A mangaluva's psychological analysis (Phân tích tâm lý của mangaluva)

kirachen

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/4/2010
Bài viết
135
Lời người post: Dịch giả: aptx4869 _người đã dịch "Khi chiếc hộp Pandora hé mở"
Tác giả của loạt phân tích tâm lý này là mangaluva _tác giả của "Khi chiếc hộp Pandora hé mở" luôn.

Vì 1 số bạn muốn bàn luận về Kid và Shinichi nên mình xin phép dịch giả post bài này ở đây. Mong các bạn vui và thảo luận ^^
Thân!

Lời người dịch (lưu ý, vì mình lấy trong blog của bạn mình nên lấy nguyên văn tiếng Anh luôn nhé ^^) : Are you enough with romances? ^^ How about learning psychology this time? I got these from mangaluva-san at fanfiction.net (she's the author of "When the pandora box is opened", yh, a crossover of D.C and M.K). Let's start with Shinichi K., then Ran M. (of course), Heiji H. (a friend of mine rather attaches with the guy), and if you're not unsatisfied, Shiho M. These dedicated to, as usual, my 3 followers Kira, Angel and shinran. (By the way, mangaluva-san wrote about Saguru H., Gin and Vermouth, if you're interested ... just tell me.) Ready? (smile)


Part 1: Kudo Shinichi


Đối tượng đầu tiên: Kudo Shinichi
Chẩn đoán bệnh: Khủng hoảng danh tính thân phận
164077_176755602354531_100000602780518_495425_3674016_n.jpg



Bệnh nhân là một thiếu niên châu Á, 17 tuổi (tạm thời nhìn bề ngoài thì là 7). Đặc điểm dễ nhận biết nhất là chỉ số IQ cao chót vót + khả năng tư duy sắc sảo nhạy bén hiếm có. Rất nhiều khả năng là một người có bán cầu não trái phát triển mạnh - tư duy logic, tính toán nhanh nhạy, dễ dung nạp lượng thông tin khổng lồ và biến đổi liên tục. IQ chắc lơ lửng đâu đó chừng trên 180, có thể nói xấp xỉ mức của thiên tài. Đam mê bóng đá, có vẻ nhanh chóng thành thạo với những môn thể thao có dùng đến đôi chân, đặc biệt xuất sắc ở những môn đòi hỏi lối chơi đồng đội với luật chơi rõ ràng. Rất chú ý giữ vóc dáng khỏe mạnh, nhất là khi bị teo nhỏ thành Conan (rất ghét cái chuyện bị mất phong độ).

Mọi mối quan hệ xã hội đối với người này e rằng lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Chính vì sở hữu chỉ số IQ cao ngất nên Shinichi K. rất tách biệt so với bạn bè cùng lứa, ngay cả với những người trưởng thành xung quanh, điều này góp phần dẫn đến hiện tượng đề cao ý thức về cái tôi cá nhân. Bị teo nhỏ thành một cậu nhóc có lẽ là một cú đánh trực tiếp cực đau đớn đối với người này, không chỉ vì những hạn chế nhược điểm mà một cơ thể nhỏ bé hơn gấp mấy lần đem lại (chú ý rằng đàn ông con trai cực kì coi trọng sức mạnh cơ bắp, kể cả họ có được coi là tuýp người có đầu óc, đó là chưa kể Shinichi có chiều cao khá khiêm tốn so với bạn bè đồng lứa, thậm chí ở độ tuổi 7, Conan cũng thấp bé hơn nhiều cậu con trai khác), mà còn bởi vì chẳng còn ai lắng nghe và tôn trọng lời nói của cậu ta như trước kia nữa (người ta thường không muốn nghe con nít nói). Nghĩa là, không ai thèm nghe và 100% lơ cậu ta đi, cho dù cậu ta đúng mười mươi. Shinichi có lẽ cảm thấy rất khó chịu khi đột nhiên bị loại ra ngoài trung tâm của sự chú ý trong khi người lớn chung quanh tỏ ra chậm hiểu và đầy định kiến. Chính vì thế, Shinichi rất khó thân thiện với người lớn.

Điểm cộng cho chàng thám tử: khả năng diễn xuất của cậu ta. Cứ nhìn lại lần diễn kịch ở trường và cách cậu ta thuyết phục mọi người rằng Shinichi và Conan là 2 người khác nhau thì biết. Hiển nhiên là hắn thừa hưởng tài năng này từ người mẹ vốn là cựu minh tinh điện ảnh. Ngoài ra hắn còn di truyền từ mẹ mình cái tố chất mà hắn gọi là “bệnh của minh tinh màn bạc”. Ý là, hắn thích tạo ra “kịch tính” một chút (hãy nhớ lại cái câu đầu tiên hắn nói trước đám đông khi cởi bỏ chiếc mặt nạ Black Cloaked Knight) cho nên không bao giờ phá án theo cái kiểu nói thẳng toẹt ra tên thủ phạm và cách thức tiến hành tội ác, bao giờ cũng phải dẫn dắt, lập luận, giải thích cặn kẽ từng tí một cho mọi người nghe (khiến ai nấy bao gồm thủ phạm há hốc mồm như lũ ngố).
Shinichi luôn muốn nắm quyền điều khiển tình huống một cách tuyệt đối. Hắn ta có một cái Tôi khổng lồ và cực kì ý thức về nó, và tự tin thì hắn có thừa, tuy đôi khi diễn xuất và làm bộ làm tịch hơi bị … quá lố. Có thể tính đây là một trong những nguyên nhân khiến hắn khăng khăng không muốn ai biết sự thật cái chuyện hắn đột nhiên bị thu nhỏ lại thành một thằng nhóc tiểu học, hắn sợ sụp đổ hình tượng lịch lãm và thông thái trong mắt người khác, và rất sợ bị cười nhạo, có thể nói là địa ngục trên mặt đất dành cho hắn cũng không sai.

Vấn đề cái Tôi cá nhân thậm chí còn có sự góp sức của ông bố bà mẹ của hắn. đặc biệt là người mẹ - có vẻ như bà này không có cách nuôi dạy con cái tích cực lắm. (Kogoro từng bình luận rằng Yukiko nuôi lớn Shinichi theo cái kiểu “không can thiệp”). Nói cách khác, nếu khen thì khen quá lố còn nếu phạt thì phạt không ra gì – Yukiko vặn tai Shinichi khi biết thằng bé nói dối mình, ông Yuusaku lập tức ngăn cản. Tác giả chỉ tiết lộ vài cảnh ngắn về tuổi thơ của Shinichi nhưng người đọc cũng kịp nhận ra cậu bé luôn có vẻ lớn trước tuổi, cụ thể vẻ mặt của cậu ta thường xuyên mang đậm nét buồn chán trừ lúc trong thư viện buổi đêm khi có ngưởi lạ mặt đột ngột phóng dao cái bộp tới – một thứ gì đó “thú vị” xảy ra mới khiến Shinichi chú ý được. Có thể suy đoán rằng sự thiếu vắng bàn tay giáo dục và nuôi dạy nghiêm túc của phụ huynh đã thôi thúc Shinichi trưởng thành sớm về mặt tinh thần và trí tuệ hơn hẳn những đứa trẻ khác.

Shinichi luôn nói tốt về cha mẹ của mình, tuy vậy cả hai người này có vẻ như đều không phải là đối tượng thân thiết đầu tiên trong đời hắn, chuyện này hoàn toàn có thể hiểu được với cách sống nhàn hạ rong chơi của hai ông bà này. Có lẽ Shinichi ra đời quá sớm trong khi ba mẹ hắn vẫn đang quen với lối sống sôi động và phù hoa trong xã hội. Yukiko lúc đó chỉ 21 tuổi và mới giải nghệ khỏi làng điện ảnh đúng 1 năm về trước, cùng lúc đó sự nghiệp tiểu thuyết gia trinh thám của Yuusaku đang lên như diều gặp gió. Nói cách khác, họ vẫn còn quyến luyến với đời sống vương giả và sôi nổi với những mối quan hệ và rất khó để từ bỏ tất cả vì Shinichi. Khi Yukiko nói tới chuyện “ba mẹ đã bỏ lại cuộc sống đầy sắc màu ở Hoa Kỳ để sống ở Nhật và nuôi dạy con,” họ không lâu sau đó đã thay dổi quyết định. Một lưu ý nho nhỏ là, Shinichi gần như không suy tính đến lần thứ hai về quyết định ở lại Nhật và sống một mình, để cha mẹ cùng nhau quay lại Mỹ, thậm chí khi họ quay lại Nhật đề nghị mang Conan qua đó, hắn vẫn từ chối thẳng thừng; còn cái lần hắn qua Mỹ thăm cha mẹ, hắn mang Ran đi theo.



Hình ảnh đầu tiên về Shinichi và Ran được khắc họa trong bộ truyện là ở trong nhà trẻ. ở độ tuổi đó, con nít rất dễ kết bạn và thân thiết với nhau. Cho nên có thể khẳng định, đối tượng gây cảm tình đặc biệt đối với cuộc đời của Shinichi, không phải là người cha/mẹ hay là người bảo hộ, mà chính là Ran. Điều này còn được chứng minh rõ rành rành trong cái cách Ran chăm sóc và quan tâm tới Shinichi – một vai trò nửa như là bạn bè nửa như là phụ huynh, và là nhân vật hiếm có khiến Shinichi bối rối và mất hết tự tin. Về mặt tình cảm mà nói, Ran giống như hình tượng một “người mẹ” của hắn. Cảm giác này không hề xung khắc với tình cảm thương mến của một người con trai dành cho người con gái (mà chắc chắn là Shinichi dành đặc biệt cho Ran), đàn ông con trai thường hay thích những người phụ nữ có nét giống người mẹ của họ, điều đó hầu như ai cũng biết. Cái này có thể giải thích cho chuyện Shinichi đồng ý trở thành nhóc Conan ở bên cạnh Ran cho dù lo nơm nớp cô nàng sẽ biết sự thật một ngày nào đó (cụ thể hắn không muốn mất hình tượng cao to đẹp giai khỏe mạnh thông minh … bla bla bla trước mặt cô gái mình thích, không muốn cô ấy bị Tổ chức giết, không muốn MÌNH bị cô ấy giết vì tội lừa đảo). Hãy tưởng tượng lại cảnh hai “chị em” kì lưng cho nhau ở suối nước nóng. Có thể kết luận thế này: đứa trẻ con trong hắn đang rất thoải mái và dễ chịu, nó đang hưởng thụ cái cảm giác ấm áp và đầy tình yêu thương từ một người mẹ, trong khi tên con trai mới lớn trong hắn chỉ muốn quay lại tắm thêm lần nữa. Thế mới biết Shinichi K. có tinh thần thép đến mức độ nào. Oh man …


Ở một mức độ khác, Ran là người bạn duy nhất và thân nhất của Shinichi, hắn không có vẻ gì là giỏi giao tiếp với người xung quanh, hắn không thể hiểu nổi họ. Chính bởi vì đầu óc hắn tư duy logic quá, bất cứ cái gì hắn cũng đòi hỏi chứng cớ, lập luận và giải thích, tóm lại hắn rất giỏi suy luân, nhưng cũng vì thế mà hắn không nắm được tâm lí và cảm xúc của người khác. Hãy nhớ lại cảnh cuối sau khi phá án xong ở vụ lễ hội trường, Heiji ngẩn người nghe hắn nói như sau “Dù người ta có cố giải thích với tớ bao nhiêu lần đi chăng nữa thì tớ cũng không thể hiểu nổi tại sao con người phải ra tay giết nhau. Tớ cũng cố thử nhét vào đầu để hiểu rồi đó chứ, nhưng cuối cùng nó vẫn chẳng có ý nghĩa gì với tớ cả”.



Nghĩa là, Shinichi cố gắng để hiểu động cơ sát nhân một cách nào đó hợp logic, nhưng không tìm ra bất cứ động cơ nào để người ta phải giết người. Ý là, trí tuệ và tư duy của hắn cố diễn đạt và giải thích mọi thứ bằng mọi quá trình mà hắn biết và nắm rõ, nhưng con người cùng với cảm xúc khó hiểu của họ luôn luôn không đoán trước được. Shinichi là một thám tử tài ba, nhưng là một cá thể kém ở kĩ năng giao tiếp với con người trong xã hội. Shinichi thường bực mình vì Heiji, vì hắn rất khó kết thân và gần gũi với người khác ngoài Ran. Heiji ở một góc độ nào đó đã giúp Shinichi cải thiện rất nhiều về điểm này, nhờ bản chất hoạt bát sôi nổi và nhiệt tình sẵn có của mình. Shinichi thường có xu hướng kiềm chế mọi cảm xúc riêng tư (khá điển hình cho người có bán cầu não trái phát triển) bởi vậy nếu muốn hiểu thêm về tình cảm của người khác, trước tiên hắn phải thả lỏng tình cảm của mình một chút trước đã.



Nhân vật duy nhất có đặc điểm chung với Shinichi chính là Kaitou KID. Tài ứng biến nhanh nhạy, ý thức về bản thân rõ rệt, người này không chỉ đặc biệt ở chỗ cậu ta tự do và khó đoán trước được như một cơn gió, mà còn là vì cậu ta có thể gây nên một cơn chấn động khiến mọi thứ logic đảo lộn tùng phèo. Chính vì thế mà Shinichi rất khó chịu trước sự xuất hiện của tên trộm này, Shinichi không thể chấp nhận được chuyện lí trí tỉnh táo và tư duy logic bị đè bẹp vô lí nhu thế được. Shinichi muốn bắt được KID để chứng tỏ hắn có thể điều khiển được một biến số, giải mã được mọi bí ẩn với ánh sáng của logic. Mặt khác hắn cũng không phiền lòng chuyện KID năm lần 7 lượt trốn thoát bởi một phần trong hắn thích thú cái cảm giác bị thách thức mà KID đem lại, có thể nói đối với một người quá quen với án mạng đẫm máu như Shinichi thì tên trộm thích quậy phá 1 cách vô hại này còn tốt chán.



Một lí do khác khiến Shinichi luôn để KID trốn thoát: đó là ý thức về công lí của hắn. khái niệm của hắn về “Công lí” và “Luật pháp” không giống như nhiều thám tử khác, chúng được phân biệt rõ ràng và không có chuyện chồng chéo lên nhau. Hắn sẵn sàng lách luật để công lí được thực thi (xem lại vụ án mạng của Nakago). Trong vụ “dịch chuyển tức thời” hắn cũng không ngại cho mấy ngài cảnh sát ngủ gật để đối chất với tên trộm một mình, hắn không cảm thấy áy náy gì cả, hắn đinh ninh rằng pháp luật không phải khi nào cũng đúng (cái này chắc bị ảnh hưởng của người cha). Ví dụ hùng hồn nhất chính là vụ giết người ở nhà bác sĩ Araide, hắn bằng giọng của Kogoro đã hướng dẫn ông Megure cài một cái bẫy cho bà Yoko và tạo ra một bằng chứng giả, 1 lời thú tội giả để bảo vệ cô giúp việc Hikaru khỏi tội ngộ sát – điều này nghe thì có vẻ trái ngược với phương châm “chỉ có một sự thật”. Có lẽ nặng nề nhất đối với Shinichi khi phải đóng vai Conan là phải liên tục nói dối – một trong những biệt tài mà hắn ghét. “Shinjitsu wa Itsumo Hitotsu”, tên hắn nghĩa là như thế, và cả đời hắn sẽ sống như thế. Cái khuynh hướng trung thành tuyệt đối với sự thật và nguyên tắc với công lí đều được thừa hưởng từ người cha, và cũng có thể nói là bị ảnh hưởng từ Ran – con gái của một luật sư trung thực và tài năng và một cựu cảnh sát. Chú ý chi tiết sau đây: trong vụ giết người tại một buổi họp mặt bạn cũ, Kogoro từng nói rằng “Ta không hiểu sao có người lại suy nghĩ rằng họ có quyền cướp đi mạng sống của người khác … mà ta cũng không muốn biết.” Nói chung Shinichi có nhiều điểm tương đồng với Kogoro hơn hắn tưởng nhiều.


Như đ nói ở trên, Shinichi không giỏi khám phá cảm xúc của người khác, cho nên hắn lúng túng với phụ nữ là chuyện đương nhiên. Ở bên canh Ran là hắn cứng lưỡi, trong một vai tình huống khác hắn chẳng biết phải làm sao để thổ lộ tình cảm của mình với Ran. Đối với Ai còn tệ hơn, hắn chưa bao giờ có tí khái niệm gì về tình cảm thật sự của cô ta đối với mình, và nếu có thì chắc cũng bó tay không biết làm sao để cô gái này bớt thất vọng vì hắn sẽ phải từ chối.


Một đặc trưng nữa của nhân vật này: hắn là kiểu người cầu toàn, ưa sự hoàn hảo. Một di chứng khác của bênh “minh tinh màn bạc”. Hắn ưa mọi việc phải chuẩn mực và đâu vào đấy – trông cách ăn mặc là đủ biết, cả trong hình dạng Shinichi lẫn Conan hắn đều ăn vận lịch lãm gọn gàng chỉnh chu nổi bật. cụ thể là cái áo khoác, cái nơ đeo cổ … khi là Conan, gần đây còn mang áo sơ mi, quần tây và áo jacket (đặc biệt chú ý mỗi khi chạm trán với KID). Ngay cả khi 17 tuổi Shinichi cũng có vẻ rất thoải mái với bộ đồng phục trung học của mình. Cái nết cầu toàn này đôi khi báo hại hắn, mỗi lần uống thuốc giải tạm thời hắn đều muốn tranh thủ bày tỏ tình cảm với Ran, nhưng cứ cố đợi cho đến “thời điểm thích hợp” thành ra chần chừ mãi. (xem lại vụ đi nhà hàng ở tòa cao ốc Beika). Hiện tượng này rất có thể là hậu quả của tình trạng bấp bênh bất ổn của tâm lí, hoặc là do Conan cho rằng mình không giỏi nắm bắt con người, nên càng cố gắng làm chủ những gì có thể điều khiển được. Có nghĩa là, Shinichi nghĩ rằng mọi chuyện sẽ chẳng ra đâu vào đâu nếu chúng không … như thế, như cái cách nó đúng ra phải là như thế. Hắn cũng không tệ ở khoản nhanh trí, tùy cơ ứng biến, nếu như hắn không quá cầu kì thì đã có thể chớp lấy thời cơ và thổ lộ với Ran rồi, hắn sẽ phải ngạc nhiên về kết quả cho mà xem.


Nói tóm lại là, cái con người này là một thám tử kì tài nhưng về mặt xã hội thì hơi bị nhiều khuyết điểm. tình bạn của hắn với Heiji có thể coi là một dấu hiệu tích cực. thế còn bệnh nan y khó chữa của hắn? Chính là chứng “minh tinh màn bạc” đó, thích biểu diễn quá thể. Nên có ai đó khuyên hắn thôi cái màn ấy đi. Chắc người đó không thể là Heiji được, đồng minh đồng đội mà. Rất có thể Ran làm được chuyện đó. Nghĩa là, Shinichi chắc chắn sẽ nghe lời cô ấy, có nhiều bằng chứng cho thấy hắn coi trọng lời nói của cô hơn bất cứ người nào khác.


Bonus: (from mangaluva as well): trước khi bị teo nhỏ, Shinichi có vẻ như không có nhiều bạn bè thực sự thân thiết nào khác ngoài Ran. Shinichi quen với những người như Nakamichi nhờ chơi bóng đá, nhưng nếu nói bạn gần gũi thì chỉ có Ran – cô gái là người duy nhất tới nhà hắn để dọn dẹp khi hắn mất tích. Hãy hình dung lại cảnh học sinh trong trường trầm trồ ngạc nhiên trước sự xuất hiện của Shinichi Kudo trong lễ hội trường – ai cũng đứng từ xa mắt chữ A mồm chữ O, chỉ có duy nhất Ran là người có phàn ứng kiểu như “cậu đi đâu mất tăm thế hả?” dần dần lũ thám tử nhí và Heiji khiến phần này trong Shinichi thay đổi đôi chút. Shinichi từ chối Asami sempai đơn giản vì hắn không có tình cảm nam nữ gì với cô ta như đối với Ran. Nói như vậy không có nghĩa là Shinichi thuộc loại khiếm nhã và xa lánh xã hội, ngược lại cách xử sự của hắn rất chuẩn mực, và là một người sống nội tâm với tấm lòng nhân hậu. Chẳng qua Shinichi không giỏi nắm bắt tâm lí và tình cảm của người khác mà thôi.

***
 
Part 5: Kuroba Kaito

Đối tượng nghiên cứu: Kuroba Kaito
Chẩn bệnh: Ham vui + ham quậy

kaitou.jpg



Bệnh nhân là một thiếu niên châu Á, tuổi 17. Sở hữu chỉ số IQ khá cao, có lẽ ngang ngửa trình của Kudo Shinichi. Là một vận động viên thể thao không chuyên khá sành sỏi (cụ thể là giỏi trượt băng) và có thân hình khá chuẩn vì phải tập tành cho phù hợp với nghề nghiệp của thân phận Kaitou KID (dám cá là hắn ta thuận cả 2 chân 2 tay). Có vẻ là người có bán cầu não phải phát triển, khả năng sáng tạo vô biên, có linh cảm tốt và biết cách điều chỉnh cảm xúc của chính mình. Tuy nhiên người này có xu hướng giấu đi cảm xúc thật đằng sau lớp mặt nạ tỉnh khô hay còn gọi là Poker Face. Cụ thể Poker Face này có 2 kiểu: 1 là vẻ tươi cười vui vẻ tinh nghịch như anh hề (đôi lúc còn ngây ngô và ngốc nghếch) của Kuroba Kaito học sinh trung học, và bộ mặt cool với nụ cười nửa miệng ngạo nghễ tự tin của siêu trộm Kaitou KID (dẫu bị bao vây cũng không nhúc nhích đổi sắc lấy một centimet vuông). Về điểm thông minh nhạy bén thì Kaito khá giống trường hợp của Shinichi và Saguru, tuy nhiên trong đời thường, hắn vẫn phải đóng kịch và giấu diếm nhiều hơn cả.



Mặc dù Kaito tỏ ra là người khá thân thiện và dễ gần nhưng thực tế, hắn là người rất khó để gần gũi thân mật với người khác. Ở đây có thể áp dụng câu quote của Joan River: “Đối với tôi làm quen với cả 10 ngàn người thì rất dễ nhưng làm thân với duy nhất một người thì cực kì khó”. Hắn thuộc tuýp người thích biểu diễn và thuộc về công chúng, toàn bộ cuộc đời của Kuroba Kaito là một show trình diễn, không chỉ dưới thân phận của KID, cho nên hắn ta khó mà thật lòng với một ai đó được, nói cách khác, kết thân với người khác là một việc không tưởng đối với hắn. Tất cả những trò ảo thuật hắn bày ra trên lớp cho thấy hắn rất thích trở thành trung tâm của sự chú ý, hắn cần những giây phút như thế. Nếu không có khán giả bao quanh, hắn sẽ không diễn xuất, và vì thế sợ để rơi lớp mặt nạ đó.



Một phần nguyên nhân chính của thái độ này chính là hoàn cảnh có một không hai của hắn – hiếm có ai chia sẻ được với hắn, ngoại trừ Kudo Shinichi, người mà hắn chưa từng chạm mặt với tư cách Kuroba Kaito. Đối với Kaito, dường như con người trên đời có đầu óc rất đơn giản, hoặc là quá ư ngây thơ, cũng có thể do hắn quá rành nghệ thuật dẫn dắt suy nghĩ của đám đông, cứ nhìn mỗi lần KID xuất hiện và điều khiển người ta là đủ biết, đặc biệt là trong vụ “dịch chuyển tức thời”, hắn thể hiện cách nhìn của mình về con người giống như “một phần của đám đông ồn ào” hơn là những cá tính riêng biệt trong cuộc sống. Ngoại lệ ở đây là Koizumi Akako, Hakuba Saguru và đương nhiên là Nakamori Aoko, người bạn từ thuở thiếu thời của hắn, bạn thân của hắn từ trước khi ba hắn mất – một sự kiện đáng chú ý đã thay đổi con người thật của Kaito Kuroba.




Đối tượng thân thiết gần gũi đầu tiên của Kaito, đồng thời cũng là thần tượng trong lòng hắn, chắc chắn không phải ai khác mà là Kuroba Toichi. Cách suy nghĩ, ứng xử với người đời của Kaito chịu ảnh hưởng lớn từ cách nhìn của người cha. Dựa vào số lần hồi tưởng về Toichi những lúc Kaito nhớ về tuổi thơ và thái độ kiên quyết của Kaito khi tìm cho ra những kẻ ám sát cha mình và cái lối nói chuyện về ông ấy như thể ông ta vẫn đang còn sống trên đời, thì có thể khẳng định rằng Kuroba Toichi là trung tâm của thế giới của Kaito, đã từng và bây giờ vẫn đang giữ vị trí đó. Dù Sensei không nói rõ, nhưng có thể đoán ra ông ta gặp nạn trên sân khấu biểu diễn ảo thuật, mà Kaito thì luôn theo chân cha mình trong mỗi show diễn => khả năng Kaito chứng kiến cái chết thương tâm của Toichi là rất lớn. Có thể dễ dàng suy đoán được rằng Kaito chưa bao giờ muốn chấp nhận sự thật là cha mình đã qua đời.



Đó cũng chính là cội nguồn gốc rễ của xu hướng không bạo lực của Kaito. Hắn không nỡ làm người khác bị thương, chứ đừng nói gì tới chuyện xuống tay sát hại ai bao giờ. Hắn không muốn có ai phải chết cả, giống như ba hắn, ngay cả khi hắn căm thù những kẻ đã ám sát ba hắn một cách tàn nhẫn (những gã này có lẽ là những kẻ xấu xa nhất độc ác nhất đáng khinh nhất trong suy nghĩ của Kaito), hắn vẫn không thể nào làm điều tương tự với bọn chúng được, bởi vì hắn không muốn cuối cùng lại trở thành con người như lũ người đó. Cũng chính vì tư tưởng này mà Kaito liều lĩnh cải trang thành Takagi để tìm cách rửa oan cho mình, hắn không muốn bị ai chụp lên đầu cái tội danh hung thủ giết người, hắn muốn chứng tỏ rằng, Kaitou KID không bao giờ làm chuyện như thế, đó không phải là hắn. Thêm một bằng chứng nữa là khẩu súng bắn ra lá bài tây của KID. Về căn bản mà nói, đó không phải là một thứ vũ khí bạo lực mà chỉ là một thứ đồ chơi để vui đùa. KID không thích cái khái niệm trơ tráo và lạnh lẽo của “khẩu súng” nên đã biến đổi nó đi để phù hợp với mình.



Trên thực tế, mọi hành động và tính cách của KID đều không mấy dây mơ rễ má tới quan điểm “tội phạm hình sự”. Hắn gửi thông báo là sẽ đến khi nào, từ đâu và ra sao, trong khi tội phạm thực sự thì hơi đâu mà làm thế, chúng ưa lén lút hơn chứ; hắn thích ở giữa trung tâm của sự chú ý, trong khi tội phạm chính hiệu lại chạy trốn, hắn ăn mặc chỉnh tề, chói sáng khiến ai nấy đều trầm trồ và có ấn tượng rõ nét, trong khi hầu hết tội phạm đều khoái mờ nhạt, càng ít bị để ý càng tốt; hắn thân thiện và vui vẻ, luôn luôn thể hiện cách cư xử lịch thiệp và đúng mực, tội phạm thật thường có xu hướng dọa dẫm hoặc thô lỗ với người ta, hắn chơi đùa xong là bỏ viên ngọc lại và chạy thoát, và luôn luôn trả lại những thứ mình lấy đi, hắn chưa từng giữ lại làm của riêng, để đòi tiền chuộc hay là bán đi kiếm lời. Tóm lại nhìn nhận một cách công bằng thì Kaitou KID không phải là một tội phạm hình sự, nói như vậy để phân biệt rõ ràng với những kẻ đã ám sát cha của hắn. KID trong con mắt của công chúng là một nghệ sĩ mang đến niềm vui và giải trí, chính xác là như thế. Đồng thời KID cũng có quan điểm rất linh hoạt về “luật pháp” và “công lý”. Hắn sẵn lòng phá luật lách luật để công lý được thực thi – để cảnh sát bắt giữ được kẻ thủ ác thực sự. Nói chung hắn tự cảm thấy mình không làm điều gì sai trái, mà đúng là thế thật. Kaito không nhìn nhận sự vật sự việc theo nguyên tắc như Shinichi, mọi thứ với hắn đều chuyển động và mang tính tương đối. Hắn rõ ràng rất thích cảm giác bị thách thức mà Shinichi đem lại – những người có đầu óc siêu phàm thường khoái chơi trò đấu trí với nhau – cuối file “bước đi trên không trung”, Kaito có bình luận rằng “tất cả những gì tôi muốn là được đấu với cậu thêm một trận nữa, thám tử ạ.” Hắn chắc chắn là tuýp người giàu adrenalin, và rõ ràng là nghiện cảm giác mạnh. Kaito Kuroba là một kẻ ham mê cảm giác mạnh, giản đơn và thẳng thắn cực kì. Cái làm hắn thấy hào hứng hơn cả chính là trạng thái lâng lâng phởn phơ mà thử thách đem lại.




Nhưng điều đó cũng giải thích cho việc Kaito lựa chọn cách sống ít thân thiết với người ta. Hắn là một nhân vật nổi bật bị chú ý, và sống từng ngày trong nỗi lo án tử hình tiếp theo sẽ đến từ sau caí chết của người cha, cho nên hắn không muốn có thêm ai bị lôi kéo vào cái mớ bòng bong này nữa. Hắn cùng đồng thời rất e ngại Nakamori Aoko, sợ phản ứng của cô ta khi biết chuyện. Cô gái này luôn thể hiện sự căm ghét KID mà trong khi lại là người suy nghĩ khá đơn giản – Kaito hiểu rằng Aoko sẽ không thay đổi lòng thù ghét đó ngay cả khi biết chính hắn là người sau lớp mặt nạ đó. Có nghĩa là Kaito tự đánh giá bản thân mình với tư cách một con người bình thường rất thấp, hắn nghĩ rằng tình cảm giữa hắn và Aoko, cụ thể là Aoko đối với hắn, không mạnh mẽ sâu sắc đến thế để cô gái có thể tha thứ và yêu quý hắn như là yêu quý Kaito Kuroba, nghĩa là Kaito cho rằng, nếu Kaito Kuroba không phải là bạn thân nhất của Aoko thì cô ấy cũng không thèm để ý đến hắn. Thật ra nghệ sĩ không phải ai cũng tự tin đầy mình, bạn đừng ngạc nhiên. Họ chỉ tự tin về tài năng diễn xuất của mình thôi, và tất cả bọn họ đều khao khát sự chú ý ở một mức độ nào đó. Trong vụ Green Dream, KID động viên cô diễn viên trẻ đang hồi hộp lo lắng rằng hãy tưởng tượng khán giả dưới kia đều là bí ngô hết, có nghĩa là chính hắn cũng áp dụng cái phương thức này khá nhiều lần. Nói điều này nghe có vẻ vô lí, nhưng thực ra Kaito có vẻ ít tin tưởng vào giá trị thật của chính mình với tư cách một cá thể riêng biệt. Có thể là hắn sợ rằng nếu như hắn cố tỏ ra nghiêm túc thì sẽ thất bại. Điều này còn thể hiện trong nhiều mối quan hệ khác trong cuộc sống của hắn, Kaito Kuroba rất lo lắng khi phải rời ánh đèn sân khấu và tiếng hò reo của đám đông.



Hắn né tránh cảm giác lo sợ bằng cách diễn và diễn 24/7, và không dám đến quá gần một người nào cả. Aoko có vẻ nhận ra chuyện đó, có lần cô ta bình luận về hắn như là “ngọt ngào tử tế nhưng rất lạnh lùng” – nói cách khác, Kaito rất tốt, rất thân thiện nhưng hắn đang giả vờ (trúng phóc!). Kaito cũng e ngại gần gũi với Aoko bởi vì hắn sợ bị từ chối. Bây giờ chúng ta hãy thử quan sát mối quan hệ của Kaito với Minami, mẹ của hắn. Người phụ nữ này rất ít khi xuất hiện, và không có cảnh chung nào của hai mẹ con cả, cho nên người đọc không dám chắc chắn về mức độ thân thiết của họ cũng như không rõ bà này có biết gì về cuộc sống của Kaito trong hiện tại hay không (có thể Minami biết về căn phòng bí mật, nhưng có lẽ không biết Kaito chính là KID hiện tại) nhưng có một điều khá rõ ràng là, dù hai mẹ con khá vui vẻ với nhau, nhưng Kaito cũng giữ khoảng cách với mẹ mình giống như những người còn lại vậy, tất nhiên điều này không hay ho chút nào nhất là sau cái chết của ông Toichi. Trông có vẻ như Kaito và bà Minami sống tự do và độc lập trong cuộc sống riêng của mình, không đan xen vào nhau. Trái lại, bà Minami có vẻ rất thân thiết với Aoko, cô gái xưng hô với bà này là “obachan”. Một người khác trong quỹ đạo của Kaito là ông bác Konosuke Jii, người mà hắn thường gọi là “Jii-chan”, một sự trùng hợp (hoặc do cách chơi chữ của Sensei) giữa tên ông già và từ “ông nội/ngoại” trong tiếng Nhật. Tuy nhiên có thể thấy quan hệ giữa hai người này khá kiểu cách, như thể giữa người quản gia với cậu chủ ấy (nhắc mới nhớ, ông Toichi chắc cũng phải kiếm được cả một gia tài chứ không ít đâu) vì ông Jii luôn gọi Kaito là “Bocchama” nghĩa là “thiếu gia, cậu chủ”. Kaito cũng thường xuyên gạt ông già và giấu diếm cảm xúc của mình trước ông ta, nhưng đồng thời cũng luôn để ý bảo vệ Jii (xem lại vụ Nightmare và Walking on Air), thà liều lĩnh còn hơn là để ông cụ bị bắt giữ.



Cũng từ đó mà chúng ta hiểu thêm một khía cạnh khác của con người Kaito Kuroba: hắn ta thực sự rất coi thường sức khỏe và tính mạng của chính mình. Hắn không nao núng hay để tâm mặc dù đang bị thương hoặc bị đe dọa, có lẽ đó là hậu quả của thái độ đánh giá thấp giá trị của bản thân. Hắn coi nhẹ tính mệnh của mình cho nên mới cố tình tự biến mình thành một con mồi lộ liễu để nhử Snake ra. Hắn sẵn sàng liều mạng để bắt Snake phải trả giá bằng bất cứ cách nào, trừ h.ãm hại người vô tội. Hắn muốn Snake nghĩ rằng hắn chính là Toichi là bởi vì hắn cực kì tôn sùng cha mình, cái ý nghĩ được sống dưới bóng danh tiếng lẫy lừng của người cha là một động lực cực kì lớn cho hắn. Ngoài ra Kaito cư xử rất quái gở và tự tin thái quá khiến cho những người bạn xung quanh (đặc biệt là Aoko và sau này có thêm Hakuba) phải bực bội. Để tạ lỗi, hắn thậm chí còn bày trò khiến người ta điên đầu hơn, và thế là vòng luẩn quẩn cứ thế mà tuần hoàn. Có lẽ điều này bắt nguồn từ bản chất phóng khoáng và ngổ ngáo của hắn. Hắn không tin hắn có thể vướng vào chuyện tình cảm yêu đương nghiêm túc với ai đó (mà cũng không tin có người nào dám yêu hắn, đặc biệt là cái người mà hắn thực sự muốn yêu đương nghiêm túc thì càng không thể) thế nên hắn mới vô tư hồn nhiên dễ dãi tán tỉnh trêu đùa hết cô này tới cô khác bởi vì hắn biết chuyện sẽ chẳng đến đâu cả - hắn không có ý định cụ thể gì cả!



Được rồi … và đây là khoảnh khắc tất cả đều mong chờ: chứng sợ cá của Kuroba Kaito. Có thể đoán rằng chứng này liên quan tới một kỉ niệm không hay trong quá khứ của Kaito. Ngay cả Aoko ở bên cạnh hắn từ nhỏ cũng không biết chuyện này cho tới khi cô ta xin tư vấn của bà Minami (bà này cũng lạ thật, biết thừa Aoko hỏi han chuyện đó chắc chắn không có ý tốt lành rồi mà vẫn khai sạch bách ra). Có người đoán già đoán non rằng ông Toichi đã bày trò ảo thuật nào đó tình cờ khiến cậu con trai kinh tởm cá và những thứ liên quan (ai mà biết được?). Không cần biết là do đâu và vì sao, nhưng nhìn nhận từ góc độ tâm lí học thì chứng sợ cá của Kaito nhất định là có liên quan ít nhiều đến những cú shock kinh dị thời thơ ấu.



Tổng kết lại là, người này đang rất cần một lời động viên khuyến khích để tự tin lên với tư cách một cá thể trong xã hội. Nhìn cái xu hướng đánh giá thấp về giá trị bản thân của hắn ta thì mọi người sẽ tự hiểu là nếu như muốn có cái gì đó thay đổi thì phải có người nào đó chủ động tiến một bước trước mà không phải là Kaito, mà cái người nào đó thì nhiều khả năng là Aoko. Nếu như Kaito thay đổi cách nghĩ và gần gũi + thành thực hơn nữa với người mẹ và ông Jii thì hắn sẽ tiến được một bước dài. Hắn nên cải thiện mối quan hệ với Akako và Hakuba nữa, và người hắn dễ ăn nói nhất có lẽ là Shinichi, rất tiếc hai người này không quen biết nhau ở giữa đời thường. Từ sau cái chết đột ngột của người cha – người thân thiết nhất, Kaito Kuroba vẫn chưa hình thành được quan hệ sâu sắc thân mật được với bất kì ai, và Aoko sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Kaito thay đổi để sống tốt hơn .

***
 
Part 2: Mori Ran

Nhân vật tiếp theo: Mori Ran
Chẩn bệnh: Chứng sợ cô đơn

167858_157570247629172_100001285946591_312523_3516094_n.jpg


Bệnh nhân là một thiếu nữ người Nhật, tuổi 17. Trí tuệ trên mức trung bình, sức mạnh thể chất thì vượt quá mức bình thường, thành thạo và chuyên nghiệp trong làng Karate với danh nhị đẳng huyền đai. Có nhiều chi tiết cho thấy cô biết chơi đàn dương cầm, và là một đầu bếp xuất sắc. Sống với người cha (ba mẹ li thân chưa li dị) cùng cậu em nhận kiêm thám tử nhí Edogawa Conan cũng đồng thời là thám tử thiếu niên Kudo Shinichi tuy cô không biết điều đó (và đôi lần đặt giả thuyết).


Đây là mẫu phụ nữ nhân hậu và biết quan tâm chăm sóc người khác, thường xuyên có xu hướng giấu diếm tâm tư tình cảm của mình để bảo vệ những người xung quanh. Tuy nhiên thực tế cô đã quá sức khi phải giấu đi nỗi lo sợ chuyện không hay xảy đến với Shinichi, và vẫn cố giấu mặc dù chẳng có ai bực bội phiền muộn khi họ biết suy nghĩ đó. Có thể người này không muốn trở thành gánh nặng cho người khác, hậu quả để lại từ lần ba mẹ li thân. Theo OVA thì Ran lúc đó chỉ khoảng 6-7 tuổi đầu, có nhiều khả năng cô đã nghĩ rằng ba mẹ chia tay là do lỗi của mình, giống như nhiều đứa trẻ khác thường nghĩ. Trẻ con thường chưa có khái niệm tổng quát và cụ thể về thế giới xung quanh. Ví dụ khi bạn hỏi một đứa trẻ rằng thầy cô giáo của chúng sống ở đâu, bạn sẽ thấy vẻ mặt bối rối khó hiểu của chúng, vì chúng chỉ nhìn thấy những người đó khi tới trường, cho nên trong nhận thức của chúng thì họ chỉ tồn tại ở trong trường mà thôi. Những đứa trẻ dù là tách biệt, vị kỉ hay không thì cũng khó có thể nắm bắt được sự thật là thế giới xoay tròn xung quanh chúng. Dù sao thì, khi chứng kiến cảnh li dị hoặc chia tay của người lớn, trẻ con sẽ tự động kết luận rằng nguyên nhân chắc hẳn có liên quan tới chúng. Trong trường hợp của Ran thì cảm giác đó là tổng hợp giữa sợ hãi và buồn bã, cô không muốn làm cha mẹ mình phiền lòng và họ không biết rằng cô tự cho rằng mình có lỗi. Ran không muốn những người xung quanh cũng rời bỏ cô như người mẹ, cho nên mới cố gắng giấu đi tình cảm suy nghĩ của mình không muốn người ta biết, cảm giác rằng đó là cách tốt nhất để không ai phải bỏ đi cả. Ran nhìn nhận tình cảm của mình là gánh nặng cho người khác, mà không hề biết họ cũng sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ, cũng không muốn thấy cô bị tổn thương.



Eri có lẽ là biểu tượng gần gũi đầu tiên của Ran, cho đến giờ hai mẹ con vẫn rất gần gũi, nên có thể đoán rằng Ran rất buồn bã và thất vọng khi bà này bỏ đi sống riêng. Ran chọn ở lại sống với người cha là bởi vì con nít ở độ tuổi đó thường sợ hãi khi phải rời bỏ môi trường sống quen thuộc, tuy có thể vẫn đi học ở ngôi trường đó, vẫn mua sắm ở cửa hàng đó, và không có nghĩa là mất đi bạn bè … nhưng Ran vẫn coi việc bỏ đi cùng người mẹ đồng nghĩa với việc bỏ lại tất cả ở phía sau. Khi bà Eri ra đi, Ran gần như mất đi người thân thiết và gần gũi nhất, nhưng sau đó cô đã tìm lại được ở Shinichi. Khi đọc lại cảnh về thuở nhỏ của hai người này, Shinichi vì áp lực của quy tắc trong xã hội đã gọi Ran là “Mori-san” khi ở trường và khiến Ran bị tổn thương ghê gớm, đơn giản là vì cô không chấp nhận được chuyện đó. Rất may không lâu sau đó Shinichi đồng ý gọi thẳng tên cô như trước kia mà không cần thêm kính ngữ nào khác – một biểu hiện tối đa của sự thân mật trong văn hóa của người Nhật. Ngay cả khi cả hai có gây gổ và cãi lộn (hồi học cấp 2) đến nỗi chẳng ai chịu lên tiếng nói chuyện với ai thì Ran vẫn đi học chung đường, đi về chung đường với Shinichi. Nghĩa là Shinichi rất quan trọng đối với cô ấy, cậu ta là nguồn động viên về mặt tinh thần lớn lao khi cha mẹ cô chia cắt, còn ba cô thì quá bận bịu với hơi men không có thời gian an ủi con gái. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là khi Shinichi mất tích, bi kịch tái diễn đối với Ran là quá đau lòng. Sau đó Ran đã có suy nghĩ là “lẽ ra mình phải ngăn cậu ấy lại”, có nghĩa là Ran một lần nữa lại tự trách mình, tự cảm thấy mình có lỗi trong việc Shinichi biến mất. Ran không biết tình cảm của Shinichi dành cho mình, và nghĩ rằng Shinichi bỏ đi là do có sự tồn tại của mình. Cô không biết Shinichi và Conan là một, cho nên đinh ninh rằng lại có thêm một người quan trọng nữa đã bỏ mình mà đi, khiến Ran ngày càng muốn giấu kín tâm tư của mình hơn, cô không muốn có ai khác phải ra đi nữa.




Mặt khác, Ran thỉnh thoảng nghi ngờ về chuyện Conan chính là Shinichi, tuy không hiểu bằng cách nào. Ran hiểu con người của Shinichi hơn bất cứ ai khác, với lại Conan cũng không thể diễn 24/7 được, nếu như có dấu hiệu nào đó, mà chắc chắn là có, thì người đầu tiên nhận ra không ai khác chính là Ran. Còn một khía cạnh nữa: Ran không muốn tin rằng Shinichi đã bỏ mình mà đi – cô muốn tin là cậu ta vẫn ở bên cạnh mình, nên cô mới bám lấy cái giả thuyết đó và gán cho người gần mình nhất và có nhiều điểm tương đồng với Shinichi nhất, chưa kể người đó xuất hiện vào đúng cái ngày Shinichi mất tích. Tuy nhiên Ran nhanh chóng kết luân rằng giả thuyết này quá vô lí, không thể nào có chuyện người lớn bị thu nhỏ lại thành trẻ con (trong phạm vi hiểu biết của cô thì là như thế) trong khi anh em họ hàng thân thích thì rất có thể giống nhau. Cụ thể là ngay cả khi Ran có chứng cớ thuyết phục rằng Shinichi và Conan có liên hệ mật thiết với nhau, ví dụ khi cô gửi thử 1 tin nhắn cho máy Shinichi thì máy của Conan lại nhận, cô nhanh chóng chấp nhận bằng chứng chứng minh điều ngược lại, ví dụ Shinichi gọi điện cho cô khi có Conan ở trong phòng, rồi bằng chứng ngoại phạm vững chắc hôm ở buổi lễ hội trường … vân vân. Dù Ran không muốn tin rằng Shinichi đã bỏ cô mà đi, cô cũng đồng thời không chấp nhận được chuyên Shinichi lừa dối mình, cho nên cuối cùng đã dẹp mọi nghi ngờ đi. Tuy vậy, đôi khi Ran cũng lật lại giả thuyết đó và có cái lí của mình, ví dụ như trong vụ án ở làng Okuho khi có người giả dạng làm Shinichi, cô để ý thấy Heiji lấy được mẫu dấu tay của Shinichi trên bùa đeo cổ, trong khi cô nhớ chắc chắn người chạm vào cái bùa đó là Conan cơ (xem lại file 693). Kazuha có đưa ra vài lời giải thích nhưng trông Ran vẫn chưa hết vẻ nghi ngờ.



Tóm lại cả Eri và Shinichi đều ở xa khiến Ran rất cô đơn, mặc dù xung quanh cô luôn có bạn bè cùng lớp và lũ thám tử nhí. Nguồn động viên to lớn đối với Ran không đến từ hiện tại khiến cô càng khép kín tình cảm riêng tư của mình hơn, bởi cô không thể tự kiềm chế hay phân tích nó được. Chính vì thế cho dù Shinichi có ra đi và thường xuyên làm cô buồn bã nhưng cô sẽ vẫn chờ đợi cậu ta. Ran cần Shinichi và không có cách nào buông tay cậu ta ra được. Cô chỉ thỉnh thoảng bộc lộ tình cảm ra cho một người duy nhất lắng nghe, là Conan, cụ thể sau vụ của ca sĩ Okino Yoko và khi tình cờ gặp Akai Shuuichi ngoài phố khi anh ta nói Ran giống hệt Akemi. Vì sao là Conan chứ không phải ai khác? Có lẽ là vì cậu ta trông rất giống Shinichi. Thật ra theo tôi nghĩ (A/N: mangaluva nghĩ) Ran biết cậu ta chính là Shinichi và luôn tin là như thế. Thử xem lại O.P Theme Song có tên “Revive” nhé. Ở cảnh cuối, khi Conan bước tới trước mặt Ran và không đeo kính, sau đó Ran đeo lại nó cho cậu ta khiến Conan rất ngạc nhiên, còn Ran mỉm cười trong khi hơi rơm rớm nước mắt. Nói cho cùng thì Ran chọn bị lừa dối dẫu cảm thấy tổn thương và đau đớn còn hơn là mất đi Conan. Hoặc là cảnh xúc động ở OVA9, Ran cũng đeo lại kính cho Conan mặc dù cậu ta cứ khăng khăng cậu ta chính là Kudo Shinichi, bởi vì nếu phải đối diện với sự thật rằng Shinichi chưa bao giờ rời bỏ mình nhưng lại ở ngay cạnh chứng kiến cô đấu tranh với cô đơn buồn khổ trong chừng ấy năm thì quả là quá sức chịu đựng. Nghĩa là cho đến phút cuối Ran vẫn ưu tiên đặt tình cảm của Shinichi lên trước và không muốn thể hiện tình cảm của mình ra nhỡ đâu cậu ta không thương yêu mình theo cái cách mình yêu cậu ta thì sao (xem lại vol 1 khi Ran nói đùa với Shinichi, có thể coi là một lời thú nhận thành thật nhưng cô buộc phải biến thành trò chọc phá vì không dám đối diện với một lời từ chối), nghĩa là Ran không dám đánh đổi tình bạn quý giá lấy tình yêu vì sợ sẽ đánh mất cả tình bạn lẫn Shinichi. Cậu ta quá quan trọng đối với cô ấy.




Ran đã chứng tỏ mình là một người biết lắng nghe, biết thấu hiểu và động viên người khác, khiến cho Kazuha, Sonoko rất quấn quýt với cô ấy. Đặc biệt là người cần có một chút khuyến khích giống như Kazuha. Cô có thể đồng cảm với tình cảnh của hai cô bạn, nhưng không chia sẻ chuyện của mình hoàn toàn. Thiên chức mẫu tử và xu hướng dịu dàng biết quan tâm người khác khiến Ran rất được lòng lũ trẻ con, cũng 1 phần do hiếm có người lớn nào chịu rong ruổi cùng chúng nhiều lần và coi trọng lời nói của chúng như vậy. Nghĩa là Ran tôn trọng mỗi cá thể mà cô gần gũi và rất quan tâm tới người ta, không quan trọng tuổi tác hay là địa vị. Tuy dẫu hay buồn bã nhưng Ran không để những phút yếu lòng đó khiến mình dừng bước hay gục ngã. Được thừa hưởng ý thức về công lí từ cha mẹ, Ran sẵn sàng vạch mặt chỉ tên cô giáo cũ từng là thần tượng của mình vì đó là kẻ thủ ác (chỉ Conan mới biết Ran khóc). Ran luôn tin vào phần tốt đẹp trong mỗi con người, điều đó giúp cô tin tưởng vào Shinichi và tiếp tục chăm sóc quan tâm tới người khác hơn là bản thân mình.





Ran cũng là một người máu nóng, cô ấy giỏi Karate và dùng nó để giải tỏa tâm lí rất hữu hiệu. Chuyện Ran sợ ma quỷ thần thánh cũng không có gì là lạ, ở Nhật bản người ta thường mê tín, ít nhất là hơn so với những nước phương Tây, Ran sợ những thứ tâm linh đó bởi vì cô không thể đối phó được bằng sức mạnh thể chất của mình. Giống như cô từng nói “ma quỷ có sợ Karate đâu mà,” và Kazuha là đồng minh của cô trong chuyện này. Tuy nhiên nỗi sợ lớn nhất của Ran chính là nỗi cô đơn – cô không thích phải ở một mình ngay cả khi mọi chuyện bình yên chẳng có án mạng nào cả (xem lại vol 23 khi Ran nói với Conan “đừng bỏ chị lại một mình”, rõ ràng trong vụ đó không có ma quỷ gì cả mà thủ phạm giấu mặt là một người cụ thể, nhưng Ran vẫn tỏ ra bị kích động, bởi vì không thích phải đi đi lại lại xung quanh một mình). Nỗi sợ hãi đó có căn nguyên từ một suy nghĩ đã ăn sâu vào óc rằng nếu có ai đó đi xa, họ sẽ không quay lại nữa, ngay cả khi họ chỉ đi đâu đó một lát thôi – hãy nhớ lại Shinichi đã nói gì với Ran trước khi chạy theo mấy người đàn ông mặc đồ đen “tớ sẽ quay lại ngay”.




Nói chung người này rất sợ cô đơn. Cô dễ dãi với Conan là vì cô cảm thấy nó chính là Shinichi – nguồn sức mạnh tinh thần đầu tiên của mình. Ran càng muốn giấu đi tình cảm của mình thì cô lại càng cô đơn hơn. Hai người thân thiết nhất mà cô có thể tâm sự mọi chuyện cùng thì đều ở xa, cô sợ phải mở lòng thêm lần nữa. Giá như Ran chịu cởi mở với Sonoko và Kazuha thêm chút nữa thì tốt biết bao.

***
 
Con người ai mà chẳng sợ cô đơn, nhất là những người sống thiên về tình cảm như Ran...Ran của chúng ta rất thật, có cảm tưởng đó như là một con người đang sống trong thế giới của chúng ta...Và em yêu chị Ran vì 1 trong số những lí do đó...Bác GA xây dựng hình tượng Ran quá tuyệt vời ( ít nhất là trong mắt em và trong mắt các fan Ran ^^! )
 
Mình cũng thấy vậy. Ran là một con người sống thiên về tình cảm hơn là lý trí (bác GA đã gây dựng hình ảnh của Ran đối lập với Hai ).Nhưng dù sao đi nữa những noỉi sợ của Ran thì hầu như bạn gái nào cũng mắc cả. Nói tóm lại Ran là một cô gái quá tuyệt vời (ít nhất là trong mắt mình) !:KSV@20:
 
Mình không hiểu , truyện bảo kaito chỉ số IQ là 400. chẳng lẽ shin còn cao hơn thế?

Sax, chỉ số IQ từ 145 đến 160 đã là thiên tài rồi. Làm sao có chuyện Kid có IQ 400 được, càng không có chuyện Shinichi cao hơn 400.
 
Ui, muốn xem "chẩn đoán" cho Haibara quá bạn ơi!
 
Mời bạn ghé vào trang này để xem, mình sẽ post bài ngay khi có thể, tạm thời xem qua link các bạn nhé ;)
 
Mời bạn ghé vào trang này để xem, mình sẽ post bài ngay khi có thể, tạm thời xem qua link các bạn nhé ;)
Thank bạn nha. Tui thích đọc nhiều thông tin về Haibara lắm!
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Bạn phân tích nhân vật quá chuẩn, mình rất ấn tượng về Ran một con người tuyệt vời.
 
Quay lại
Top Bottom