“ Thất bại là mẹ thành công “, chính những trải nghiệm thất bại sẽ giúp chúng ta có được những kiến thức đắt giá để đi đến thành công. Tuy nhiên, những người khởi nghiệp khôn ngoan sẽ cố gắng giảm thiểu sự thất bại của bản thân, bằng cách học hỏi từ những sai lầm của người đi trước.
1/ chọn nhầm bạn đồng hành
Trước khi thực hiện kinh doanh, việc quan trọng đầu tiên bạn phải làm là chọn người đồng sáng lập. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cổ phần và cả sự hài lòng trong công việc của bạn sau này. Vì thế, tốt nhất, hãy cân nhắc kỹ năng của mình và chọn ai đó có thể bổ sung những gì bạn thiếu làm bạn đồng hành
2/ Không hiểu được kĩ năng cần thiết để làm CEO
Rất nhiều nhà khởi nghiệp nhầm lẫn giữa kỹ năng cần thiết để thành lập 1 công ty và kỹ năng phát triển nó. Là 1 CEO, thì bạn cần là người kiên định, logic, quyết đoán, có đam mê và tầm nhìn rõ ràng Bên cạnh đó, các CEO cũng cần phải hiểu được quy trình, thủ tục, chính sách nhân sự và quan hệ đối tác quốc tế.
3/ Cố tạo ra sản phẩm phổ thông
Hãy thật tập trung vào sản phẩm của mình, nhưng đừng cố bắt chước những gì đã có sẵn, và hãy làm cho sản phẩm của bạn thật khác biệt. Nếu bạn cứ cố làm hài lòng tất cả mọi người, thì kết cục bạn lại chẳng thỏa mãn được ai cả
4/ Quá ám ảnh vì cạnh tranh
Đừng chăm chăm theo dõi đối thủ, hãy dành thời gian quan tâm sản phẩm của mình thì hơn. Có 1 câu nói nổi tiếng thế này : “ Nếu lúc nào bạn cũng nhìn chằm chằm vào đối thủ, sản phẩm của bạn cuối cùng sẽ chẳng khác già hàng thải của họ “
5/ Không hiểu biết toàn diện về kinh doanh
Các doanh nhân thành công không những có ý tưởng độc đáo, khả năng lãnh đạo tốt , mà còn phải có kiến thức về công nghệ, kinh doanh, sản phẩm và marketing. Họ hiểu rằng, để thành công, họ cần hiểu hết toàn diện về kinh doanh
6/ hết tiền mặt
Tiền bạc sẽ lần lượt ra đi. Cứ mỗi giây trôi qua, chúng ta lại mất 1 ít tiền như tiền thuê nhà, lương, chi phí sản xuất hàng ngày hay điện nước. Nếu không thể mang chúng trở lại, bạn sẽ cạn kiệt và thất bại
Thời gian đầu, bạn nên tập trung chi cho việc thu hút khách hàng và tuyển dụng nhân viên, Hãy lập ngân sách, viết hóa đơn, theo dõi các loại chi phí để biết tiền của mình đang đi đâu. Hãy bảo vệ tiền mặt của mình như thể cả cuộc sống của bạn dựa vào nó vậy.
7/ đặt quá nhiều tình cảm vào công việc
“ Khi đặt nặng tình cảm vào 1 ý tưởng nào đó, bạn sẽ đánh mất sự khách quan. Sau đó , bạn sẽ chỉ nhìn thế giới qua cái bong bóng sặc sỡ mình tự tạo ra. Thậm chí bạn cho rằng, những người khác chẳng hiểu nổi ý tưởng của mình “ _ Rajesh Setty, 1 doanh nhân cho biết.
Dĩ nhiên , bạn phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và nước mắt cho công ty của mình. Nhưng đừng đặt quá nhiều cảm xúc vào công việc, nhất là khi tất cả bằng chứng đều cho thấy hành động như vậy sẽ dẫn tới thất bại.
8/ tuyển dụng nhầm người
Rất nhiều nhà khởi nghiệp thích đặt người thông mình vào vị trí lãnh đạo và mặc định rằng khả năng điều hành của họ cũng tương đương với trí tuệ. Nhiều người mới kinh doanh thường muốn chọn người tài từ các công ty lớn. Tất nhiên, việc này sẽ khiển công ty có được 1 sự chú ý nhất định. Nhưng họ lại quên mất rằng, lãnh đạo của các công ty lớn thường quen giám sát công việc qua các cấp, không thành thạo lắm cách quản lý bằng ảnh hướng cá nhân. Mà việc này không hề có lợi cho 1 công ty mới lập. Tốt nhất, hãy tuyển dụng những người có khả năng quyết định nhanh và có khả năng đoàn kết được các thành viên trong công ty
9/ Không tiếp thu phản hồi từ khách hàng
Nếu không có khách hàng, công ty của bạn sẽ chỉ như 1 dự án thí nghiệm ở trường trung học mà thoi. Do đó, hãy đối xử với khách hàng như bạn đời của bạn. Thay vì hỏi bạn bè, quỹ đầu tư và các doanh nhân khác về công ty của mình, bạn hãy tìm đến khách hàng để có câu trả lời chân thật nhất.
Không có người thất bại, chỉ có người đang học cách thành công ! Thất bại chỉ với ai gục ngã mà không biết đứng lên ! Dù gặp khó khăn gì, hãy luôn giữ vững tinh thần thép để tiến lên phía trước các bạn nhé