linhto291vnu
Thành viên
- Tham gia
- 16/12/2020
- Bài viết
- 1
Hiện nay văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc đang ngày càng phổ biến rộng rãi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 9 nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp bạn có cái nhìn mới hơn, dễ bắt kịp xu hướng khi làm việc tại những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc. Cùng tìm hiểu nhé!
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp dần trở thành một thuật ngữ phổ biến, được hiểu là những đặc trưng, đặc điểm chung xuất hiện phổ biến của các tổ chức, doanh nghiệp. Đó cũng là cách mọi người cảm nhận về công việc của mình, những giá trị mà họ tạo ra, những hướng đi và kế hoạch cho công việc tương lai.
Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là một tổng thể về cách mọi người trong tổ chức tương tác với nhau và làm việc cùng nhau.
Về mặt xã hội, văn hóa là những kiến thức và thành tựu của một nhóm, tập thể người cùng nhau đóng góp, xây dựng và vận hành công việc. Được thể hiện bằng các phong tục văn hóa ứng xử, âm nhạc, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng...
Văn hóa doanh nghiệp cũng vậy, giống như một tập hợp xã hội thu nhỏ, gắn kết với nhau và có cùng chung lý tưởng hoạt động, tạo nên nét văn hóa riêng biệt, độc đáo.
Những nét văn hóa độc đáo trong doanh nghiệp Hàn Quốc
Để người trẻ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc của người Hàn Quốc, chúng tôi sẽ tổng hợp 9 nét văn hóa rất đặc trưng mà bạn nên biết trước khi vào công ty:
Văn hóa Chaebol (Tài phiệt)
Nhìn vào nền kinh tế của đất nước Hàn Quốc là biểu tượng của Con rồng châu Á, hình ảnh những tập đoàn giàu có không còn xa lạ gì. Các tập đoàn của Hàn Quốc được chính phủ nuôi dưỡng trở thành đầu tàu của nền kinh tế, như Samsung, Huyndai...
Nguồn: Queenmobile
Không phải vô cớ mà người dân Hàn Quốc vẫn gọi tập đoàn này là “Cộng hòa Samsung” hay “Đế chế Samsung”. Một ví dụ: thống kê của tờ New York Times cho thấy riêng doanh thu từ xuất khẩu của Samsung Electronic chiếm 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Và Samsung chỉ là một trong số hàng loạt tập đoàn – gia đình, được gọi là Chaebol, đang thống trị đời sống kinh tế Hàn Quốc. Âm Hán – Việt của “Chaebol” là “tài phiệt” và trên thực tế, bản thân một Chaebol chưa bao giờ chỉ có ý nghĩa là công ty, hay thậm chí là tập đoàn.
Trong văn hóa Hàn Quốc, Chaebol là cả một triều đại. Các Chaebol đóng vai trò nền tảng trong nền kinh tế, quan trọng tới mức người đứng đầu các Chaebol là những yếu nhân trong mắt công chúng. “Bạn có thể nói chủ tịch Samsung còn quyền lực hơn cả tổng thống Hàn Quốc” – Woo Suk Hoon, chủ một trang web chuyên về kinh tế, bình luận với tờ Washington Post.
Vì vậy họ được nhận nhiều ưu đãi đặc biệt và sự găn kết giữa các chính khách và các doanh nghiệp cũng đặc biệt thân thiết. Chủ tịch một tập đoàn có uy lực, quyền uy thậm chí còn lớn hơn cả các chính khách, các vị nguyên thủ quốc gia.
Văn hóa Bầy đàn
Các doanh nghiệp Hàn Quốc thường tập trung và liên kết đầu tư kinh doanh thành nhóm với nhau, sử dụng dịch vụ và hưởng lợi ích cùng nhau. Bằng nhiều hình thức họ có thể cùng đầu tư vào 1 thương hiệu, một vài sản phẩm hay cùng hoạt động và xây dựng cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp được cho là đẹp và hung thịnh.
Tính chất Lợi ích chung luôn được đề cao, cá nhân dù không muốn nhưng khi đã hoạt động và ở trong nền văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc đều phải hi sinh cái tôi để hòa mình vào tập thể.
Một điều đặc biệt nữa là, nếu thuyết phục doanh nghiệp Hàn Quốc tăng lương mãi không được, thì chỉ cần nói rằng công ty bên cạnh đã làm, chắc chắn có hiệu quả.
Bên cạnh tính cộng sinh thì các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng không bao giờ mất đi tính cạnh tranh khốc liệt.
Văn hóa Trung thực
Trung thực luôn là tiêu chí được xếp hàng đầu trong văn hóa doanh nghiệp các quốc gia, từ quá trình xây dựng doanh nghiệp, tập đoàn đến khi đi vào hoạt động, tuyển dụng nhân viên, hợp tác kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, tiêu chí trung thực càng được coi trọng.
Với văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc, điều này càng có sức nặng hơn. Người Hàn Quốc cực ghét nói dối, biện minh.
Những cá nhân, nhóm vi phạm quy định về trung thực trong các doanh nghiệp thường bị lên án rất mạnh mẽ, bị đối xử một cách tiêu cực.
Văn hóa Bali Bali (nhanh nhanh)
Không chỉ trong các doanh nghiệp, văn hóa nhanh chóng trong doanh nghiệp này đã ảnh hưởng và in sâu trong mỗi người Hàn Quốc.
Họ luôn muốn và hành động mọi thứ với tốc độ nhanh chóng, càng nhanh càng tốt, thậm chí họ không thể chờ đợi việc internet bị chậm vài giây.
Thời gian là vàng bạc nhưng có vẻ như với các doanh nghiệp Hàn Quốc, thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, châu báu, khiến cho dân công sở ở đây luôn phải hoạt động với công suất lớn, song song đó cũng kéo theo vô vàn những áp lực.
Văn hóa Để ý, Phán xét
Trong các doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc có người Hàn làm việc, điều này rất thường xuyên xảy ra. Người Hàn Quốc luôn than phiền vì việc phải để ý xem cấp trên có nhận xét, đánh giá bản thân mình hay không, nếu có thì đó là tích cực hay tiêu cực. Họ luôn lo sợ, e ngại ánh nhìn nhắc nhở, chê trách của cấp trên, đồng nghiệp.
Tuy nhiên, đôi khi họ lại có thói quen ngồi tán gẫu và nhận xét người khác từ những điều nhỏ nhặt, qua một vài cử chỉ đơn giản, từ trang phục, cách nói chuyện, cách làm việc, mối quan hệ…
Đặc biệt khi làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc, khi cấp trên chưa về thì cấp dưới không được về, không được phép ăn mặc nổi hơn cấp trên, cũng không được làm điều gì nổi bật.
Văn hóa Nhiệt huyết
Không phải ngẫu nhiên mà Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong tứ đại nền kinh tế châu Á. Từ rất sớm, Hàn Quốc đã nhận ra yếu tố con người là nguồn năng lượng lớn, có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Trong doanh nghiệp, tinh thần làm việc nhiệt huyết và trách nhiệm cao luôn được coi trọng và kỳ vọng hơn cả. Hình ảnh những thành phố lớn ở Hàn như Seoul, Daegu,... với những tòa cao ốc, những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn luôn sáng rực đèn.
Người lao động Hàn Quốc vô cùng chăm chỉ, một khi đã bắt tay làm việc, tiêu chí nhanh gọn và năng suất cao luôn được đặt lên đầu tiên. Dù thời gian làm việc được quy định chung là 8 tiếng nhưng đừng hy vọng rằng sau 8 tiếng làm việc, bạn sẽ được thảnh thơi ra về.
Cần cù, nhiệt huyết với công việc được coi là đực tính tốt đẹp và quan trọng của văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc. Đặc biệt những người đứng đầu bộ máy doanh nghiệp, sếp lớp luôn làm gương cho nhân viên trong lĩnh vực này, họ thường xuyên ra về rất muộn, khi chỉ còn một vài nhân viên đang hoàn thành nốt công việc.
Dù đã trở thành nền kinh tế phát triển, vươn lên trở thành Con rồng châu Á, được tiếp cận với khối các nước tiên tiến nhưng thời gian lao động Hàn Quốc vẫn luôn đứng Top đầu thế giới, được giữ gìn và phát huy bởi nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ xứ kim chi.
Văn hóa Nhân hòa
Sâu trong nội tâm có thể những đồng nghiệp Hàn quốc đang có vấn đề và khó chịu, bức xúc với bạn nhưng họ không bao giờ nói ra, cũng không đề cập đến nhiều trong các cuộc thảo luận.
Đơn giản bởi vì họ đề cao chữ Nhẫn, vì tập thể từ đó giữ hòa khí trong công sở. nếu chỉ vì một chút khó chịu của bản thân mà làm ảnh hưởng đến công ty, đến đoàn kết của tập thể thì chắc hẳn kẻ đó sẽ bị trừng trị đầu tiên.
Cũng vì vậy mà đôi khi những điều người Hàn nói ngoài miệng chưa hẳn xuất phát từ thật tâm của họ.
Văn hóa Mô-xi-tà (phục vụ)
Trong văn hóa Mô-xi-tà, cấp trên là người bao bọc, che chở, và hướng dẫn cấp dưới, thậm chí có quyền sai khiến và mắng chửi, trừng phạt cấp dưới khi họ làm sai. Ngược lại, cấp dưới phải có nghĩa vụ tuân thủ cấp trên vô điều kiện.
Bên cạnh khoảng cách về cấp bậc trong vấn đề làm việc ở doanh nghiệp, người Hàn cũng có sự phân chia về tuổi tác. Cụ thể trong doanh nghiệp, văn hóa Mô-xi-tà còn thể hiện giữa những người cùng cấp trong công ty, người lớn tuổi hơn có xu hướng tự đề cao bản thân mình và muốn người ít tuổi hơn luôn phải kính trọng, điều này cũng dễ dẫn tới tình trạng chèn ép bắt nạt nhau của dân công sở.
Tuy nhiên, dù ứng xử với người kém tuổi hoặc cấp dưới ra sao thì họ cũng đều hướng tới mục đích chung của cả doanh nghiệp, đưa mọi người trong doanh nghiệp thêm hiểu nhau hơn, thân thiết như một gia đình và phát triển công ty, doanh nghiệp.
Mô hình này được vận hành dựa theo cơ chế quản lý con người theo chiều dọc của quân đội Hàn Quốc: Thượng mệnh hạ vụ, kỷ luật kỷ cương, nghiêm ngặt lễ nghĩa, lễ phép.
Đôi khi điều này khiến người ngoài nhìn vào cảm thấy những ông củ Hàn Quốc hành xử thiếu nhân văn, lộng quyền theo kiểu thượng lội hạ đạp.
Văn hóa Chữ Duyên
Có tin được không khi những doanh nghiệp của một đất nước có nền kinh tế phát triển vẫn tin vào chữ duyên?
Các doanh nghiệp Hàn thường xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự, hợp tác làm việc theo các mối quan hệ nhân duyên: duyên cùng học, duyên huyết thống, duyên cùng quê, duyên chí hướng…
Mặc dù nhiều tập đoàn Hàn Quốc đã mở rộng chính sách nhân sự bằng việc chiêu mộ nhân tài từ nhiều khía cạnh bên ngoài nhưng đều ít thành công, những người không thuộc hệ thống này không thể hòa nhập tốt và phát triển, hòa nhập vào tổ chức mới.
Vậy nên, nếu muốn làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc nên có nhiều mối quan hệ, có người quen giới thiệu thì hiệu quả hơn.
Trên đây là 9 nét nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc. Dựa trên các sự hiểu biết về các văn hóa này, các ứng viên có thể học tập để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Xem thêm: 9 nét văn hóa công sở của dân văn phòng Mỹ
10 nét văn hóa công sở đặc biệt của người Nhật khiến ta nên học hỏi
Sinh viên thực hiện: Tô Khánh Linh-18050503
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp dần trở thành một thuật ngữ phổ biến, được hiểu là những đặc trưng, đặc điểm chung xuất hiện phổ biến của các tổ chức, doanh nghiệp. Đó cũng là cách mọi người cảm nhận về công việc của mình, những giá trị mà họ tạo ra, những hướng đi và kế hoạch cho công việc tương lai.
Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là một tổng thể về cách mọi người trong tổ chức tương tác với nhau và làm việc cùng nhau.
Về mặt xã hội, văn hóa là những kiến thức và thành tựu của một nhóm, tập thể người cùng nhau đóng góp, xây dựng và vận hành công việc. Được thể hiện bằng các phong tục văn hóa ứng xử, âm nhạc, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng...
Văn hóa doanh nghiệp cũng vậy, giống như một tập hợp xã hội thu nhỏ, gắn kết với nhau và có cùng chung lý tưởng hoạt động, tạo nên nét văn hóa riêng biệt, độc đáo.
Những nét văn hóa độc đáo trong doanh nghiệp Hàn Quốc
Để người trẻ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc của người Hàn Quốc, chúng tôi sẽ tổng hợp 9 nét văn hóa rất đặc trưng mà bạn nên biết trước khi vào công ty:
Văn hóa Chaebol (Tài phiệt)
Nhìn vào nền kinh tế của đất nước Hàn Quốc là biểu tượng của Con rồng châu Á, hình ảnh những tập đoàn giàu có không còn xa lạ gì. Các tập đoàn của Hàn Quốc được chính phủ nuôi dưỡng trở thành đầu tàu của nền kinh tế, như Samsung, Huyndai...
Nguồn: Queenmobile
Không phải vô cớ mà người dân Hàn Quốc vẫn gọi tập đoàn này là “Cộng hòa Samsung” hay “Đế chế Samsung”. Một ví dụ: thống kê của tờ New York Times cho thấy riêng doanh thu từ xuất khẩu của Samsung Electronic chiếm 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Và Samsung chỉ là một trong số hàng loạt tập đoàn – gia đình, được gọi là Chaebol, đang thống trị đời sống kinh tế Hàn Quốc. Âm Hán – Việt của “Chaebol” là “tài phiệt” và trên thực tế, bản thân một Chaebol chưa bao giờ chỉ có ý nghĩa là công ty, hay thậm chí là tập đoàn.
Trong văn hóa Hàn Quốc, Chaebol là cả một triều đại. Các Chaebol đóng vai trò nền tảng trong nền kinh tế, quan trọng tới mức người đứng đầu các Chaebol là những yếu nhân trong mắt công chúng. “Bạn có thể nói chủ tịch Samsung còn quyền lực hơn cả tổng thống Hàn Quốc” – Woo Suk Hoon, chủ một trang web chuyên về kinh tế, bình luận với tờ Washington Post.
Vì vậy họ được nhận nhiều ưu đãi đặc biệt và sự găn kết giữa các chính khách và các doanh nghiệp cũng đặc biệt thân thiết. Chủ tịch một tập đoàn có uy lực, quyền uy thậm chí còn lớn hơn cả các chính khách, các vị nguyên thủ quốc gia.
Văn hóa Bầy đàn
Các doanh nghiệp Hàn Quốc thường tập trung và liên kết đầu tư kinh doanh thành nhóm với nhau, sử dụng dịch vụ và hưởng lợi ích cùng nhau. Bằng nhiều hình thức họ có thể cùng đầu tư vào 1 thương hiệu, một vài sản phẩm hay cùng hoạt động và xây dựng cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp được cho là đẹp và hung thịnh.
Tính chất Lợi ích chung luôn được đề cao, cá nhân dù không muốn nhưng khi đã hoạt động và ở trong nền văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc đều phải hi sinh cái tôi để hòa mình vào tập thể.
Một điều đặc biệt nữa là, nếu thuyết phục doanh nghiệp Hàn Quốc tăng lương mãi không được, thì chỉ cần nói rằng công ty bên cạnh đã làm, chắc chắn có hiệu quả.
Bên cạnh tính cộng sinh thì các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng không bao giờ mất đi tính cạnh tranh khốc liệt.
Văn hóa Trung thực
Trung thực luôn là tiêu chí được xếp hàng đầu trong văn hóa doanh nghiệp các quốc gia, từ quá trình xây dựng doanh nghiệp, tập đoàn đến khi đi vào hoạt động, tuyển dụng nhân viên, hợp tác kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, tiêu chí trung thực càng được coi trọng.
Với văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc, điều này càng có sức nặng hơn. Người Hàn Quốc cực ghét nói dối, biện minh.
Những cá nhân, nhóm vi phạm quy định về trung thực trong các doanh nghiệp thường bị lên án rất mạnh mẽ, bị đối xử một cách tiêu cực.
Văn hóa Bali Bali (nhanh nhanh)
Không chỉ trong các doanh nghiệp, văn hóa nhanh chóng trong doanh nghiệp này đã ảnh hưởng và in sâu trong mỗi người Hàn Quốc.
Họ luôn muốn và hành động mọi thứ với tốc độ nhanh chóng, càng nhanh càng tốt, thậm chí họ không thể chờ đợi việc internet bị chậm vài giây.
Thời gian là vàng bạc nhưng có vẻ như với các doanh nghiệp Hàn Quốc, thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, châu báu, khiến cho dân công sở ở đây luôn phải hoạt động với công suất lớn, song song đó cũng kéo theo vô vàn những áp lực.
Văn hóa Để ý, Phán xét
Trong các doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc có người Hàn làm việc, điều này rất thường xuyên xảy ra. Người Hàn Quốc luôn than phiền vì việc phải để ý xem cấp trên có nhận xét, đánh giá bản thân mình hay không, nếu có thì đó là tích cực hay tiêu cực. Họ luôn lo sợ, e ngại ánh nhìn nhắc nhở, chê trách của cấp trên, đồng nghiệp.
Tuy nhiên, đôi khi họ lại có thói quen ngồi tán gẫu và nhận xét người khác từ những điều nhỏ nhặt, qua một vài cử chỉ đơn giản, từ trang phục, cách nói chuyện, cách làm việc, mối quan hệ…
Đặc biệt khi làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc, khi cấp trên chưa về thì cấp dưới không được về, không được phép ăn mặc nổi hơn cấp trên, cũng không được làm điều gì nổi bật.
Văn hóa Nhiệt huyết
Không phải ngẫu nhiên mà Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong tứ đại nền kinh tế châu Á. Từ rất sớm, Hàn Quốc đã nhận ra yếu tố con người là nguồn năng lượng lớn, có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Trong doanh nghiệp, tinh thần làm việc nhiệt huyết và trách nhiệm cao luôn được coi trọng và kỳ vọng hơn cả. Hình ảnh những thành phố lớn ở Hàn như Seoul, Daegu,... với những tòa cao ốc, những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn luôn sáng rực đèn.
Người lao động Hàn Quốc vô cùng chăm chỉ, một khi đã bắt tay làm việc, tiêu chí nhanh gọn và năng suất cao luôn được đặt lên đầu tiên. Dù thời gian làm việc được quy định chung là 8 tiếng nhưng đừng hy vọng rằng sau 8 tiếng làm việc, bạn sẽ được thảnh thơi ra về.
Cần cù, nhiệt huyết với công việc được coi là đực tính tốt đẹp và quan trọng của văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc. Đặc biệt những người đứng đầu bộ máy doanh nghiệp, sếp lớp luôn làm gương cho nhân viên trong lĩnh vực này, họ thường xuyên ra về rất muộn, khi chỉ còn một vài nhân viên đang hoàn thành nốt công việc.
Dù đã trở thành nền kinh tế phát triển, vươn lên trở thành Con rồng châu Á, được tiếp cận với khối các nước tiên tiến nhưng thời gian lao động Hàn Quốc vẫn luôn đứng Top đầu thế giới, được giữ gìn và phát huy bởi nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ xứ kim chi.
Văn hóa Nhân hòa
Sâu trong nội tâm có thể những đồng nghiệp Hàn quốc đang có vấn đề và khó chịu, bức xúc với bạn nhưng họ không bao giờ nói ra, cũng không đề cập đến nhiều trong các cuộc thảo luận.
Đơn giản bởi vì họ đề cao chữ Nhẫn, vì tập thể từ đó giữ hòa khí trong công sở. nếu chỉ vì một chút khó chịu của bản thân mà làm ảnh hưởng đến công ty, đến đoàn kết của tập thể thì chắc hẳn kẻ đó sẽ bị trừng trị đầu tiên.
Cũng vì vậy mà đôi khi những điều người Hàn nói ngoài miệng chưa hẳn xuất phát từ thật tâm của họ.
Văn hóa Mô-xi-tà (phục vụ)
Trong văn hóa Mô-xi-tà, cấp trên là người bao bọc, che chở, và hướng dẫn cấp dưới, thậm chí có quyền sai khiến và mắng chửi, trừng phạt cấp dưới khi họ làm sai. Ngược lại, cấp dưới phải có nghĩa vụ tuân thủ cấp trên vô điều kiện.
Bên cạnh khoảng cách về cấp bậc trong vấn đề làm việc ở doanh nghiệp, người Hàn cũng có sự phân chia về tuổi tác. Cụ thể trong doanh nghiệp, văn hóa Mô-xi-tà còn thể hiện giữa những người cùng cấp trong công ty, người lớn tuổi hơn có xu hướng tự đề cao bản thân mình và muốn người ít tuổi hơn luôn phải kính trọng, điều này cũng dễ dẫn tới tình trạng chèn ép bắt nạt nhau của dân công sở.
Tuy nhiên, dù ứng xử với người kém tuổi hoặc cấp dưới ra sao thì họ cũng đều hướng tới mục đích chung của cả doanh nghiệp, đưa mọi người trong doanh nghiệp thêm hiểu nhau hơn, thân thiết như một gia đình và phát triển công ty, doanh nghiệp.
Mô hình này được vận hành dựa theo cơ chế quản lý con người theo chiều dọc của quân đội Hàn Quốc: Thượng mệnh hạ vụ, kỷ luật kỷ cương, nghiêm ngặt lễ nghĩa, lễ phép.
Đôi khi điều này khiến người ngoài nhìn vào cảm thấy những ông củ Hàn Quốc hành xử thiếu nhân văn, lộng quyền theo kiểu thượng lội hạ đạp.
Văn hóa Chữ Duyên
Có tin được không khi những doanh nghiệp của một đất nước có nền kinh tế phát triển vẫn tin vào chữ duyên?
Các doanh nghiệp Hàn thường xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự, hợp tác làm việc theo các mối quan hệ nhân duyên: duyên cùng học, duyên huyết thống, duyên cùng quê, duyên chí hướng…
Mặc dù nhiều tập đoàn Hàn Quốc đã mở rộng chính sách nhân sự bằng việc chiêu mộ nhân tài từ nhiều khía cạnh bên ngoài nhưng đều ít thành công, những người không thuộc hệ thống này không thể hòa nhập tốt và phát triển, hòa nhập vào tổ chức mới.
Vậy nên, nếu muốn làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc nên có nhiều mối quan hệ, có người quen giới thiệu thì hiệu quả hơn.
Trên đây là 9 nét nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc. Dựa trên các sự hiểu biết về các văn hóa này, các ứng viên có thể học tập để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Xem thêm: 9 nét văn hóa công sở của dân văn phòng Mỹ
10 nét văn hóa công sở đặc biệt của người Nhật khiến ta nên học hỏi
Sinh viên thực hiện: Tô Khánh Linh-18050503