thuongchip
Thành viên
- Tham gia
- 2/12/2022
- Bài viết
- 29
Ăn dứa không chỉ ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên việc ăn dứa có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu khao học nào chứng minh việc ăn dứa sẽ gây ra tình trạng mất sữa, tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu cho thấy loại enzyme bromelain trong quả dứa có khả năng ảnh hưởng đến mức độ estrogen – hormone quan trọng góp phần điều chỉnh sự sản xuất sữa mẹ. Khi hormone estrogen giảm có thể làm giảm sản xuất sữa mẹ, gây tắc tia sữa.
Ngoài ra, mẹ sau sinh ăn dứa cũng có thể làm thay đổi mùi vị và hương vị sữa mẹ, có thể khiến sữa mẹ thơm hay có mùi vị khác thường và làm em bé không thoải mái khi bú. Trong trường hợp này, mẹ nên hạn chế ăn dứa hay các thực phẩm có khả năng làm thay đổi mùi vị sữa mẹ.
Mặc dù ăn dứa không làm cho mẹ bị mất sữa sau sinh nhưng mẹ vẫn cần lưu ý tránh ăn quá nhiều dứa. Nếu thấy có các dấu hiệu bất thường nào liên quan tới việc giảm sữa, mẹ cần ngừng ăn dứa và tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng.
Khi ăn dứa, có một số lưu ý quan trọng mà mẹ cần biết để đảm bảo sức khỏe và an toàn. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
Ăn dứa với lượng vừa phải: Sau khi đã biết ăn dứa có ảnh hưởng đến sữa mẹ không, mẹ sau sinh có thể ăn dứa nhưng nên hạn chế và chỉ nên ăn khoảng 30gr một lần, không ăn nhiều hơn 2-3 lần/tuần. Ăn dứa với lượng vừa đủ sẽ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không ảnh hưởng tới việc tiết sữa mẹ.
Hạn chế ăn dứa trước bữa ăn: Mẹ nên tránh ăn dứa lúc đói hay lúc đang no, thay vào đó hãy ăn dứa sau bữa cơm để không làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Lưu ý cách chọn và chế biến dứa: Nên chọn mua quả dứa ngon là những quả dứa không có vết sâu đục hay bị rơi bầm dập. Tốt nhất mẹ nên mua dứa còn nguyên cùi, lá dứa xanh tươi để đảm bảo dứa tươi ngon và giữ được các loại vitamin bổ dưỡng. Một lưu ý quan trọng khi chế biến dứa mẹ cần nhớ là nên gọt bỏ vỏ và bỏ mắt dứa kỹ lưỡng bởi mắt dứa thường có nhiều chất độc gây ngứa ngáy, buồn nôn, nổi mẩn đỏ.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh đóng vai trò rất quan trọng tới việc hồi phục sức khỏe của người mẹ và hỗ trợ sản xuất sữa mẹ chất lượng. Các mẹ bỉm nên dành nhiều thời gian ngủ nghỉ trong ngày, kết hợp với việc ăn uống đủ chất với các bữa chính – phụ đan xen. Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung các viên uống tăng cường vi chất đặc biệt là viên bổ sung DHA, sắt và canxi cho mẹ sau sinh để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, hỗ trợ sự phát triển của em bé bú mẹ.
Những thông tin cung cấp trong bài trên đã giúp mẹ tìm hiểu ăn dứa có ảnh hưởng đến sữa mẹ không. Bạn nên chú ý ăn dứa với lượng vừa phải sẽ không gây mất sữa, mẹ sau sinh có thể yên tâm ăn dứa. Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm những kiến thức về mẹ và bé như làm thế nào để biết bé bú đủ sữa để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất nhé!
Sau sinh ăn dứa có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu khao học nào chứng minh việc ăn dứa sẽ gây ra tình trạng mất sữa, tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu cho thấy loại enzyme bromelain trong quả dứa có khả năng ảnh hưởng đến mức độ estrogen – hormone quan trọng góp phần điều chỉnh sự sản xuất sữa mẹ. Khi hormone estrogen giảm có thể làm giảm sản xuất sữa mẹ, gây tắc tia sữa.
Ngoài ra, mẹ sau sinh ăn dứa cũng có thể làm thay đổi mùi vị và hương vị sữa mẹ, có thể khiến sữa mẹ thơm hay có mùi vị khác thường và làm em bé không thoải mái khi bú. Trong trường hợp này, mẹ nên hạn chế ăn dứa hay các thực phẩm có khả năng làm thay đổi mùi vị sữa mẹ.
Mặc dù ăn dứa không làm cho mẹ bị mất sữa sau sinh nhưng mẹ vẫn cần lưu ý tránh ăn quá nhiều dứa. Nếu thấy có các dấu hiệu bất thường nào liên quan tới việc giảm sữa, mẹ cần ngừng ăn dứa và tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng.
Những lưu ý mẹ cần biết khi ăn dứa!
Khi ăn dứa, có một số lưu ý quan trọng mà mẹ cần biết để đảm bảo sức khỏe và an toàn. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
Ăn dứa với lượng vừa phải: Sau khi đã biết ăn dứa có ảnh hưởng đến sữa mẹ không, mẹ sau sinh có thể ăn dứa nhưng nên hạn chế và chỉ nên ăn khoảng 30gr một lần, không ăn nhiều hơn 2-3 lần/tuần. Ăn dứa với lượng vừa đủ sẽ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không ảnh hưởng tới việc tiết sữa mẹ.
Hạn chế ăn dứa trước bữa ăn: Mẹ nên tránh ăn dứa lúc đói hay lúc đang no, thay vào đó hãy ăn dứa sau bữa cơm để không làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Lưu ý cách chọn và chế biến dứa: Nên chọn mua quả dứa ngon là những quả dứa không có vết sâu đục hay bị rơi bầm dập. Tốt nhất mẹ nên mua dứa còn nguyên cùi, lá dứa xanh tươi để đảm bảo dứa tươi ngon và giữ được các loại vitamin bổ dưỡng. Một lưu ý quan trọng khi chế biến dứa mẹ cần nhớ là nên gọt bỏ vỏ và bỏ mắt dứa kỹ lưỡng bởi mắt dứa thường có nhiều chất độc gây ngứa ngáy, buồn nôn, nổi mẩn đỏ.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh đóng vai trò rất quan trọng tới việc hồi phục sức khỏe của người mẹ và hỗ trợ sản xuất sữa mẹ chất lượng. Các mẹ bỉm nên dành nhiều thời gian ngủ nghỉ trong ngày, kết hợp với việc ăn uống đủ chất với các bữa chính – phụ đan xen. Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung các viên uống tăng cường vi chất đặc biệt là viên bổ sung DHA, sắt và canxi cho mẹ sau sinh để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, hỗ trợ sự phát triển của em bé bú mẹ.
Những thông tin cung cấp trong bài trên đã giúp mẹ tìm hiểu ăn dứa có ảnh hưởng đến sữa mẹ không. Bạn nên chú ý ăn dứa với lượng vừa phải sẽ không gây mất sữa, mẹ sau sinh có thể yên tâm ăn dứa. Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm những kiến thức về mẹ và bé như làm thế nào để biết bé bú đủ sữa để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất nhé!