- Tham gia
- 6/1/2011
- Bài viết
- 423
'Ai... Bánh mì nóng đi! Bánh khúc nóng đây!' - Là người Hà Nội, đang sống ở Hà Nội mà chưa từng nghe những tiếng rao đó hoặc không thể bắt chước được thì không phải người Hà Nội!
Bạn thích bánh mì chứ? Những chiếc bánh mì vàng ươm, cái thì mềm mại tan chảy trong miệng bạn, cái thì giòn tan mang theo âm điệu của những tiếng răng rắc khi cắn nó. Tôi cá là ai cũng thích bánh mì, nhưng chắc chắn là không phải thích bánh mì không rồi!
Vậy bạn có thích những người đội thúng bán bánh mì không? Tôi thì thích lắm! Tôi thấy họ rất siêu. Hầu như những người bán như vậy đều trông xấu xí và thấp bé nhẹ cân, nhưng họ đã làm được một điều phi thường mà chắc chắn không tổng thống, thị trưởng hay doanh nhân nào làm được: đội 1 cái thúng chứa khoảng 30 cái bánh mì có tổng sức nặng có khi bằng 2/3 cân nặng của họ. Tôi thích thú với ý nghĩ, nếu người đội thúng bán bánh mì nào cao trên 1m65, họ hoàn toàn có thể đi thi VietNam's Next Top Model!
Giờ là bánh khúc!
Hầu như đêm nào đặt lưng xuống nằm ngủ, tôi cũng nghe thấy những tiếng rao này. Rất đều đặn, không đêm nào không có. Có lẽ vì vậy, nó trở thành tiếng ru ngủ cho tôi thay vì sự lặng như tờ của đêm khuya.
Nghe thì nghe thấy nhiều như vậy, nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy hình thái và những đường nét cơ thể của bác bán bánh khúc. Có một điểm đặc biệt, đó là bác ấy rao bằng giọng thật của mình, không phải bật cái loa to gắn ở đầu xe đạp, cứ 1 phút lại chạy lại một cái câu rao hàng cũ rích. Thế kỉ 21 rồi, không còn là 20 nữa, cho nên từ các tỉ phú, doanh nhân, người bán hàng, các bà nội trợ đến các bạn học sinh cấp 3, cấp 2 đều dắt tay nhau chạy cùng sự tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ hiện đại. Và họ cũng nắm tay tiến bước cùng những người bán gánh rong, bán bánh mì và thậm chí... cả đồng chí bán ve chai nữa!
Ngày nay, hiếm thấy cái xe đạp bán bánh mì, bánh khúc, bánh bao và bánh giò nào ra ngoài đường mà thiếu cái loa màu đen chứa giọng nói quen thuộc của họ. Nếu một ngày bạn thấy họ không mang loa, tin tôi đi. Chắc chắn là họ mang loa đi bảo dưỡng rồi. Hai hôm sau, họ lại sánh bước cùng cái loa thôi.
Bước cải tiến hiện đại của những người hành nghề bán rong ở Hà Nội phát triển cùng thời đại sao mà thấy ngộ nghĩnh quá! Mà cũng đúng! Mua về một cái loa, về gắn ở xe, cho nó nói hộ mình, tội gì không làm? Ngày xưa, chắc các bác hay bị đau họng lắm, nhưng giờ thì không rồi.
Nhưng riêng bác bán bánh khúc của tôi - người chuyên ru ngủ tôi từ xa, thì lại không dùng loa. Đêm nào cũng thế, bất kể lạnh hay không lạnh, bác vẫn để tiếng rao xuất phát từ cuống họng mình vang đi cả phố. Giọng bác trầm và đặc, không the thé như mấy mẹ đồng nát. Tôi chỉ thắc mắc: tại sao bác không dùng loa? Bác không có tiền mua loa, bác không thích giọng nói trong loa hay vì bác yêu nghề và không thích có giọng nói của người khác thay cho tiếng rao đầy tâm huyết của mình? Nếu thế, tôi thích lý do cuối cùng hơn.
Từ mấy hôm nay, tôi luôn có những suy nghĩ sợ sệt và lo lắng giùm cho bác bánh khúc. Đi rao vào cái lúc 11 giờ đêm như thế, vào nhiệt độ đêm khuya xuống tới dưới 10 độ như vậy, với cái nồi to nặng thế kia, bác không sợ sao? Bác không sợ bỗng nhiên sẽ có một nhóm những thằng thanh niên đầu bò, đen đủi, nhìn bẩn bẩn nhảy ra đánh đập và cướp tiền của bác sao? Hay chỉ đơn thuần là một thằng sát nhân bệnh hoạn nào đó đi khuya, tìm kiếm bất cứ nạn nhân nào nó bắt gặp được? Bác không sợ sao? Hay vì sự mưu sinh, vì bị món nợ cơm áo gạo tiền ghì sát đất, vì lũ con nheo nhóc học cấp 1 ở nhà? Hay chỉ đơn giản vì bác chẳng còn chốn nào để đi, ngoài cái ghế đá lạnh lẽo ở công viên Lênin, nên đành vác xe đi bán kiếm chút tiền thay vì nằm trên khối đá cóng lạnh đó?
Dù có vì nhiều chuyện mà lo lắng, sợ hãi cho bác, tôi cũng chả dám nhảy xổ ra giữa đường và ra lệnh cho bác đừng có đi bán hàng lúc khuya khoắt như thế nữa được. Tôi không phải là một bà lão lão luyện nhìn đầy kinh nghiệm và trách nhiệm.
Dù vậy, tôi muốn những hình ảnh đi bán rong như thế biến mất.
Đó là điều tôi muốn. Những công việc khác tốt hơn nhiều những công việc rong ruổi gắn liền với bụi đường và bùn đất như thế, đúng không? Chẳng ai nói rằng nó đủ để tạo dựng kiếm sống và bảo vệ họ khi họ về già cả. Dù biết rằng hình ảnh những người bán xôi trên xe đạp, những người bán bánh mì đội thúng, hay cả những bà đồng nát... luôn xuất hiện trong những bức tranh phố cổ Hà Nội và những bức ảnh Việt Nam dùng để quảng bá cho nước bạn những nét đẹp truyền thống thì nghề bán rong cũng nên được giảm thiểu đến mức thấp nhất chưa từng có.
Tôi có thể làm gì được cho họ đây?
À có đấy! Tối nay, tôi sẽ mua bánh khúc ủng hộ cho bác ấy. Mẹ tôi là fan của bánh khúc mà. Mong là bánh khúc ngon vì mẹ rất kén ăn.
Mong là nụ cười của mình đủ thân thiện để bác lắng nghe lời khuyên: "Bác ơi! Bác đừng đi bán khuya khoắt như thế trong thời tiết lạnh buốt giá thế này
Bạn thích bánh mì chứ? Những chiếc bánh mì vàng ươm, cái thì mềm mại tan chảy trong miệng bạn, cái thì giòn tan mang theo âm điệu của những tiếng răng rắc khi cắn nó. Tôi cá là ai cũng thích bánh mì, nhưng chắc chắn là không phải thích bánh mì không rồi!
Vậy bạn có thích những người đội thúng bán bánh mì không? Tôi thì thích lắm! Tôi thấy họ rất siêu. Hầu như những người bán như vậy đều trông xấu xí và thấp bé nhẹ cân, nhưng họ đã làm được một điều phi thường mà chắc chắn không tổng thống, thị trưởng hay doanh nhân nào làm được: đội 1 cái thúng chứa khoảng 30 cái bánh mì có tổng sức nặng có khi bằng 2/3 cân nặng của họ. Tôi thích thú với ý nghĩ, nếu người đội thúng bán bánh mì nào cao trên 1m65, họ hoàn toàn có thể đi thi VietNam's Next Top Model!
Hầu như đêm nào đặt lưng xuống nằm ngủ, tôi cũng nghe thấy những tiếng rao này. Rất đều đặn, không đêm nào không có. Có lẽ vì vậy, nó trở thành tiếng ru ngủ cho tôi thay vì sự lặng như tờ của đêm khuya.
Nghe thì nghe thấy nhiều như vậy, nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy hình thái và những đường nét cơ thể của bác bán bánh khúc. Có một điểm đặc biệt, đó là bác ấy rao bằng giọng thật của mình, không phải bật cái loa to gắn ở đầu xe đạp, cứ 1 phút lại chạy lại một cái câu rao hàng cũ rích. Thế kỉ 21 rồi, không còn là 20 nữa, cho nên từ các tỉ phú, doanh nhân, người bán hàng, các bà nội trợ đến các bạn học sinh cấp 3, cấp 2 đều dắt tay nhau chạy cùng sự tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ hiện đại. Và họ cũng nắm tay tiến bước cùng những người bán gánh rong, bán bánh mì và thậm chí... cả đồng chí bán ve chai nữa!
Ngày nay, hiếm thấy cái xe đạp bán bánh mì, bánh khúc, bánh bao và bánh giò nào ra ngoài đường mà thiếu cái loa màu đen chứa giọng nói quen thuộc của họ. Nếu một ngày bạn thấy họ không mang loa, tin tôi đi. Chắc chắn là họ mang loa đi bảo dưỡng rồi. Hai hôm sau, họ lại sánh bước cùng cái loa thôi.
Bước cải tiến hiện đại của những người hành nghề bán rong ở Hà Nội phát triển cùng thời đại sao mà thấy ngộ nghĩnh quá! Mà cũng đúng! Mua về một cái loa, về gắn ở xe, cho nó nói hộ mình, tội gì không làm? Ngày xưa, chắc các bác hay bị đau họng lắm, nhưng giờ thì không rồi.
Nhưng riêng bác bán bánh khúc của tôi - người chuyên ru ngủ tôi từ xa, thì lại không dùng loa. Đêm nào cũng thế, bất kể lạnh hay không lạnh, bác vẫn để tiếng rao xuất phát từ cuống họng mình vang đi cả phố. Giọng bác trầm và đặc, không the thé như mấy mẹ đồng nát. Tôi chỉ thắc mắc: tại sao bác không dùng loa? Bác không có tiền mua loa, bác không thích giọng nói trong loa hay vì bác yêu nghề và không thích có giọng nói của người khác thay cho tiếng rao đầy tâm huyết của mình? Nếu thế, tôi thích lý do cuối cùng hơn.
Từ mấy hôm nay, tôi luôn có những suy nghĩ sợ sệt và lo lắng giùm cho bác bánh khúc. Đi rao vào cái lúc 11 giờ đêm như thế, vào nhiệt độ đêm khuya xuống tới dưới 10 độ như vậy, với cái nồi to nặng thế kia, bác không sợ sao? Bác không sợ bỗng nhiên sẽ có một nhóm những thằng thanh niên đầu bò, đen đủi, nhìn bẩn bẩn nhảy ra đánh đập và cướp tiền của bác sao? Hay chỉ đơn thuần là một thằng sát nhân bệnh hoạn nào đó đi khuya, tìm kiếm bất cứ nạn nhân nào nó bắt gặp được? Bác không sợ sao? Hay vì sự mưu sinh, vì bị món nợ cơm áo gạo tiền ghì sát đất, vì lũ con nheo nhóc học cấp 1 ở nhà? Hay chỉ đơn giản vì bác chẳng còn chốn nào để đi, ngoài cái ghế đá lạnh lẽo ở công viên Lênin, nên đành vác xe đi bán kiếm chút tiền thay vì nằm trên khối đá cóng lạnh đó?
Dù có vì nhiều chuyện mà lo lắng, sợ hãi cho bác, tôi cũng chả dám nhảy xổ ra giữa đường và ra lệnh cho bác đừng có đi bán hàng lúc khuya khoắt như thế nữa được. Tôi không phải là một bà lão lão luyện nhìn đầy kinh nghiệm và trách nhiệm.
Dù vậy, tôi muốn những hình ảnh đi bán rong như thế biến mất.
Đó là điều tôi muốn. Những công việc khác tốt hơn nhiều những công việc rong ruổi gắn liền với bụi đường và bùn đất như thế, đúng không? Chẳng ai nói rằng nó đủ để tạo dựng kiếm sống và bảo vệ họ khi họ về già cả. Dù biết rằng hình ảnh những người bán xôi trên xe đạp, những người bán bánh mì đội thúng, hay cả những bà đồng nát... luôn xuất hiện trong những bức tranh phố cổ Hà Nội và những bức ảnh Việt Nam dùng để quảng bá cho nước bạn những nét đẹp truyền thống thì nghề bán rong cũng nên được giảm thiểu đến mức thấp nhất chưa từng có.
Tôi có thể làm gì được cho họ đây?
À có đấy! Tối nay, tôi sẽ mua bánh khúc ủng hộ cho bác ấy. Mẹ tôi là fan của bánh khúc mà. Mong là bánh khúc ngon vì mẹ rất kén ăn.
Mong là nụ cười của mình đủ thân thiện để bác lắng nghe lời khuyên: "Bác ơi! Bác đừng đi bán khuya khoắt như thế trong thời tiết lạnh buốt giá thế này