- Tham gia
- 18/5/2012
- Bài viết
- 2.973
Ngày còn đi học, chúng ta luôn ước ao một ngày nào đó được đặt chân vào những công ty cỡ lớn như doanh nghiệp A, công ty B hay tập đoàn C vì những lần xuýt xoa, ngưỡng mộ trước những mẫu quảng cáo quá đỗi ấn tượng, những thiết kế cực kỳ sáng tạo, hoành tráng mà chúng được xuất hiện đầy rẫy khắp nơi. Tuy nhiên, phần lớn chính những kẻ làm thuê như Agency - đơn vị cung cấp các dịch vụ tiếp thị - quảng cáo mới là người tạo ra sự thỏa mãn hoàn hảo cho chúng ta như vậy.
Có một số thực tế mà các Agency phải chấp nhận khi làm việc ở Việt Nam như việc bị “ăn cắp” ý tưởng, trường hợp này thường các Agency làm tổ chức sự kiện hoặc sản xuất TVC hay gặp phải. Ở Việt Nam hiếm có công ty nào đưa những việc liên quan đến việc bị ăn cắp bản quyền của ý tưởng ra tòa vì chính họ cũng chưa mạnh tay lắm trong việc “bảo vệ” cho đứa con tinh thần của mình ở thời điểm ban đầu khi gửi cho khách hàng. Đến khi sự việc xảy ra cũng chỉ biết lắc đầu và tiếc hùi hụi. Hay như trường hợp, bản đề xuất phương án luôn bị soi mói đến mức tối đa và dần dà chuyển sang nhỏ nhặt từ cả những người, những bộ phận không có chuyên môn trong lĩnh vực marketing, quảng cáo. Kết quả đến khi kết thúc hợp đồng và nghiệm thu để thanh toán vì một lý do này, lý do khác mà khách hàng không thực hiện đúng thời gian cam kết trong hợp đồng. Điều này nếu như các Agency có trách chỉ biết trách tại sao mình không hoàn hảo.
Điều khiến cho nhiều người trẻ đam mê và hứng thú khi làm tại Agency đó chính là tìm được sự mới lạ hàng ngày trong công việc, vì lý do sẽ tiếp xúc rất nhiều đối tượng khách hàng trong suốt quá trình làm việc của mình, có thể hôm nay bạn loay hoay với những ý tưởng cho một nhãn hàng bánh kẹo, nước giải khát nhưng ngày mai bạn lại đau đầu với một nhãn hàng tã giấy cho trẻ em. Chính vì sự đa dạng và đầy màu sắc trong công việc nhưng không thiếu sự thử thách làm cho nhiều sinh viên mới ra trường tỏ ra rất mặn mà với các Agency.
Một vấn đề liên quan đến đạo đức mà không ít những Agency đã từng gặp phải và trăn trở: chúng ta sẽ chấp nhận làm cho một sản phẩm không tốt được phổ biến rộng rãi trên thị trường khi mà lợi nhuận thu về là rất lớn? Trong cuốn “Confessions of an Advertising Man” của The New York Times có một câu nói kinh điển cho vấn đề này: “Never Write an Advertisement Which You Wouldn't Want Your Own Family To Read”- David Ogilvy, tạm hiểu: “Đừng bao giờ nghĩ ra một quảng cáo mà thậm chí gia đình của bạn không muốn thấy nó”.
Những vấn đề trên đây chỉ là một góc rất nhỏ so với những gì mà các Agency tại Việt Nam nói riêng đang gặp phải, điều này làm cho sự đào thải và cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt trong việc tranh giành miếng bánh thị trường như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên vẫn tồn tại không ít những “đại gia” trong ngành truyền thông chính nhờ năng lực, bản lĩnh, sự lì lợm và kinh nghiệm xử lý khủng hoảng của họ.
Mẩu quảng cáo của một thương hiệu máy hút bụi
Một trường hợp điển hình khác khi các Agency làm việc với các công ty lớn, có thâm niên và bề dày tại Việt Nam nhưng hơi hướng nhà nước. Làm việc với các đơn vị nói trên có một nguyên tắc mà người làm quảng cáo luôn phải biết đến đó chính là "Không có nguyên tắc nào hết". Đôi khi chính vì sự hoành tráng và danh nghĩa ông lớn mà các Agency không dám làm phật lòng những vị khách hàng khó tính nhưng không nguyên tắc nói trên. Kế hoạch đã triển khai nhưng Hợp đồng sau vài tháng mới ký là chuyện bình thường, hợp đồng kết thúc nhưng thời hạn thanh toán thực tế và thời hạn thanh toán trên hợp đồng là hai kẻ xa lạ ở hai đầu đất nước, không liên quan gì đến nhau. Điều đảm bảo duy nhất ở đây mà “kẻ làm thuê” dựa vào chính là lòng tin vào các ông lớn nọ.
Điều khiến cho nhiều người trẻ đam mê và hứng thú khi làm tại Agency đó chính là tìm được sự mới lạ hàng ngày trong công việc, vì lý do sẽ tiếp xúc rất nhiều đối tượng khách hàng trong suốt quá trình làm việc của mình, có thể hôm nay bạn loay hoay với những ý tưởng cho một nhãn hàng bánh kẹo, nước giải khát nhưng ngày mai bạn lại đau đầu với một nhãn hàng tã giấy cho trẻ em. Chính vì sự đa dạng và đầy màu sắc trong công việc nhưng không thiếu sự thử thách làm cho nhiều sinh viên mới ra trường tỏ ra rất mặn mà với các Agency.
Một vấn đề liên quan đến đạo đức mà không ít những Agency đã từng gặp phải và trăn trở: chúng ta sẽ chấp nhận làm cho một sản phẩm không tốt được phổ biến rộng rãi trên thị trường khi mà lợi nhuận thu về là rất lớn? Trong cuốn “Confessions of an Advertising Man” của The New York Times có một câu nói kinh điển cho vấn đề này: “Never Write an Advertisement Which You Wouldn't Want Your Own Family To Read”- David Ogilvy, tạm hiểu: “Đừng bao giờ nghĩ ra một quảng cáo mà thậm chí gia đình của bạn không muốn thấy nó”.
Những vấn đề trên đây chỉ là một góc rất nhỏ so với những gì mà các Agency tại Việt Nam nói riêng đang gặp phải, điều này làm cho sự đào thải và cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt trong việc tranh giành miếng bánh thị trường như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên vẫn tồn tại không ít những “đại gia” trong ngành truyền thông chính nhờ năng lực, bản lĩnh, sự lì lợm và kinh nghiệm xử lý khủng hoảng của họ.