Ám ảnh poster chống tiêu thụ động vật hoang dã

Cuonlennho

"Cuộc đời yên ổn, năm tháng bình yên."
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/3/2010
Bài viết
1.776
Hãy chọn giải pháp bảo vệ cuộc sống của những loài động vật hoang dã thay vì làm hại chúng.

Những quảng cáo truyền thông về bảo tồn, nghiên cứu giải pháp phục hồi môi trường của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên - WWF (The World Widlife Fund for Nature) có sức mạnh rất lớn và là cách nhanh nhất đưa công chúng tiếp cận với các vấn đề nóng như biến đổi khí hậu, rác thải, nạn phá rừng…


Hãy chiêm ngưỡng những thiết kế đầy tính sáng tạo, nhân văn dành cho WWF về nạn tiêu thụ động vật hoang dã.


624173-121012kpwwf01-e169b.jpg

“Fashion claims more victims than you think”. Sự sang trọng, tinh tế của những thiết kế làm từ da và lông thú có thể khiến bạn trở thành tâm điểm của thời trang nhưng cũng biến những loài động vật hoang dã và chính bạn trở thành nạn nhân của sự hủy diệt.

[separate]




624173-121012kpwwf02-e169b.jpg

Hàng triệu con rùa biển đã vô tình trở thành nạn nhân của ngành đánh bắt thủy sản thế giới trong hơn 20 năm qua. Nhiều quần thể rùa biển trên thế giới đang có nguy cơ biến mất.

“Imagine this is yours” - Hãy tưởng tượng đây là con của bạn - một sinh linh bé nhỏ của thế giới với sự sống đang bị đe dọa, bạn sẽ thấy mình cần phải làm gì cho hành tinh này.

[separate]




624173-121012kpwwf03-e169b.jpg

“Don't buy exotic animal souvenirs” - Bạn đừng mua bất cứ món quà lưu niệm nào làm từ những bộ phận của động vật hoang dã. Chiếc răng nanh của hổ, ngà voi hay chân thỏ đều có thể là một món đồ lưu niệm nhưng nó cướp đi sự sống của sinh vật.

[separate]




624173-121012kpwwf04-e169b.jpg

If fang does not protect tiger itself, how it’s going to protect you?”. Nếu chiếc răng nanh không thể bảo vệ được cho hổ thì làm thế nào để nó bảo vệ được cho bạn? Nó không phải là chiếc “bùa hộ mệnh” có thể đem may mắn đến cho bạn.

[separate]




624173-121012kpwwf05-e169b.jpg

Ước tính trên thế giới có tới 57% vùng đánh bắt ngoài khơi bị khai thác ở mức tối đa và 30% nguồn lợi hải sản bị đánh bắt quá giới hạn cho phép. Nếu ngư dân và doanh nghiệp chỉ chú trọng đến sản lượng đánh bắt mà không coi trọng việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì sớm muộn, biển cả sẽ có một cuộc biểu tình lớn.

[separate]




624173-121012kpwwf06-e169b.jpg

Động vật hoang dã không giống như phế thải, chúng không thể tái chế.

[separate]




624173-121012kpwwf07-e169b.jpg

Nhiều quần thể động vật hoang dã bị suy giảm nghiêm trọng là do nhiều cánh rừng bị phá, nhu cầu sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm và làm cảnh, việc săn bắn, buôn bán trái phép động vật hoang dã diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi.


Nếu tình trạng này tiếp tục và không có biện pháp gì ngăn chặn, những loài động vật hoang dã sẽ đi đến nguy cơ bị tuyệt chủng.

[separate]




624173-121012kpwwf08-e169b.jpg

Tình trạng buôn bán gia tăng xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác khiến số lượng loài này ngày càng ít ỏi. Nam Phi hiện là nơi sinh sống của khoảng 70 - 80% số lượng tê giác trên thế giới nhưng theo số liệu mới nhất, 95% các vụ săn bắt tê giác lại xảy ra ở Nam Phi.

[separate]




624173-121012kpwwf09-e169b.jpg


Những con cá chết vì tràn dầu trên biển. Hãy thử tưởng tượng, hôm nay chúng trên bờ biển và rất có thể, ngày mai sẽ nằm trên đĩa thức ăn của bạn.

[separate]




624173-121012kpwwf10-e169b.jpg

Chỉ trong vòng 3 thập kỷ, số lượng loài hổ đã suy giảm một cách nhanh chóng. Khoảng 70% số lượng loài hổ đã bị con người giết hại để thỏa mãn nhu cầu lấy da, lông và nhiều bộ phận khác trên cơ thể như răng, xương, móng.


Theo số liệu của WWF, loài động vật quý hiếm này hiện chỉ còn khoảng 3.200 cá thể sống trong tự nhiên và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

[separate]




624173-121012kpwwf11-e169b.jpg

“The future is man made” - Tương lai là do con người tạo ra. Đừng để trên bãi biển chỉ còn hình ảnh của những chú rùa biển bằng nhựa.

[separate]




624173-121012kpwwf12-e169b.jpg

Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 350.000 - 400.000 con cá voi xanh trên toàn cầu năm 1900. Nhưng đến thập kỷ 1960, loài vật này chỉ còn khoảng 5.000 con. “The fate of the Blue whale lies in your hands” - Số phận của những con cá voi xanh đang nằm trong tay bạn - với đường vân chính là hình đuôi cá.

[separate]




624173-121012kpwwf13-e169b.jpg

Có một thời gian, voi trở thành loài động vật phổ biến khắp châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, số lượng bắt đầu suy giảm nghiêm trọng vào thế kỉ thứ 19 do nhu cầu về ngà voi tăng. Đến nay, nạn săn bắn và môi trường sống bị hủy diệt đang dần đẩy loài voi đến bờ vực tuyệt chủng.

* Trong trường hợp phát hiện các thông tin, hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới các loài động vật hoang dã, hãy gọi về đường dây nóng miễn phí 1800 1522 để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.


Theo: Kênh 14

 
×
Quay lại
Top Bottom