Ai “hạnh phúc” như cụ rùa?

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
1. Vào một ngày nọ, cụ bỗng nổi lên mặt nước với đầy rẫy vết thương trên cơ thể cùng một mảnh cao su mắc trong miệng, một lưỡi câu mắc trên lưng... - đại loại thế. Và thế là từ những người dân bình thường đến các nhà chức trách của cái thành phố nơi cụ đang tồn tại bỗng dưng tá hỏa tam tinh.
Kết quả là gần như ngành ngành vào cuộc, người người vào cuộc để chỉ nhắm đến mục đích duy nhất: chữa bệnh cho cụ rùa.
Cụ rùa mắc bệnh, lập tức người ta quan tâm ầm ầm - thế thì cụ hạnh phúc quá còn gì! Cũng dễ hiểu thôi mà, bởi: Thứ nhất, cụ được gọi là “cụ” trong sự thành kính tâm linh được kết tụ bởi cả ngàn năm văn hiến. Thứ hai, cụ tồn tại ở hồ Gươm, biểu tượng của một thủ đô - nhân rộng ra cũng có thể coi là biểu tượng của toàn đất nước.
Sự quan tâm đến cụ rùa vì thế là một việc nên làm và phải làm - chẳng còn nghi ngờ gì nữa.

2. Nhưng bên cạnh một hồ Gươm đã trở thành biểu tượng, Hà Nội còn nổi tiếng bởi rất nhiều hồ khác cũng đẹp và cũng có chức năng cống hiến (cống hiến cho một môi trường xanh ấy mà) không kém gì hồ Gươm. Mà ở tất cả những cái hồ đó, từ hồ Tây, hồ Ngọc Khánh cho đến hồ Giảng Võ, hồ Thiền Quang..., cũng đều chứa trong nó những loài sinh vật quý.
Những sinh vật ấy có thể không lên tới chức “cụ” như cụ rùa hồ Gươm, ít ra cũng phải ở chức “ông bà”, hoặc ít ra nữa cũng phải ở chức “cô, dì, chú, bác”. Mà đứng ở góc độ nhân văn học cũng như góc độ môi trường học thì cái quyền được bảo vệ giữa những sinh vật “cụ” với những sinh vật “cô, dì, chú, bác” hẳn nhiên phải bình đẳng nhau.
Nếu không thể bình đẳng đúng như lý thuyết (ở xứ mình đòi hỏi thực tiễn phải đúng như lý thuyết là quá khó) thì ít ra cụ rùa hồ Gươm được quan tâm 10 phần, các sinh vật ở các hồ khác cũng phải được quan tâm 1-2 phần.
Nhưng thực tế thì sao? Thực tế là nhiều hồ ở Hà Nội đang bị cảnh báo về tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Thực tế là những sản vật của các hồ khác cũng đang lâm trọng bệnh, thậm chí còn bị người ta trộm - giết không thương tiếc.
Chỉ xin lấy một ví dụ nhỏ: nếu hồ Gươm nổi tiếng với cụ rùa thì hồ Tây cũng nổi tiếng không kém với những loài cá trắm đen mà trọng lượng có con lên tới cả trăm ký. Thế mà bất cứ ai đi qua hồ Tây cũng đều dễ dàng nhận thấy tình trạng câu cá trộm diễn ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật.
Nếu cái bằng chứng mang tính “trực quan sinh động” này không làm bạn tin tưởng thì xin bạn hãy vô Google đánh cụm từ “săn thủy quái hồ Tây”: chỉ trong 0,2 giây bạn đã nhận được 9.770 kết quả và ở mỗi kết quả bạn sẽ được “cận cảnh” tất cả những chiêu, những mánh câu cá trộm ở hồ Tây.
Vậy là trong khi cụ rùa hồ Gươm bệnh một tí thôi là cả Hà Nội như sôi lên thì rất nhiều loài sinh vật quý hiếm ở các hồ khác cũng tại Hà Nội có bệnh thế chứ bệnh nữa - thậm chí là “bệnh” đến mức bị người ta cho thẳng vào nồi - cũng chẳng thấy có một phong trào bảo vệ nào được tạo ra.

3. Chữa bệnh - bảo vệ cho cụ rùa là đúng. Nhưng sẽ là đúng hơn nếu nhân đây nhà chức trách thủ đô thiết lập một phong trào bảo vệ và tôn vinh “hồ thủ đô” nói chung. Làm được những công việc đồng bộ như vậy thì cái việc rất tốt hiện nay là “chữa bệnh cho cụ rùa” mới có thể đạt được những hiệu quả và những ý nghĩa cao nhất của nó.

 
×
Quay lại
Top Bottom