A Mạch tòng quân - Tiên Chanh
Tác phẩm: A Mạch tòng quân
Tác giả: Tiên Chanh
Dịch: Thanh An
Tóm tắt nội dung:
Năm đó chàng và nàng thả hồn nghĩ về tương lai dưới bóng cây hòe: Non xanh, nước biếc, thị trấn nhỏ, người ta… Ai có thể đoán được bao nhiêu năm sau chàng trở thành một danh tướng, tiếng tăm lừng lẫy tứ quốc, Tống Thượng Công Chủ… nhưng cũng không ai ngờ được nàng thì lưu lạc khắp nơi, tòng quân, và trưởng thành một “Thần chiến tranh” trong gươm đao bão đạn được mọi người ngưỡng mộ… Một ngày kia cuộc tương ngộ trên chiến trường buộc họ đi đâu về đâu…
Phần 1 Gió thu thơm nồng hương lúa mạch
Chương 1 Thành phá Gặp nguy Trốn thoát
A Mạch sinh vào tháng Năm, đúng vào mùa lúa mạch chín vàng, mẹ A Mạch vừa run rẩy trở về từ quỷ môn quan, mệt mỏi nằm trên gi.ường với sắc mặt xanh xao nhưng vẫn gắng gượng cất giọng dịu dàng hỏi cha A Mạch:
“Đặt cho con cái tên đi!”
Cha A Mạch vừa ôm A Mạch mềm như cục bột đã nhồi xong vừa nhìn ngược nhìn xuôi, nghĩ thầm thật làm khó nhau. Bỗng trong giây lát linh cảm xuất hiện, ông vội vui mừng hét lên:
“A Đâu! Gọi là A Đâu đi!”
“A Đâu?”
Mẹ A Mạch sững người nhìn cha A Mạch, trong phút chốc không phản ứng gì.
Cha A Mạch nhẹ nhàng đặt A Mạch lên gi.ường, vẻ kinh ngạc xen lẫn vui mừng hiện lên trên nét mặt. Ông đứng dậy hứng khởi ra hiệu nói:
“Bà quên rồi à? Chính là con lợn con trong hoạt họa Hồng Kông, là con mắt đen đó! Ha ha, họ Mạch, năm nay lại là năm Lợn, gọi là A Đâu xứng đáng lắm! Ha ha…”
Ông vẫn chưa cười xong, một vật thể màu vàng bay vèo về phía ông, không chệch không vẹo bám đúng trên mặt ông.
Mẹ A Mạch mắng:
“Con trai mới gọi là A Đâu.”
Cha A Mạch vừa ngượng ngùng lấy miếng tã trên mặt xuống, vừa thiếu tự tin nhìn mẹ A Mạch khẽ hỏi:
“Vậy bà nói xem nên đặt tên thế nào?”
Mẹ A Mạch sững người, gọi tên gì bây giờ? Nếu bà biết còn phải hỏi ông làm gì chứ? Lúc mang bầu hai vợ chồng chỉ lo gọi con là cục cưng, nhưng giờ đã đẻ ra rồi, cũng không thể đặt cho con cái tên là cục cưng Mạch được.
Vợ chồng đang trầm ngâm, thì nghe thấy tiếng Ngưu Nhị trong trấn gào to:
“Điền chủ lúa mạch ơi, lúa mạch trên đồng tôi đều đã mang về phơi trong sân rồi, năm nay giàu to rồi, bông lúa mạch to khiếp!”
Bông lúa mạch? Hai vợ chồng như cùng hiểu ý nhìn nhau rồi không hẹn cùng gật đầu, thế là tên của A Mạch là Bông lúa mạch.
Sau này A Mạch cứ luôn tự hỏi, nếu năm đó thứ Ngưu Nhị hét toáng lên không phải là bông lúa mạch mà là bí đao, liệu nàng có bị đặt tên là bí đao không nhỉ? Năm A Mạch năm tuổi, nàng hỏi mẹ mình lúc này đang bán rượu câu hỏi trên. Mẹ A Mạch chùi bàn tay ướt nhèm lên chiếc tạp dề, tiếp đó cười gượng đáp lại:
“Đồ khỉ, sao có thể gọi con là bí đao được chứ? Tên là bông lúa mạch thật là hay, là cái tên giàu hương vị quê hương. Cha và mẹ đã phải nghĩ rất lâu mới có thể đặt cho con cái tên mang ý nghĩa sâu xa tới vậy đấy!”
Đương nhiên A Mạch không tin, nàng thiết tha mong chờ sự xuất hiện của em trai hay em gái, xem xem Cha mẹ đặt tên cho nó thế nào.
Bụng của bà hàng xóm nhà họ Trần bán đậu phụ hết to rồi lại nhỏ, hết nhỏ rồi lại to, tiếp đó con cái nhà họ Trần dần lớn lên giống như những quả bầu lúc lỉu, chen chúc trên giàn vậy, nhưng bụng của mẹ A Mạch vẫn không có bất kỳ động tĩnh gì. Lúc rảnh rỗi A Mạch thường xuyên đứng ngây ra ngắm bụng của mẹ, khát khao mong chờ cái bụng này cũng có thể to dần lên. Cuối cùng một ngày kia cũng bị mẹ phát hiện ra, mẹ hỏi:
“A Mạch à, con đang nhìn gì thế?”
“Mẹ ơi tại sao bụng của mẹ lại không giấu em trai trong đó nhỉ?”
Lần này mẹ A Mạch không trả lời câu hỏi của A Mạch, bà chỉ khẽ cười xoa xoa đầu con gái.
Tối hôm đó lúc A Mạch giật mình thức dậy th.ì nghe thấy tiếng nói chuyện lầm rầm từ bên phòng cha mẹ.
Mẹ A Mạch nói:
“Đẻ thêm một đứa nữa đi, con cứ lủi thủi một mình cô độc lắm, đến cả một người bạn cũng không có.”
Nhưng giọng cha A Mạch vẫn kiên định khác thường:
“Không được, thời buổi khó khăn thiếu thuốc thiếu bác sĩ, nếu lại đẻ khó thì làm thế nào? Ngộ nhỡ bà có việc gì, bà bảo tôi phải sống trên thế giới này một mình thế nào?”
Hồi lâu mẹ A Mạch buồn bã thở dài nói:
“Vợ chồng mình vẫn còn có nhau để làm bạn, nhưng sau này A Mạch thế nào đây? Tới lúc vợ chồng mình chết hết cả, A Mạch sẽ ra sao? Lẽ nào gả nó cho đàn ông thế giới này?”
Cha A Mạch không nói gì, chỉ ôm chặt mẹ A Mạch, nghĩ ngợi hồi lâu mới an ủi:
“Hay là vợ chồng mình nhận nuôi một bé trai đi, nuôi cùng với A Mạch, dạy dỗ nó tử tế, sau này khi nó trưởng thành rồi cũng có thể chăm sóc A Mạch, bà nói xem làm vậy được không?”
…
Đương nhiên đó là những chuyện của mười mấy năm trước rồi.
A Mạch bây giờ đang ngồi trong quán trà bên vệ đường, gắng sức gặm bánh bột mỳ khô không khốc, tiếp đó ngẩng đầu to tiếng gọi:
“Tiểu nhị, cho thêm một bình trà!”
Bên cạnh dịch quán có tiếng truyền lệnh của quân sĩ cưỡi ngựa chạy vụt qua cuốn tung lớp đất vàng trên mặt đất khiến một số người ho sặc sụa.
“Này, mấy ngày gần đây thường xuyên có mấy ông quân đội chạy qua, hay là phía Bắc lại đánh nhau rồi nhỉ?”
Ông chủ quán trà hỏi nhỏ.
A Mạch dùng tay đậy bát nước trà trước mặt, nheo mắt nhìn theo người cưỡi ngựa ban nãy giờ đã biến thành chấm đen nhỏ biến mất ở đằng xa. Phía Bắc sắp đánh nhau? Đánh thì đánh đi, có liên quan gì tới nàng chứ? Dù gì nàng muốn đi về phía Nam mà.
Cách quán trà khoảng 6 dặm về phía Nam là một tòa thành nhỏ, lúc A Mạch tới cửa thành phía Bắc, mặt trời vừa qua đỉnh đầu. Nàng nghiêng đầu nhìn hai chữ lớn “Hán Bảo” trên thành bị mặt trời chiếu tới mức lắc lư. Nàng chỉ cảm thấy cơn đói lại ập tới, không chịu nổi liền chép miệng thắt chặt giải rút lại. Cái bánh bột mỳ đó thực sự không chống đói được, nếu biết sớm thế này đã không uống nhiều nước trà tới vậy.
A Mạch cúi đầu đi một mạch về kinh thành nhưng lại bị tên lính canh ở ngoài thành ngăn lại, ban đầu hắn hoài nghi nhìn A Mạch từ đầu tới chân, tiếp đó hách dịch hỏi:
“Từ đâu tới?”
“Tới từ phía Bắc.”
A Mạch thật thà đáp lại.
“Đi đâu đấy?”
“Đi về phía Nam.”
Dường như tên lính kia cũng nhận ra có điều gì không bình thường trong câu trả lời của A Mạch nhưng nhất thời không nói ra được chỗ nào không hợp lý. Một tên lính quèn ở bên cạnh xúm vào nói:
“Sếp à, vừa nhìn đã thấy tên này không giống người tốt, trông bộ dạng cao to thế mà lại trắng thế này, giống như bọn đàn bà vậy. Không chừng lại là bọn trinh sát từ phương Bắc cũng nên.”
Tên lính ban nãy liếc xéo A Mạch từ trên xuống dưới một lần nữa, càng nhìn càng thấy gã trai đứng trước mặt không thuận mắt. Dáng người cao gầy, không những thế tóc tai lại ngắn củn, cố gắng lắm mới có thể bện được một bím đằng sau, đây đâu phải là cách ăn mặc tóc tai của người Nam Hạ, rõ ràng là loại dị tộc.
Thực ra A Mạch không được coi là rất cao, cao hơn một mét bảy, nếu so với thời Cha mẹ nàng, quá lắm cũng được coi là dong dỏng. Tới thời này, nếu có đứng trong đám đàn bà con gái cũng thuộc dạng phượng hoàng đứng giữa bầy gà, cho dù đứng trong đám đàn ông cũng được coi thuộc dạng cao.
A Mạch nhìn binh sĩ thấp hơn mình tới nửa đầu, trong lòng thầm than:
Mẹ nói thật chẳng sai chút nào, người thế hệ này phần lớn là suy dinh dưỡng, với loại cấp trên này, cùng lắm hơn mét sáu, thế mà cũng xứng làm lính kia đấy? Còn kém xa so với Cha.
Tên lính kia đi vòng quanh A Mạch rồi đột nhiên nhảy về sau một bước rống to:
“Lính đâu! Mau bắt thằng ở này cho ta!”
Mấy tên lính hùng hổ nhảy bổ về phía A Mạch, còn không để A Mạch kịp phản ứng gì đã trói quặt cánh gà nàng lại. A Mạch vừa cúi đầu nhìn dây trói trên người vừa vội vàng van nài:
“Mấy ông lính ơi, mấy ông hiểu nhầm rồi, hiểu nhầm rồi, tôi là dân lành mà, sao có thể làm trinh sát được chứ? Không tin các ông cởi trói cho tôi để tôi lấy giấy thông hành cho các ông xem!”
Đám lính đó đâu thèm nghe A Mạch giải thích, đẩy mạnh nàng về phía kinh thành, đi tới nửa đường, vừa hay gặp một toán thân binh với một vị tướng trẻ đi tới. Đám lính áp giải A Mạch vội vàng hành lễ nịnh nọt vị tướng trẻ kia:
“Đại nhân à, bọn thuộc hạ vừa mới bắt được tên trinh sát Bắc Mạt.”
A Mạch lớn tiếng kêu oan:
“Oan uổng quá, tiểu dân bị oan, tiểu dân là thương nhân đi về hướng Nam, trên người tiểu dân còn có giấy thông hành do phủ Định Châu cấp đây này.”
Giọng nói tuy to nhưng vẫn run run, khuôn mặt chất chứa vẻ chân thành nhưng vẫn đượm nét buồn, tốt nhất thì nên nằm bò trên đất để biểu thị sự trung thành của con, đây là việc cần chú ý khi kêu oan mà có lần mẹ A Mạch đã từng dặn. A Mạch rất chú ý tới điểm này, nghĩ tới việc mình bị trói quá chặt, nếu cứ tiếp tục nằm bò thế này rất có khả năng sẽ giống như con chó ăn cứt, nên A Mạch đã chọn cách đứng kêu oan.
Quả nhiên ánh mắt của viên tướng trẻ kia đã bị thu hút về phía A Mạch, nhận thấy viên tướng đang nhìn mình, A Mạch vội vàng gập người, nói như máy:
“Xin tướng quân minh xét! Tiểu dân thực sự bị oan ạ!”
Vị tướng trẻ kia chẳng qua chỉ là một thiếu úy nhỏ nhoi, nghe thấy A Mạch cứ luôn mồm gọi mình là tướng quân, nét mặt có phần dịu đi, nhưng vẫn không thèm đếm xỉa tới A Mạch. Chàng ta chỉ hỏi mấy tên lính áp giải vài câu rồi dặn dò tụi lính trước tiên vẫn cứ áp giải A Mạch tới đại lao rồi hẵng hay.
A Mạch chỉ còn biết thầm trách số phận đen đủi, vừa đang ngon nghẻ là vậy thế mà cái họa lao tù từ đâu giáng xuống. Nào đâu biết chỉ với một loáng công phu thế này đã khiến bản thân nàng đi một vòng từ Quỷ môn quan về. Nếu tình thế giữa Nam Hạ và Bắc Mạt không cấp bách, chiến tranh biên giới phía Bắc rất dễ nổ ra, rất nhiều trinh thám khả nghi bị bắt thậm chí còn không cả thẩm vấn, liền đưa ra chặt đầu cho xong chuyện. Giống hoàn cảnh nàng hiện giờ bị giải tới nhà lao coi như đã xong đời.
Bất kể ở triều đại nào, đồ ăn trong đại lao cũng không tài nào nuốt nổi. Ngậm vội cọng lúa mạch, A Mạch lại thầm nghĩ tới miếng bánh mì đen gặm ở ngoài thành Hán Bảo, nhai trong miệng còn hào hứng là vậy, khi được đưa vào bụng bằng nước chè còn có thể nghe thấy tiếng réo mãn nguyện. Đương nhiên lúc này bụng nàng cũng đang réo ầm lên, nhưng thứ vọng ra từ trong bụng lúc này hơi buồn, nghe chẳng dễ chịu chút nào, A Mạch chỉ còn biết thắt chặt dải rút.
Ban đầu tuy đồ ăn chán tệ không những thế còn ít, nhưng xấu tốt gì cũng có thể duy trì nhu cầu tối thiểu của cơ thể, cũng không biết vì sao hai ngày gần đây không thấy đưa đồ ăn tới, chỉ có một chút nước nhưng cũng phải nài nỉ hồi lâu mới chịu đưa tới. A Mạch lờ mờ nhận thấy có gì bất ổn, quả nhiên vào ngày ở tù thứ mười một sai dịch dẫn một bầy lính dữ tợn hung hăng đi tới. Sai dịch mở cửa nhà lao xong, tên lính dẫn đầu không nói không rằng vừa chém phứt đầu một phạm nhân vừa giơ cây đao dính máu lên gào to:
“Bọn hung nô Bắc Mạt đến rồi, kẻ nào không muốn chết thì cùng ta ra giữ thành, phàm kẻ nào hăng hát cầm đao giết giặc đều được miễn tội! Ai đi?”
Nhà lao im ắng như tờ, một lát sau A Mạch là người đầu tiên giơ tay nói:
“Tiểu nhân đi! Vì nước giết giặc!”
Kể cũng buồn cười, ai không đi kiểu gì cũng bị chém chết trong nhà lao, xung phong đi không biết chừng còn có đường sống! Khi A Mạch giơ nắm đấm hét to “Vì quốc gia giết giặc”, ngay lập tức rất nhiều phạm nhân bừng tỉnh phản ứng theo, họ vội vàng giơ cao cánh tay hét to:
“Vì nước giết giặc!.”
Trong giây lát tinh thần quần chúng trong tù phấn chấn hẳn, lòng yêu nước bỗng chốc sục sôi, trông họ không còn giống với loại người cặn bã cướp giật, trấn lột nữa. Lúc này họ rõ ràng là đám trai tràn đầy nhiệt huyết!
Tên lính dẫn đầu tỏ vẻ hài lòng, hắn nhét vội vào tay mỗi phạm nhân một thanh gỗ, rồi giúp họ vươt qua tường thành.
…Lúc Mạch đại soái còn trẻ lên chơi thành Hán Bảo, bị vu cho là gián điệp Bắc Mạt, vừa may gặp Thiệu Nghĩa dẫn quân đi tuần qua, nghe thấy Mạch đại soái la hét: Tôi bị oan mà! Thiệu Nghĩa nhìn đại soái thấy dáng vẻ cao to, tóc ngắn, mặt rất đẹp tựa đàn bà, hắn không dám nhìn thẳng, một trượng phu như thế lẽ nào lại là gian tế được! Liền thả ra…
—————
Chú thích:
Trích từ “Tập hồi ức tướng quân Bắc chinh”
Mạch thị ngôn lục: Chiến tranh, là con cờ trong tay nhân vật có quyền có thế, giơ tay đi nước cờ, trong tiếng cười nói cướp đoạt đất đai; chiến trường là lò lửa một mất một còn mà những kẻ thấp cổ bé họng phải đối mặt, giơ tay đao rơi, trong nháy mắt bụi bay khói tán.
Tác phẩm: A Mạch tòng quân
Tác giả: Tiên Chanh
Dịch: Thanh An
Tóm tắt nội dung:
Năm đó chàng và nàng thả hồn nghĩ về tương lai dưới bóng cây hòe: Non xanh, nước biếc, thị trấn nhỏ, người ta… Ai có thể đoán được bao nhiêu năm sau chàng trở thành một danh tướng, tiếng tăm lừng lẫy tứ quốc, Tống Thượng Công Chủ… nhưng cũng không ai ngờ được nàng thì lưu lạc khắp nơi, tòng quân, và trưởng thành một “Thần chiến tranh” trong gươm đao bão đạn được mọi người ngưỡng mộ… Một ngày kia cuộc tương ngộ trên chiến trường buộc họ đi đâu về đâu…
Phần 1 Gió thu thơm nồng hương lúa mạch
Chương 1 Thành phá Gặp nguy Trốn thoát
A Mạch sinh vào tháng Năm, đúng vào mùa lúa mạch chín vàng, mẹ A Mạch vừa run rẩy trở về từ quỷ môn quan, mệt mỏi nằm trên gi.ường với sắc mặt xanh xao nhưng vẫn gắng gượng cất giọng dịu dàng hỏi cha A Mạch:
“Đặt cho con cái tên đi!”
Cha A Mạch vừa ôm A Mạch mềm như cục bột đã nhồi xong vừa nhìn ngược nhìn xuôi, nghĩ thầm thật làm khó nhau. Bỗng trong giây lát linh cảm xuất hiện, ông vội vui mừng hét lên:
“A Đâu! Gọi là A Đâu đi!”
“A Đâu?”
Mẹ A Mạch sững người nhìn cha A Mạch, trong phút chốc không phản ứng gì.
Cha A Mạch nhẹ nhàng đặt A Mạch lên gi.ường, vẻ kinh ngạc xen lẫn vui mừng hiện lên trên nét mặt. Ông đứng dậy hứng khởi ra hiệu nói:
“Bà quên rồi à? Chính là con lợn con trong hoạt họa Hồng Kông, là con mắt đen đó! Ha ha, họ Mạch, năm nay lại là năm Lợn, gọi là A Đâu xứng đáng lắm! Ha ha…”
Ông vẫn chưa cười xong, một vật thể màu vàng bay vèo về phía ông, không chệch không vẹo bám đúng trên mặt ông.
Mẹ A Mạch mắng:
“Con trai mới gọi là A Đâu.”
Cha A Mạch vừa ngượng ngùng lấy miếng tã trên mặt xuống, vừa thiếu tự tin nhìn mẹ A Mạch khẽ hỏi:
“Vậy bà nói xem nên đặt tên thế nào?”
Mẹ A Mạch sững người, gọi tên gì bây giờ? Nếu bà biết còn phải hỏi ông làm gì chứ? Lúc mang bầu hai vợ chồng chỉ lo gọi con là cục cưng, nhưng giờ đã đẻ ra rồi, cũng không thể đặt cho con cái tên là cục cưng Mạch được.
Vợ chồng đang trầm ngâm, thì nghe thấy tiếng Ngưu Nhị trong trấn gào to:
“Điền chủ lúa mạch ơi, lúa mạch trên đồng tôi đều đã mang về phơi trong sân rồi, năm nay giàu to rồi, bông lúa mạch to khiếp!”
Bông lúa mạch? Hai vợ chồng như cùng hiểu ý nhìn nhau rồi không hẹn cùng gật đầu, thế là tên của A Mạch là Bông lúa mạch.
Sau này A Mạch cứ luôn tự hỏi, nếu năm đó thứ Ngưu Nhị hét toáng lên không phải là bông lúa mạch mà là bí đao, liệu nàng có bị đặt tên là bí đao không nhỉ? Năm A Mạch năm tuổi, nàng hỏi mẹ mình lúc này đang bán rượu câu hỏi trên. Mẹ A Mạch chùi bàn tay ướt nhèm lên chiếc tạp dề, tiếp đó cười gượng đáp lại:
“Đồ khỉ, sao có thể gọi con là bí đao được chứ? Tên là bông lúa mạch thật là hay, là cái tên giàu hương vị quê hương. Cha và mẹ đã phải nghĩ rất lâu mới có thể đặt cho con cái tên mang ý nghĩa sâu xa tới vậy đấy!”
Đương nhiên A Mạch không tin, nàng thiết tha mong chờ sự xuất hiện của em trai hay em gái, xem xem Cha mẹ đặt tên cho nó thế nào.
Bụng của bà hàng xóm nhà họ Trần bán đậu phụ hết to rồi lại nhỏ, hết nhỏ rồi lại to, tiếp đó con cái nhà họ Trần dần lớn lên giống như những quả bầu lúc lỉu, chen chúc trên giàn vậy, nhưng bụng của mẹ A Mạch vẫn không có bất kỳ động tĩnh gì. Lúc rảnh rỗi A Mạch thường xuyên đứng ngây ra ngắm bụng của mẹ, khát khao mong chờ cái bụng này cũng có thể to dần lên. Cuối cùng một ngày kia cũng bị mẹ phát hiện ra, mẹ hỏi:
“A Mạch à, con đang nhìn gì thế?”
“Mẹ ơi tại sao bụng của mẹ lại không giấu em trai trong đó nhỉ?”
Lần này mẹ A Mạch không trả lời câu hỏi của A Mạch, bà chỉ khẽ cười xoa xoa đầu con gái.
Tối hôm đó lúc A Mạch giật mình thức dậy th.ì nghe thấy tiếng nói chuyện lầm rầm từ bên phòng cha mẹ.
Mẹ A Mạch nói:
“Đẻ thêm một đứa nữa đi, con cứ lủi thủi một mình cô độc lắm, đến cả một người bạn cũng không có.”
Nhưng giọng cha A Mạch vẫn kiên định khác thường:
“Không được, thời buổi khó khăn thiếu thuốc thiếu bác sĩ, nếu lại đẻ khó thì làm thế nào? Ngộ nhỡ bà có việc gì, bà bảo tôi phải sống trên thế giới này một mình thế nào?”
Hồi lâu mẹ A Mạch buồn bã thở dài nói:
“Vợ chồng mình vẫn còn có nhau để làm bạn, nhưng sau này A Mạch thế nào đây? Tới lúc vợ chồng mình chết hết cả, A Mạch sẽ ra sao? Lẽ nào gả nó cho đàn ông thế giới này?”
Cha A Mạch không nói gì, chỉ ôm chặt mẹ A Mạch, nghĩ ngợi hồi lâu mới an ủi:
“Hay là vợ chồng mình nhận nuôi một bé trai đi, nuôi cùng với A Mạch, dạy dỗ nó tử tế, sau này khi nó trưởng thành rồi cũng có thể chăm sóc A Mạch, bà nói xem làm vậy được không?”
…
Đương nhiên đó là những chuyện của mười mấy năm trước rồi.
A Mạch bây giờ đang ngồi trong quán trà bên vệ đường, gắng sức gặm bánh bột mỳ khô không khốc, tiếp đó ngẩng đầu to tiếng gọi:
“Tiểu nhị, cho thêm một bình trà!”
Bên cạnh dịch quán có tiếng truyền lệnh của quân sĩ cưỡi ngựa chạy vụt qua cuốn tung lớp đất vàng trên mặt đất khiến một số người ho sặc sụa.
“Này, mấy ngày gần đây thường xuyên có mấy ông quân đội chạy qua, hay là phía Bắc lại đánh nhau rồi nhỉ?”
Ông chủ quán trà hỏi nhỏ.
A Mạch dùng tay đậy bát nước trà trước mặt, nheo mắt nhìn theo người cưỡi ngựa ban nãy giờ đã biến thành chấm đen nhỏ biến mất ở đằng xa. Phía Bắc sắp đánh nhau? Đánh thì đánh đi, có liên quan gì tới nàng chứ? Dù gì nàng muốn đi về phía Nam mà.
Cách quán trà khoảng 6 dặm về phía Nam là một tòa thành nhỏ, lúc A Mạch tới cửa thành phía Bắc, mặt trời vừa qua đỉnh đầu. Nàng nghiêng đầu nhìn hai chữ lớn “Hán Bảo” trên thành bị mặt trời chiếu tới mức lắc lư. Nàng chỉ cảm thấy cơn đói lại ập tới, không chịu nổi liền chép miệng thắt chặt giải rút lại. Cái bánh bột mỳ đó thực sự không chống đói được, nếu biết sớm thế này đã không uống nhiều nước trà tới vậy.
A Mạch cúi đầu đi một mạch về kinh thành nhưng lại bị tên lính canh ở ngoài thành ngăn lại, ban đầu hắn hoài nghi nhìn A Mạch từ đầu tới chân, tiếp đó hách dịch hỏi:
“Từ đâu tới?”
“Tới từ phía Bắc.”
A Mạch thật thà đáp lại.
“Đi đâu đấy?”
“Đi về phía Nam.”
Dường như tên lính kia cũng nhận ra có điều gì không bình thường trong câu trả lời của A Mạch nhưng nhất thời không nói ra được chỗ nào không hợp lý. Một tên lính quèn ở bên cạnh xúm vào nói:
“Sếp à, vừa nhìn đã thấy tên này không giống người tốt, trông bộ dạng cao to thế mà lại trắng thế này, giống như bọn đàn bà vậy. Không chừng lại là bọn trinh sát từ phương Bắc cũng nên.”
Tên lính ban nãy liếc xéo A Mạch từ trên xuống dưới một lần nữa, càng nhìn càng thấy gã trai đứng trước mặt không thuận mắt. Dáng người cao gầy, không những thế tóc tai lại ngắn củn, cố gắng lắm mới có thể bện được một bím đằng sau, đây đâu phải là cách ăn mặc tóc tai của người Nam Hạ, rõ ràng là loại dị tộc.
Thực ra A Mạch không được coi là rất cao, cao hơn một mét bảy, nếu so với thời Cha mẹ nàng, quá lắm cũng được coi là dong dỏng. Tới thời này, nếu có đứng trong đám đàn bà con gái cũng thuộc dạng phượng hoàng đứng giữa bầy gà, cho dù đứng trong đám đàn ông cũng được coi thuộc dạng cao.
A Mạch nhìn binh sĩ thấp hơn mình tới nửa đầu, trong lòng thầm than:
Mẹ nói thật chẳng sai chút nào, người thế hệ này phần lớn là suy dinh dưỡng, với loại cấp trên này, cùng lắm hơn mét sáu, thế mà cũng xứng làm lính kia đấy? Còn kém xa so với Cha.
Tên lính kia đi vòng quanh A Mạch rồi đột nhiên nhảy về sau một bước rống to:
“Lính đâu! Mau bắt thằng ở này cho ta!”
Mấy tên lính hùng hổ nhảy bổ về phía A Mạch, còn không để A Mạch kịp phản ứng gì đã trói quặt cánh gà nàng lại. A Mạch vừa cúi đầu nhìn dây trói trên người vừa vội vàng van nài:
“Mấy ông lính ơi, mấy ông hiểu nhầm rồi, hiểu nhầm rồi, tôi là dân lành mà, sao có thể làm trinh sát được chứ? Không tin các ông cởi trói cho tôi để tôi lấy giấy thông hành cho các ông xem!”
Đám lính đó đâu thèm nghe A Mạch giải thích, đẩy mạnh nàng về phía kinh thành, đi tới nửa đường, vừa hay gặp một toán thân binh với một vị tướng trẻ đi tới. Đám lính áp giải A Mạch vội vàng hành lễ nịnh nọt vị tướng trẻ kia:
“Đại nhân à, bọn thuộc hạ vừa mới bắt được tên trinh sát Bắc Mạt.”
A Mạch lớn tiếng kêu oan:
“Oan uổng quá, tiểu dân bị oan, tiểu dân là thương nhân đi về hướng Nam, trên người tiểu dân còn có giấy thông hành do phủ Định Châu cấp đây này.”
Giọng nói tuy to nhưng vẫn run run, khuôn mặt chất chứa vẻ chân thành nhưng vẫn đượm nét buồn, tốt nhất thì nên nằm bò trên đất để biểu thị sự trung thành của con, đây là việc cần chú ý khi kêu oan mà có lần mẹ A Mạch đã từng dặn. A Mạch rất chú ý tới điểm này, nghĩ tới việc mình bị trói quá chặt, nếu cứ tiếp tục nằm bò thế này rất có khả năng sẽ giống như con chó ăn cứt, nên A Mạch đã chọn cách đứng kêu oan.
Quả nhiên ánh mắt của viên tướng trẻ kia đã bị thu hút về phía A Mạch, nhận thấy viên tướng đang nhìn mình, A Mạch vội vàng gập người, nói như máy:
“Xin tướng quân minh xét! Tiểu dân thực sự bị oan ạ!”
Vị tướng trẻ kia chẳng qua chỉ là một thiếu úy nhỏ nhoi, nghe thấy A Mạch cứ luôn mồm gọi mình là tướng quân, nét mặt có phần dịu đi, nhưng vẫn không thèm đếm xỉa tới A Mạch. Chàng ta chỉ hỏi mấy tên lính áp giải vài câu rồi dặn dò tụi lính trước tiên vẫn cứ áp giải A Mạch tới đại lao rồi hẵng hay.
A Mạch chỉ còn biết thầm trách số phận đen đủi, vừa đang ngon nghẻ là vậy thế mà cái họa lao tù từ đâu giáng xuống. Nào đâu biết chỉ với một loáng công phu thế này đã khiến bản thân nàng đi một vòng từ Quỷ môn quan về. Nếu tình thế giữa Nam Hạ và Bắc Mạt không cấp bách, chiến tranh biên giới phía Bắc rất dễ nổ ra, rất nhiều trinh thám khả nghi bị bắt thậm chí còn không cả thẩm vấn, liền đưa ra chặt đầu cho xong chuyện. Giống hoàn cảnh nàng hiện giờ bị giải tới nhà lao coi như đã xong đời.
Bất kể ở triều đại nào, đồ ăn trong đại lao cũng không tài nào nuốt nổi. Ngậm vội cọng lúa mạch, A Mạch lại thầm nghĩ tới miếng bánh mì đen gặm ở ngoài thành Hán Bảo, nhai trong miệng còn hào hứng là vậy, khi được đưa vào bụng bằng nước chè còn có thể nghe thấy tiếng réo mãn nguyện. Đương nhiên lúc này bụng nàng cũng đang réo ầm lên, nhưng thứ vọng ra từ trong bụng lúc này hơi buồn, nghe chẳng dễ chịu chút nào, A Mạch chỉ còn biết thắt chặt dải rút.
Ban đầu tuy đồ ăn chán tệ không những thế còn ít, nhưng xấu tốt gì cũng có thể duy trì nhu cầu tối thiểu của cơ thể, cũng không biết vì sao hai ngày gần đây không thấy đưa đồ ăn tới, chỉ có một chút nước nhưng cũng phải nài nỉ hồi lâu mới chịu đưa tới. A Mạch lờ mờ nhận thấy có gì bất ổn, quả nhiên vào ngày ở tù thứ mười một sai dịch dẫn một bầy lính dữ tợn hung hăng đi tới. Sai dịch mở cửa nhà lao xong, tên lính dẫn đầu không nói không rằng vừa chém phứt đầu một phạm nhân vừa giơ cây đao dính máu lên gào to:
“Bọn hung nô Bắc Mạt đến rồi, kẻ nào không muốn chết thì cùng ta ra giữ thành, phàm kẻ nào hăng hát cầm đao giết giặc đều được miễn tội! Ai đi?”
Nhà lao im ắng như tờ, một lát sau A Mạch là người đầu tiên giơ tay nói:
“Tiểu nhân đi! Vì nước giết giặc!”
Kể cũng buồn cười, ai không đi kiểu gì cũng bị chém chết trong nhà lao, xung phong đi không biết chừng còn có đường sống! Khi A Mạch giơ nắm đấm hét to “Vì quốc gia giết giặc”, ngay lập tức rất nhiều phạm nhân bừng tỉnh phản ứng theo, họ vội vàng giơ cao cánh tay hét to:
“Vì nước giết giặc!.”
Trong giây lát tinh thần quần chúng trong tù phấn chấn hẳn, lòng yêu nước bỗng chốc sục sôi, trông họ không còn giống với loại người cặn bã cướp giật, trấn lột nữa. Lúc này họ rõ ràng là đám trai tràn đầy nhiệt huyết!
Tên lính dẫn đầu tỏ vẻ hài lòng, hắn nhét vội vào tay mỗi phạm nhân một thanh gỗ, rồi giúp họ vươt qua tường thành.
…Lúc Mạch đại soái còn trẻ lên chơi thành Hán Bảo, bị vu cho là gián điệp Bắc Mạt, vừa may gặp Thiệu Nghĩa dẫn quân đi tuần qua, nghe thấy Mạch đại soái la hét: Tôi bị oan mà! Thiệu Nghĩa nhìn đại soái thấy dáng vẻ cao to, tóc ngắn, mặt rất đẹp tựa đàn bà, hắn không dám nhìn thẳng, một trượng phu như thế lẽ nào lại là gian tế được! Liền thả ra…
—————
Chú thích:
Trích từ “Tập hồi ức tướng quân Bắc chinh”
Mạch thị ngôn lục: Chiến tranh, là con cờ trong tay nhân vật có quyền có thế, giơ tay đi nước cờ, trong tiếng cười nói cướp đoạt đất đai; chiến trường là lò lửa một mất một còn mà những kẻ thấp cổ bé họng phải đối mặt, giơ tay đao rơi, trong nháy mắt bụi bay khói tán.