- Tham gia
- 7/8/2016
- Bài viết
- 900
Có rất nhiều quan niệm sai lầm khiến chúng ta lầm tưởng về giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây tổng hợp một số quan niệm sai lầm để mọi người cùng tránh.
Có rất nhiều quan niệm về giấc ngủ mà nhiều người mắc phải
1. Ngủ trưa khiến mất ngủ về đêm
Sự thực là một giấc ngủ ngắn trong ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn. Não của bạn cũng ít phải hoạt động nhiều hơn vào ban đêm, do đó giấc ngủ về đêm sẽ sâu hơn và não được phục hồi tốt hơn.
Tuy nhiên chúng ta chỉ nên ngủ từ 10-30 phút buổi trưa, tránh ngủ quá nhiều sẽ có tác dụng ngược lại.
2. Một ngày phải ngủ đủ 8 giờ
Quan niệm sai lầm khi cho rằng tất cả mọi người đều phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Sự thực là số giờ ngủ 8 giờ là con số chung, một số người chỉ cần ngủ 6-7 tiếng là đủ, một số khác lại cần ngủ từ 9-10 tiếng mỗi ngày. Do đó không có một con số chính xác và cụ thể cho tất cả mọi người.
Sự thực là nhiều người có quan niệm rằng cần phải ngủ đủ đúng 8 tiếng một ngày
Vậy làm sao để biết bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày? Rất đơn giản nếu sáng dậy bạn cảm thấy khỏe mạnh, sảng khoái, tỉnh táo không mệt mỏi, không ngáp vặt, vậy là bạn đã ngủ đủ giấc.
3. Càng ngủ nhiều càng tốt cho sức khỏe
Một quan niệm sai lầm về giấc ngủ khi cho rằng càng ngủ nhiều càng tốt cho sức khỏe. Thực tế ngủ nhiều không hề tốt cho sức khỏe như chúng ta lầm tưởng. Ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày cũng hại như khi ngủ chưa đủ 6 tiếng.
Khi nằm nhiều trên gi.ường sẽ làm chậm lưu thông máu tới các cơ quan. Ảnh hưởng tới đường huyết, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.
Nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ để giấc ngủ được tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
4. Cơ thể sẽ nghỉ ngơi trong lúc ngủ
Có nhiều người quan niệm sai lầm khi cho rằng khi chúng ta đi ngủ là tất cả bộ phận trong cơ thể đều nghỉ ngơi.
Thực tế không phải như vậy, khi ngủ các cơ quan trong cơ thể vẫn làm việc không ngừng. Cụ thể như não sẽ thực hiện các chức năng ghi nhớ, hệ miễn dịch đào thải độc tố, gan, mật đào thải độc, tủy sống tạo máu…
5. Người già cần ngủ ít hơn người trẻ
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng càng già sẽ càng ngủ ít đi. Khi chất lượng giấc ngủ giảm, họ thường xuyên tỉnh giấc, ngủ ít hơn và họ coi đó là điều bình thường của tuổi tác và chấp nhận nó như một điều hiển nhiên.
Một quan niệm sai lầm khác khi cho rằng người già thì sẽ ngủ ít hơn người trẻ
Tuy nhiên thực tế thì người cao tuổi cần thời lượng ngủ trung bình cũng như người trẻ tuổi đó là từ 7-9 tiếng mỗi đêm.
6. Tập thể dục cường độ cao giúp ngủ ngon
Tập thể dục giúp ngủ tốt hơn nhưng bạn nên tập vào buổi sáng và tránh tập luyện cường độ cao gần với giờ ngủ.
7. Ngủ bù
Một giấc ngủ bị mất thì không thể bù lại được vì lúc đó khí huyết trong cơ thể lúc đó đã bị hao tổn. Ngoài ra bạn nên dậy sớm vì khoảng thời gian 7-9 giờ sáng là thời điểm hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
Do đó bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên thức quá khuya và ngủ bù vào hôm sau.
8. Đếm cừu
Rất nhiều người cho rằng đếm cừu là mẹo nhỏ mà mọi người hay áp dụng để dễ đi vào giấc ngủ. Nhưng thực tế cho thấy phương pháp đếm cừu không có tác dụng giúp bạn nhanh đi vào giấc ngủ. Theo một nghiên cứu với 41 người mắc chứng khó ngủ thì những tối họ đếm cừu trước khi đi ngủ họ còn cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hơn.
Nhiều người bị mất ngủ đã dùng đến biện pháp đếm cừu để ngủ ngon hơn
9. Đi ngủ thật sớm nếu mất ngủ
Sự thực là đi ngủ sớm nhưng không ngủ được càng làm bạn căng thẳng hơn.
Giống như cảm giác thèm ăn vậy nếu các bữa ăn cách xa nhau thì cơ thể hoạt động càng nhiều thì cảm giác đói càng nhanh. Giấc ngủ cũng vậy, nếu thời gian thức càng lâu và hoạt động nhiều thì cơn thèm ngủ đến nhanh hơn, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu hơn.
Tốt nhất là bạn nên đặt ra một giờ đi ngủ và thức dậy hợp lý để cơ thể thích nghi, cứ đến giờ đó là bạn sẽ đi ngủ.
Có rất nhiều quan niệm về giấc ngủ mà nhiều người mắc phải
1. Ngủ trưa khiến mất ngủ về đêm
Sự thực là một giấc ngủ ngắn trong ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn. Não của bạn cũng ít phải hoạt động nhiều hơn vào ban đêm, do đó giấc ngủ về đêm sẽ sâu hơn và não được phục hồi tốt hơn.
Tuy nhiên chúng ta chỉ nên ngủ từ 10-30 phút buổi trưa, tránh ngủ quá nhiều sẽ có tác dụng ngược lại.
2. Một ngày phải ngủ đủ 8 giờ
Quan niệm sai lầm khi cho rằng tất cả mọi người đều phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Sự thực là số giờ ngủ 8 giờ là con số chung, một số người chỉ cần ngủ 6-7 tiếng là đủ, một số khác lại cần ngủ từ 9-10 tiếng mỗi ngày. Do đó không có một con số chính xác và cụ thể cho tất cả mọi người.
Sự thực là nhiều người có quan niệm rằng cần phải ngủ đủ đúng 8 tiếng một ngày
Vậy làm sao để biết bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày? Rất đơn giản nếu sáng dậy bạn cảm thấy khỏe mạnh, sảng khoái, tỉnh táo không mệt mỏi, không ngáp vặt, vậy là bạn đã ngủ đủ giấc.
3. Càng ngủ nhiều càng tốt cho sức khỏe
Một quan niệm sai lầm về giấc ngủ khi cho rằng càng ngủ nhiều càng tốt cho sức khỏe. Thực tế ngủ nhiều không hề tốt cho sức khỏe như chúng ta lầm tưởng. Ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày cũng hại như khi ngủ chưa đủ 6 tiếng.
Khi nằm nhiều trên gi.ường sẽ làm chậm lưu thông máu tới các cơ quan. Ảnh hưởng tới đường huyết, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.
Nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ để giấc ngủ được tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
4. Cơ thể sẽ nghỉ ngơi trong lúc ngủ
Có nhiều người quan niệm sai lầm khi cho rằng khi chúng ta đi ngủ là tất cả bộ phận trong cơ thể đều nghỉ ngơi.
Thực tế không phải như vậy, khi ngủ các cơ quan trong cơ thể vẫn làm việc không ngừng. Cụ thể như não sẽ thực hiện các chức năng ghi nhớ, hệ miễn dịch đào thải độc tố, gan, mật đào thải độc, tủy sống tạo máu…
5. Người già cần ngủ ít hơn người trẻ
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng càng già sẽ càng ngủ ít đi. Khi chất lượng giấc ngủ giảm, họ thường xuyên tỉnh giấc, ngủ ít hơn và họ coi đó là điều bình thường của tuổi tác và chấp nhận nó như một điều hiển nhiên.
Một quan niệm sai lầm khác khi cho rằng người già thì sẽ ngủ ít hơn người trẻ
Tuy nhiên thực tế thì người cao tuổi cần thời lượng ngủ trung bình cũng như người trẻ tuổi đó là từ 7-9 tiếng mỗi đêm.
6. Tập thể dục cường độ cao giúp ngủ ngon
Tập thể dục giúp ngủ tốt hơn nhưng bạn nên tập vào buổi sáng và tránh tập luyện cường độ cao gần với giờ ngủ.
7. Ngủ bù
Một giấc ngủ bị mất thì không thể bù lại được vì lúc đó khí huyết trong cơ thể lúc đó đã bị hao tổn. Ngoài ra bạn nên dậy sớm vì khoảng thời gian 7-9 giờ sáng là thời điểm hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
Do đó bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên thức quá khuya và ngủ bù vào hôm sau.
8. Đếm cừu
Rất nhiều người cho rằng đếm cừu là mẹo nhỏ mà mọi người hay áp dụng để dễ đi vào giấc ngủ. Nhưng thực tế cho thấy phương pháp đếm cừu không có tác dụng giúp bạn nhanh đi vào giấc ngủ. Theo một nghiên cứu với 41 người mắc chứng khó ngủ thì những tối họ đếm cừu trước khi đi ngủ họ còn cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hơn.
Nhiều người bị mất ngủ đã dùng đến biện pháp đếm cừu để ngủ ngon hơn
9. Đi ngủ thật sớm nếu mất ngủ
Sự thực là đi ngủ sớm nhưng không ngủ được càng làm bạn căng thẳng hơn.
Giống như cảm giác thèm ăn vậy nếu các bữa ăn cách xa nhau thì cơ thể hoạt động càng nhiều thì cảm giác đói càng nhanh. Giấc ngủ cũng vậy, nếu thời gian thức càng lâu và hoạt động nhiều thì cơn thèm ngủ đến nhanh hơn, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu hơn.
Tốt nhất là bạn nên đặt ra một giờ đi ngủ và thức dậy hợp lý để cơ thể thích nghi, cứ đến giờ đó là bạn sẽ đi ngủ.