochacha” nghe rất vui tai, lâu dần thành thương hiệu nổi tiếng tại Hà Nội. Lạ nhất là quán chè Malaysia được chủ quán giới thiệu: Chè được nấu từ các loại đỗ của Việt Nam và hạt thuốc bắc mang hương vị Malaysia.
Những quán ăn vặt “món ngoại” được các bạn trẻ ưa chuộng
Ở Hà Nội, bên cạnh chè “ngoại” bình dân, cao cấp hơn có các quán caramen du nhập từ Pháp. Vốn là món đắt đỏ, chỉ cótrong thực đơn tráng miệng ở nhà hàng, nay thành đồ ăn vặt thì caramen được người bán cho thêm trân châu đủ màu, đủ hình dáng, cùng với sữa chua mít nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn.
Trong khi đó, ở Sài Gòn, xu hướng giới trẻ đang chuộng các món ăn châu Á. Món Topokki của Hàn Quốc, gần đây, là từ khóa được nhiều bạn trẻ săn lùng. Ở đường Hoàng Văn Thụ (Q. Tân Bình), giá Topokki chỉ 15.000 đồng/phần. Cục bột tròn dài truyền thống của món này biến tấu thành nhiều hình dạng, xiên thành que, trông rất bắt mắt.
Thậm chí, nhiều món ăn Hàn chỉ thấy trong phim như odeng (xiên chả cá), samgyusal (thịt nướng), gimbap (cơm cuộn)… cũng có ở khu ăn vặt tại quận 7. Bình Nguyên (cộng tác viên trang diadiemanuong) cho biết: “Các món không hẳn giống 100% món gốc nhưng giá rẻ, hợp khẩu vị nên đã đánh trúng tâm lý bạn trẻ thích thưởng thức các món mới lạ”.
Ở đường Huỳnh Tấn Phát (Q. 7), có một quán nướng nổi tiếng với nhiều món lạ như trứng non, sụn gà, đậu hũ khói lửa theo kiểu ăn của Ấn Độ. Tuy món ăn rất cay và dùng vị cà ri nhưng vẫn thu hút nhiều người đến ăn, đến mức mặt bằng để xe luôn là vấn đề nan giải cho quán và khách đến ăn.
Không chỉ món ăn mà cách ăn cũng bị ảnh hưởng không ít từ ẩm thực nước ngoài. Chẳng hạn, hiện có nhiều quán bán món hàu kiểu Tây. Đây vốn là món ăn khá đắt đỏ nhưng nay cũng được tìm đến do hợp khẩu vị và được giới trẻ hiện nay ưa chuộng.
Chè Singapore
“Biến tấu” nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe
Một đầu bếp trong khu vực ăn vặt “món ngoại” đường Huỳnh Tấn Phát cho biết, món ăn càng được “biến tấu” nhiều càng dễ nảy sinh tình trạng… làm bừa và các chủ tiệm nhân cơ hội này bỏ qua khâu chất lượng vệ sinh.
Và gần đây, khi các món chè “ngoại” được ưa chuộng thì nhiều chủ quán đã học công thức chuyển qua kinh doanh các món chè nước dừa. Trang Anh (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) kể: “Có lần, theo đám bạn đi ăn chè “ngoại”, mình cảm thấy chén chè có mùi thiu thiu do để lâu ngày. Về nhà đau bụng. Sau lần đó, mình sợ quá không dám đến quán đó nữa”.
Nhằm tăng tính cạnh tranh, các chủ tiệm chè thường cho lượng trân châu và thạch rất nhiều. Chính vì vậy, món chè “ngoại” cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe. Thùy Ngân (trường CĐ Phát thanh Truyền hình) từng đi làm thêm cho một quán chè “ngoại” chia sẻ: “Các viên thạch đủ màu sắc sặc sỡ, ăn thì dai và giòn nhưng bụng ai không vững là bị “rượt” ngay. Loại thạch dai như cao su này ăn rất đã miệng nhưng thực ra được ngâm cả tuần để có độ dai. Chưa kể, sữa được mua theo ký để giảm tiền vốn nên thường không rõ nguồn gốc”.
Trên các diễn đàn về ẩm thực “ngoại”, không ít ý kiến bạn trẻ cảnh báo về chất lượng của các món “ngoại” giá rẻ. Nguyên liệu thường rất sơ sài, chỉ toàn rau củ, còn phần chính như xúc xích, trứng, thịt, hải sản chỉ để cho có. Hậu trường nhà bếp cũng khá nhếch nhác so với cái tên bóng bẩy trên bảng hiệu.
Thanh An (trường ĐH Văn hóa TP. HCM) kể: “Một lần đi ăn xiên nướng Hàn Quốc ở quận 2 cùng đám bạn, tận mắt chứng kiến cô bán hàng vừa nướng vừa quẹt nước ướp lên xiên thịt cho thấm bằng cái cọ quét sơn đen kịt, trông rất ghê. Đã vậy, khu chế biến để la liệt rau quả ở lối đi vệ sinh trông rất bẩn”.
Các quán lẩu mini ăn theo phong trào lẩu Nhật, phần lớn chỉ được cái tiếng. Nhiều nơi cố tình treo bảng “Bánh xèo Nhật Bản”; “Cơm chiên Thái”… để kéo khách và nâng giá. Tình trạng nhân viên ở các phố “món ngoại” chen chúc nhau chèo kéo khách cũng hay xảy ra.
Nhiều bạn trẻ tâm sự trên trang Facebook của mình: “Ăn món ngoại giá rẻ một lần cạch mặt luôn quán đó. Mới lướt xe ngang đã bị nhân viên quán nhảy ra chặn lại, lôi vào trong, sau đó ăn xong là tới màn bị “chặt chém”, sợ mất vía”.
Ẩm thực “ngoại” lên ngôi
Ở Hà Nội các phố chè “ngoại” mọc lên nhanh. Mỗi con phố, một phong cách chè khác nhau. Điểm qua có chè Thái, chè Hong Kong, chè Singapore, chè Malaysia… Mỗi món có đến cả dãy cửa hàng tại một khu riêng biệt, với giá cả cạnh tranh chỉ từ 10.000 – 15.000 đồng/chén (bát).
Cứ đến cuối tuần, các khu này lại tấp nập khách vào thưởng thức chè “ngoại”. Công thức chung của các món chè này là nước dừa nấu với các loại hạt, trân châu, trái cây… Tuy nhiên, mỗi nơi lại có chiêu câu khách khác nhau.
Như chè Singapore được đặt cái tên bản xứ “bobochacha” nghe rất vui tai, lâu dần thành thương hiệu nổi tiếng tại Hà Nội. Lạ nhất là quán chè Malaysia được chủ quán giới thiệu: Chè được nấu từ các loại đỗ của Việt Nam và hạt thuốc bắc mang hương vị Malaysia.
Những quán ăn vặt “món ngoại” được các bạn trẻ ưa chuộng
Trong khi đó, ở Sài Gòn, xu hướng giới trẻ đang chuộng các món ăn châu Á. Món Topokki của Hàn Quốc, gần đây, là từ khóa được nhiều bạn trẻ săn lùng. Ở đường Hoàng Văn Thụ (Q. Tân Bình), giá Topokki chỉ 15.000 đồng/phần. Cục bột tròn dài truyền thống của món này biến tấu thành nhiều hình dạng, xiên thành que, trông rất bắt mắt.
Thậm chí, nhiều món ăn Hàn chỉ thấy trong phim như odeng (xiên chả cá), samgyusal (thịt nướng), gimbap (cơm cuộn)… cũng có ở khu ăn vặt tại quận 7. Bình Nguyên (cộng tác viên trang diadiemanuong) cho biết: “Các món không hẳn giống 100% món gốc nhưng giá rẻ, hợp khẩu vị nên đã đánh trúng tâm lý bạn trẻ thích thưởng thức các món mới lạ”.
Ở đường Huỳnh Tấn Phát (Q. 7), có một quán nướng nổi tiếng với nhiều món lạ như trứng non, sụn gà, đậu hũ khói lửa theo kiểu ăn của Ấn Độ. Tuy món ăn rất cay và dùng vị cà ri nhưng vẫn thu hút nhiều người đến ăn, đến mức mặt bằng để xe luôn là vấn đề nan giải cho quán và khách đến ăn.
Không chỉ món ăn mà cách ăn cũng bị ảnh hưởng không ít từ ẩm thực nước ngoài. Chẳng hạn, hiện có nhiều quán bán món hàu kiểu Tây. Đây vốn là món ăn khá đắt đỏ nhưng nay cũng được tìm đến do hợp khẩu vị và được giới trẻ hiện nay ưa chuộng.
Chè Singapore
“Biến tấu” nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe
Một đầu bếp trong khu vực ăn vặt “món ngoại” đường Huỳnh Tấn Phát cho biết, món ăn càng được “biến tấu” nhiều càng dễ nảy sinh tình trạng… làm bừa và các chủ tiệm nhân cơ hội này bỏ qua khâu chất lượng vệ sinh.
Và gần đây, khi các món chè “ngoại” được ưa chuộng thì nhiều chủ quán đã học công thức chuyển qua kinh doanh các món chè nước dừa. Trang Anh (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) kể: “Có lần, theo đám bạn đi ăn chè “ngoại”, mình cảm thấy chén chè có mùi thiu thiu do để lâu ngày. Về nhà đau bụng. Sau lần đó, mình sợ quá không dám đến quán đó nữa”.
Nhằm tăng tính cạnh tranh, các chủ tiệm chè thường cho lượng trân châu và thạch rất nhiều. Chính vì vậy, món chè “ngoại” cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe. Thùy Ngân (trường CĐ Phát thanh Truyền hình) từng đi làm thêm cho một quán chè “ngoại” chia sẻ: “Các viên thạch đủ màu sắc sặc sỡ, ăn thì dai và giòn nhưng bụng ai không vững là bị “rượt” ngay. Loại thạch dai như cao su này ăn rất đã miệng nhưng thực ra được ngâm cả tuần để có độ dai. Chưa kể, sữa được mua theo ký để giảm tiền vốn nên thường không rõ nguồn gốc”.
Trên các diễn đàn về ẩm thực “ngoại”, không ít ý kiến bạn trẻ cảnh báo về chất lượng của các món “ngoại” giá rẻ. Nguyên liệu thường rất sơ sài, chỉ toàn rau củ, còn phần chính như xúc xích, trứng, thịt, hải sản chỉ để cho có. Hậu trường nhà bếp cũng khá nhếch nhác so với cái tên bóng bẩy trên bảng hiệu.
Thanh An (trường ĐH Văn hóa TP. HCM) kể: “Một lần đi ăn xiên nướng Hàn Quốc ở quận 2 cùng đám bạn, tận mắt chứng kiến cô bán hàng vừa nướng vừa quẹt nước ướp lên xiên thịt cho thấm bằng cái cọ quét sơn đen kịt, trông rất ghê. Đã vậy, khu chế biến để la liệt rau quả ở lối đi vệ sinh trông rất bẩn”.
Các quán lẩu mini ăn theo phong trào lẩu Nhật, phần lớn chỉ được cái tiếng. Nhiều nơi cố tình treo bảng “Bánh xèo Nhật Bản”; “Cơm chiên Thái”… để kéo khách và nâng giá. Tình trạng nhân viên ở các phố “món ngoại” chen chúc nhau chèo kéo khách cũng hay xảy ra.
Nhiều bạn trẻ tâm sự trên trang Facebook của mình: “Ăn món ngoại giá rẻ một lần cạch mặt luôn quán đó. Mới lướt xe ngang đã bị nhân viên quán nhảy ra chặn lại, lôi vào trong, sau đó ăn xong là tới màn bị “chặt chém”, sợ mất vía”.
Theo SVVN
Hiệu chỉnh bởi quản lý: