- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Trẻ em trong hệ thống trường học ngày nay không được chuẩn bị tốt cho thế giới ngày mai.
Là một người đã đi từ thế giới doanh nghiệp và thế giới chính phủ đến với một thế giới trực tuyến luôn thay đổi, tôi biết rõ làm thế nào mà thế giới của ngày hôm qua thay đổi chóng mặt như thế. Tôi được đào tạo trong ngành công nghiệp báo chí, nơi mà tất cả chúng ta tin rằng chúng ta sẽ là mãi mãi có liên hệ với nhau – và bây giờ tôi tin rằng nếu cứ đi theo con đường cũ đó sẽ là một sai lầm.
Thật không may, tôi được giáo dục trong một hệ thống trường học tin rằng thế giới tồn tại này sẽ vẫn cơ bản giống nhau, với những thay đổi nhỏ chỉ trong ngành thời trang. Chúng ta được đào tạo kỹ năng để đáp ứng đòi hỏi những ngành nghề của những năm 1980, không phải là những gì có thể xảy ra vào những năm 2000.
Và điều đó có nghĩa là, không ai thật sự có thể biết cuộc sống sẽ như thế nào trong 20 năm tới kể từ bây giờ. Hãy tưởng tượng những năm 1980, khi máy tính cá nhân mới xuất hiện, khi máy fax là công cụ truyền thông tiên tiến, lúc đó chúng ta đã nghĩ Internet là sản phẩm của những nhà viết truyện khoa học viễn tưởng như William Gibson.
Chúng ta không có ý tưởng gì về những gì thế giới sẽ dành tặng cho chúng ta.
Và hiện tại chúng ta vẫn không biết. Chúng ta sẽ không bao giờ biết. Chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng tiên đoán được tương lai; và như thế, nuôi dạy và giáo dục trẻ em theo kiểu chúng ta có ý tưởng về những gì sẽ xảy ra ở tương lai không phải là ý niệm thông minh nhất.
Làm thế nào để chuẩn bị cho trẻ em những kiến thức cho một thế giới không thể đoán định, chưa được biết đến? Hãy dạy chúng cách điều chỉnh, đối phó với sự thay đổi, chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ điều gì có thể xảy ra chứ không chuẩn bị cho những việc cụ thể nào.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn toàn khác để nuôi dạy và giáo dục trẻ em. Nó có nghĩa là phải bỏ đi tất cả những ý tưởng cũ, và tái phát minh mọi thứ.
Người vợ tuyệt vời của tôi Eva (vâng, tôi là một người đàn ông rất may mắn) và tôi hầu như đã làm được điều này. Chúng tôi huấn luyện tại nhà cho con chúng tôi – chính xác hơn, chúng tôi không rèn luyện chúng. Chúng tôi dạy chúng tự tìm hiểu, mà không truyền lại những kiến thức của chúng tôi, và kiểm tra dựa trên kiến thức của chúng.
Phải thừa nhận, đây là một ý tưởng cực kỳ mới, và hầu hết chúng tôi, những người được trải nghiệm với sự không rèn luyện, sẽ thừa nhận rằng chúng tôi không có tất cả những câu trả lời, và không có một tập hợp những “thực hành tốt nhất”. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng chúng tôi đang học cùng với con chúng tôi, và không biết có thể là một điều tốt – đó là một cơ hội để tìm hiểu, không cần dựa vào những phương pháp chưa chắc đã là tối ưu có sẵn.
Tôi sẽ không đi quá xa vào phương pháp ở đây, vì tôi thấy họ không quan trọng bằng ý tưởng. Một khi bạn có một vài ý tưởng thú vị để làm thử, bạn có thể tìm ra vô số phương pháp, và như thế những phương pháp của tôi đưa ra sẽ quá hạn chế.
Thay vào đó, chúng ta hãy nhìn vào một tập hợp những kỹ năng cần thiết mà tôi tin rằng trẻ em nên học hỏi, những kỹ năng này sẽ chuẩn bị tốt nhất cho bất kỳ thế giới nào trong tương lai. Tôi dựa vào những điều tôi đã học được trong ba ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là thế giới của những doanh nghiệp trực tuyến, xuất bản trực tuyến, sống trực tuyến … và quan trọng hơn, những gì tôi đã học được về cách nắm được, cách làm việc và cách sống trong một thế giới không bao giờ ngừng thay đổi.
1. Đặt câu hỏi.
Điều chúng tôi mong mỏi nhất ở con chúng tôi, như người mới học, là có thể tự học. Tự dạy cho mình bất cứ điều gì. Bởi vì nếu như thế, sau đó chúng tôi không cần phải dạy cho chúng tất cả mọi thứ – bất cứ điều gì cần phải biết trong tương lai, chúng có thể tự học. Bước đầu tiên trong cách học tự dạy cho mình bất cứ điều gì là học đặt câu hỏi. May mắn thay, trẻ em làm điều này rất tự nhiên – niềm hy vọng của chúng tôi chỉ đơn giản là khuyến khích điều đó. Một cách tuyệt vời để làm điều này là mô phỏng nó. Khi bạn và con bắt gặp một sự việc mới, hãy đặt những câu hỏi, và nghĩ ra những câu trả lời với chúng. Khi chúng đặt câu hỏi, hãy khen con bạn thay vì trừng phạt (bạn có thể ngạc nhiên vì có rất nhiều người lớn không khuyến khích đặt câu hỏi).
2. Giải quyết vấn đề.
Nếu một đứa trẻ biết cách giải quyết vấn đề, nó có thể làm bất cứ nghề nào. Một công việc mới có thể đáng sợ đối bất cứ ai trong chúng ta, nhưng thật sự nó chỉ là một vấn đề khác cần được giải quyết. Một kỹ năng mới, một môi trường mới, những yêu cầu mới … tất cả chỉ đơn giản là những vấn đề cần được giải quyết. Dạy con bạn giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra những cách giải quyết vấn đề đơn giản, sau đó cho phép nó tự giải quyết những vấn đề đơn giản của mình. Không ngay lập tức giải quyết tất cả vấn đề của con bạn – hãy để cho chúng nghịch ngợm và thử giải quyết bằng vài cách, và hãy khen thưởng chúng vì những cố gắng này. Cuối cùng, con bạn sẽ phát triển sự tự tin đối với khả năng giải quyết vấn đề, và sau đó không có gì nó không thể làm.
3. Thực hiện dự án.
Là một nhà doanh nghiệp trực tuyến, tôi biết rằng công việc của tôi là một loạt các dự án, đôi khi có liên quan với nhau, đôi khi nhỏ và đôi khi lớn (thường là một nhóm các dự án nhỏ hơn). Tôi cũng biết rằng không có dự án nào mà tôi không thể giải quyết, bởi vì tôi hoàn thành rất nhiều dự án. Bài viết này là một dự án. Viết một cuốn sách là một dự án. Bán cuốn sách đó là một dự án khác. Hãy làm việc trên các dự án với con bạn, để cho nó thấy một dự án được thực hiện như thế nào khi làm việc với bạn, sau đó cho phép nó tự làm nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Khi nó đã tự tin, hãy để nó tự thực hiện. Chẳng bao lâu, sự hiểu biết về một loạt dự án sẽ kích thích được nó.
4. Tìm kiếm niềm đam mê.
Những điều thúc đẩy tôi không phải là mục tiêu, không phải là kỷ luật, không phải là động lực bên ngoài, không phải là phần thưởng mà đó là niềm đam mê. Khi tôi đang phấn khích và tôi không thể ngừng suy nghĩ về điều gì đó, tôi chắc chắn sẽ nhảy bổ vào nó với sự cam kết hoàn toàn, và hầu hết những lần đó tôi đều hoàn thành dự án và yêu thích làm điều đó. Hãy giúp con bạn tìm thấy những điều nó đam mê – sẽ có rất nhiều thứ và hãy tìm kiếm những thứ kích thích nó nhất, và giúp nó thật sự thưởng thức những điều đó. Đừng dập tắt bất cứ sự thích thú nào – hãy khuyến khích chúng. Đừng vứt bỏ niềm vui của chúng mà hãy khen thưởng.
5. Độc lập. Trẻ em nên được dạy cách dần dần đứng trên chân của mình. Từng chút một, dĩ nhiên. Hãy dần dần khuyến khích chúng tự làm những việc riêng. Dạy chúng cách làm điều đó như thế nào, làm mẫu, giúp chúng làm, giúp đỡ ít hơn, sau đó cho phép nó được tự làm sai. Hãy cho chúng sự tự tin vào bản thân bằng cách cho phép chúng thưởng thức một loạt thành công, và cho phép chúng giải quyết những thất bại. Một khi chúng học được cách tự lập, chúng sẽ biết rằng chúng không cần một giáo viên, cha mẹ, hoặc một ông sếp để nói cho chúng biết phải làm gì. Chúng có thể quản lý bản thân, tự do, và tìm ra hướng mà chúng cần để giải quyết những vấn đề của mình.
6. Tự cảm thấy hạnh phúc.
Quá nhiều người trong số cha mẹ chúng ta nâng niu con trẻ, kiểm soát chặt chẽ, làm chúng hạnh phúc bằng cách dựa vào sự có mặt của cha mẹ. Khi đứa trẻ lớn lên, chúng không biết làm thế nào để được hạnh phúc. Chúng ngay lập tức phải kè kè với cô bạn gái hay bạn bè. Nếu thất bại, chúng đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài – mua sắm, ăn uống, chơi game, lên internet. Nhưng nếu một đứa trẻ học từ rất sớm rằng nó có thể hạnh phúc một mình, chơi nhạc, đọc sách và tưởng tượng, nó sẽ có một trong những kỹ năng có giá trị nhất. Cho phép con bạn ở một mình từ khi còn nhỏ. Cho nó sự riêng tư, thời gian (chẳng hạn như buổi tối) khi cha mẹ và con cái đều có thời gian một mình.
7. Lòng trắc ẩn.
Một trong những kỹ năng cần thiết nhất. Chúng ta cần kỹ năng này để làm việc tốt với những người khác, để chăm sóc người khác hơn chăm sóc mình, để hạnh phúc bằng cách làm cho người khác hạnh phúc. Lòng trắc ẩn chính là chìa khóa. Hãy thương yêu con bạn và người khác trong mọi lúc. Chỉ cho chúng sự cảm thông bằng cách hỏi chúng nghĩ gì về cảm giác người khác, và nói ra ý nghĩ về việc bạn nghĩ thế nào về việc người khác cảm thấy. Tận dụng mọi cơ hội để giảm bớt sự đau khổ của người khác khi bạn có thể, làm thế nào để làm cho người khác hạnh phúc hơn với từng sự quan tâm nhỏ, làm thế nào để có thể làm cho chính bạn hạnh phúc hơn.
8. Sự khoan dung.
Thông thường, chúng ta lớn lên trong một khu vực cách biệt, nơi mà hầu hết mọi người đều giống nhau (ít nhất là ở vẻ bề ngoài), và khi chúng ta tiếp xúc với những người khác nhau, điều đó có thể gây khó chịu, sốc, và bắt đầu sợ hãi. Hãy cho con bạn tiếp xúc với nhiều người khác nhau, từ khác nhau về chủng tộc, đến khác nhau về giới tính, điều kiện khác nhau về tinh thần. Cho chúng thấy rằng không phải chỉ đồng ý với sự khác biệt, mà còn nên tôn vinh sự khác biệt, và chính sự đa dạng đó là điều làm cho cuộc sống này thật sự tươi đẹp.
9. Đối phó với sự thay đổi.
Tôi tin rằng điều này sẽ là một trong những kỹ năng cần thiết nhất khi con chúng ta lớn lên, khi thế giới luôn luôn thay đổi và nếu chúng có thể chấp nhận sự thay đổi, có thể đối phó với sự thay đổi, có thể điều chỉnh dòng chảy sự thay đổi, đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh. Đây là một kỹ năng tôi vẫn còn đang tự học, nhưng tôi thấy rằng nó giúp tôi rất nhiều, đặc biệt là so với những người chống lại hoặc sợ sự thay đổi, những người đã đặt ra mục tiêu, kế hoạch và cố gắng cứng nhắc tuân thủ, trong khi tôi thích ứng với thay đổi cảnh quan. Trong một môi trường thay đổi, cứng nhắc không giúp ích bằng tính linh hoạt, linh động. Một lần nữa, tận dụng mọi cơ hội tập kỹ năng cho con bạn là điều rất quan trọng, và cho chúng thấy rằng thay đổi là có thể được, bạn có thể điều chỉnh, bạn có thể nắm lấy những cơ hội mới mà trước kia không có, điều đó phải được ưu tiên. Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu, và nhiều thứ sẽ diễn ra sai lệch, trở nên khác đi với bạn mong đợi, và sẽ phá vỡ bất cứ kế hoạch nào bạn đặt ra – và đó là một phần của sự kích thích.
Chúng ta không thể trao cho con cái đầy đủ dữ liệu để nghiên cứu, một nghề nghiệp để chuẩn bị, khi chúng ta không biết tương lai sẽ mang lại điều gì. Nhưng chúng ta có thể chuẩn bị cho chúng thích ứng với bất cứ điều gì, để tìm hiểu bất kỳ điều gì, để giải quyết bất cứ điều gì, và trong khoảng 20 năm tới, chúng sẽ cảm ơn chúng ta vì điều đó.
E-nest dịch theo bài viết của Leo Babauta trên trang Zenhabits.net.
Nguồn tranthutrangfc.wordpress.com
Là một người đã đi từ thế giới doanh nghiệp và thế giới chính phủ đến với một thế giới trực tuyến luôn thay đổi, tôi biết rõ làm thế nào mà thế giới của ngày hôm qua thay đổi chóng mặt như thế. Tôi được đào tạo trong ngành công nghiệp báo chí, nơi mà tất cả chúng ta tin rằng chúng ta sẽ là mãi mãi có liên hệ với nhau – và bây giờ tôi tin rằng nếu cứ đi theo con đường cũ đó sẽ là một sai lầm.
Thật không may, tôi được giáo dục trong một hệ thống trường học tin rằng thế giới tồn tại này sẽ vẫn cơ bản giống nhau, với những thay đổi nhỏ chỉ trong ngành thời trang. Chúng ta được đào tạo kỹ năng để đáp ứng đòi hỏi những ngành nghề của những năm 1980, không phải là những gì có thể xảy ra vào những năm 2000.
Và điều đó có nghĩa là, không ai thật sự có thể biết cuộc sống sẽ như thế nào trong 20 năm tới kể từ bây giờ. Hãy tưởng tượng những năm 1980, khi máy tính cá nhân mới xuất hiện, khi máy fax là công cụ truyền thông tiên tiến, lúc đó chúng ta đã nghĩ Internet là sản phẩm của những nhà viết truyện khoa học viễn tưởng như William Gibson.
Chúng ta không có ý tưởng gì về những gì thế giới sẽ dành tặng cho chúng ta.
Và hiện tại chúng ta vẫn không biết. Chúng ta sẽ không bao giờ biết. Chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng tiên đoán được tương lai; và như thế, nuôi dạy và giáo dục trẻ em theo kiểu chúng ta có ý tưởng về những gì sẽ xảy ra ở tương lai không phải là ý niệm thông minh nhất.
Làm thế nào để chuẩn bị cho trẻ em những kiến thức cho một thế giới không thể đoán định, chưa được biết đến? Hãy dạy chúng cách điều chỉnh, đối phó với sự thay đổi, chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ điều gì có thể xảy ra chứ không chuẩn bị cho những việc cụ thể nào.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn toàn khác để nuôi dạy và giáo dục trẻ em. Nó có nghĩa là phải bỏ đi tất cả những ý tưởng cũ, và tái phát minh mọi thứ.
Người vợ tuyệt vời của tôi Eva (vâng, tôi là một người đàn ông rất may mắn) và tôi hầu như đã làm được điều này. Chúng tôi huấn luyện tại nhà cho con chúng tôi – chính xác hơn, chúng tôi không rèn luyện chúng. Chúng tôi dạy chúng tự tìm hiểu, mà không truyền lại những kiến thức của chúng tôi, và kiểm tra dựa trên kiến thức của chúng.
Phải thừa nhận, đây là một ý tưởng cực kỳ mới, và hầu hết chúng tôi, những người được trải nghiệm với sự không rèn luyện, sẽ thừa nhận rằng chúng tôi không có tất cả những câu trả lời, và không có một tập hợp những “thực hành tốt nhất”. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng chúng tôi đang học cùng với con chúng tôi, và không biết có thể là một điều tốt – đó là một cơ hội để tìm hiểu, không cần dựa vào những phương pháp chưa chắc đã là tối ưu có sẵn.
Tôi sẽ không đi quá xa vào phương pháp ở đây, vì tôi thấy họ không quan trọng bằng ý tưởng. Một khi bạn có một vài ý tưởng thú vị để làm thử, bạn có thể tìm ra vô số phương pháp, và như thế những phương pháp của tôi đưa ra sẽ quá hạn chế.
Thay vào đó, chúng ta hãy nhìn vào một tập hợp những kỹ năng cần thiết mà tôi tin rằng trẻ em nên học hỏi, những kỹ năng này sẽ chuẩn bị tốt nhất cho bất kỳ thế giới nào trong tương lai. Tôi dựa vào những điều tôi đã học được trong ba ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là thế giới của những doanh nghiệp trực tuyến, xuất bản trực tuyến, sống trực tuyến … và quan trọng hơn, những gì tôi đã học được về cách nắm được, cách làm việc và cách sống trong một thế giới không bao giờ ngừng thay đổi.
1. Đặt câu hỏi.
Điều chúng tôi mong mỏi nhất ở con chúng tôi, như người mới học, là có thể tự học. Tự dạy cho mình bất cứ điều gì. Bởi vì nếu như thế, sau đó chúng tôi không cần phải dạy cho chúng tất cả mọi thứ – bất cứ điều gì cần phải biết trong tương lai, chúng có thể tự học. Bước đầu tiên trong cách học tự dạy cho mình bất cứ điều gì là học đặt câu hỏi. May mắn thay, trẻ em làm điều này rất tự nhiên – niềm hy vọng của chúng tôi chỉ đơn giản là khuyến khích điều đó. Một cách tuyệt vời để làm điều này là mô phỏng nó. Khi bạn và con bắt gặp một sự việc mới, hãy đặt những câu hỏi, và nghĩ ra những câu trả lời với chúng. Khi chúng đặt câu hỏi, hãy khen con bạn thay vì trừng phạt (bạn có thể ngạc nhiên vì có rất nhiều người lớn không khuyến khích đặt câu hỏi).
2. Giải quyết vấn đề.
Nếu một đứa trẻ biết cách giải quyết vấn đề, nó có thể làm bất cứ nghề nào. Một công việc mới có thể đáng sợ đối bất cứ ai trong chúng ta, nhưng thật sự nó chỉ là một vấn đề khác cần được giải quyết. Một kỹ năng mới, một môi trường mới, những yêu cầu mới … tất cả chỉ đơn giản là những vấn đề cần được giải quyết. Dạy con bạn giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra những cách giải quyết vấn đề đơn giản, sau đó cho phép nó tự giải quyết những vấn đề đơn giản của mình. Không ngay lập tức giải quyết tất cả vấn đề của con bạn – hãy để cho chúng nghịch ngợm và thử giải quyết bằng vài cách, và hãy khen thưởng chúng vì những cố gắng này. Cuối cùng, con bạn sẽ phát triển sự tự tin đối với khả năng giải quyết vấn đề, và sau đó không có gì nó không thể làm.
3. Thực hiện dự án.
Là một nhà doanh nghiệp trực tuyến, tôi biết rằng công việc của tôi là một loạt các dự án, đôi khi có liên quan với nhau, đôi khi nhỏ và đôi khi lớn (thường là một nhóm các dự án nhỏ hơn). Tôi cũng biết rằng không có dự án nào mà tôi không thể giải quyết, bởi vì tôi hoàn thành rất nhiều dự án. Bài viết này là một dự án. Viết một cuốn sách là một dự án. Bán cuốn sách đó là một dự án khác. Hãy làm việc trên các dự án với con bạn, để cho nó thấy một dự án được thực hiện như thế nào khi làm việc với bạn, sau đó cho phép nó tự làm nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Khi nó đã tự tin, hãy để nó tự thực hiện. Chẳng bao lâu, sự hiểu biết về một loạt dự án sẽ kích thích được nó.
4. Tìm kiếm niềm đam mê.
Những điều thúc đẩy tôi không phải là mục tiêu, không phải là kỷ luật, không phải là động lực bên ngoài, không phải là phần thưởng mà đó là niềm đam mê. Khi tôi đang phấn khích và tôi không thể ngừng suy nghĩ về điều gì đó, tôi chắc chắn sẽ nhảy bổ vào nó với sự cam kết hoàn toàn, và hầu hết những lần đó tôi đều hoàn thành dự án và yêu thích làm điều đó. Hãy giúp con bạn tìm thấy những điều nó đam mê – sẽ có rất nhiều thứ và hãy tìm kiếm những thứ kích thích nó nhất, và giúp nó thật sự thưởng thức những điều đó. Đừng dập tắt bất cứ sự thích thú nào – hãy khuyến khích chúng. Đừng vứt bỏ niềm vui của chúng mà hãy khen thưởng.
5. Độc lập. Trẻ em nên được dạy cách dần dần đứng trên chân của mình. Từng chút một, dĩ nhiên. Hãy dần dần khuyến khích chúng tự làm những việc riêng. Dạy chúng cách làm điều đó như thế nào, làm mẫu, giúp chúng làm, giúp đỡ ít hơn, sau đó cho phép nó được tự làm sai. Hãy cho chúng sự tự tin vào bản thân bằng cách cho phép chúng thưởng thức một loạt thành công, và cho phép chúng giải quyết những thất bại. Một khi chúng học được cách tự lập, chúng sẽ biết rằng chúng không cần một giáo viên, cha mẹ, hoặc một ông sếp để nói cho chúng biết phải làm gì. Chúng có thể quản lý bản thân, tự do, và tìm ra hướng mà chúng cần để giải quyết những vấn đề của mình.
6. Tự cảm thấy hạnh phúc.
Quá nhiều người trong số cha mẹ chúng ta nâng niu con trẻ, kiểm soát chặt chẽ, làm chúng hạnh phúc bằng cách dựa vào sự có mặt của cha mẹ. Khi đứa trẻ lớn lên, chúng không biết làm thế nào để được hạnh phúc. Chúng ngay lập tức phải kè kè với cô bạn gái hay bạn bè. Nếu thất bại, chúng đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài – mua sắm, ăn uống, chơi game, lên internet. Nhưng nếu một đứa trẻ học từ rất sớm rằng nó có thể hạnh phúc một mình, chơi nhạc, đọc sách và tưởng tượng, nó sẽ có một trong những kỹ năng có giá trị nhất. Cho phép con bạn ở một mình từ khi còn nhỏ. Cho nó sự riêng tư, thời gian (chẳng hạn như buổi tối) khi cha mẹ và con cái đều có thời gian một mình.
7. Lòng trắc ẩn.
Một trong những kỹ năng cần thiết nhất. Chúng ta cần kỹ năng này để làm việc tốt với những người khác, để chăm sóc người khác hơn chăm sóc mình, để hạnh phúc bằng cách làm cho người khác hạnh phúc. Lòng trắc ẩn chính là chìa khóa. Hãy thương yêu con bạn và người khác trong mọi lúc. Chỉ cho chúng sự cảm thông bằng cách hỏi chúng nghĩ gì về cảm giác người khác, và nói ra ý nghĩ về việc bạn nghĩ thế nào về việc người khác cảm thấy. Tận dụng mọi cơ hội để giảm bớt sự đau khổ của người khác khi bạn có thể, làm thế nào để làm cho người khác hạnh phúc hơn với từng sự quan tâm nhỏ, làm thế nào để có thể làm cho chính bạn hạnh phúc hơn.
8. Sự khoan dung.
Thông thường, chúng ta lớn lên trong một khu vực cách biệt, nơi mà hầu hết mọi người đều giống nhau (ít nhất là ở vẻ bề ngoài), và khi chúng ta tiếp xúc với những người khác nhau, điều đó có thể gây khó chịu, sốc, và bắt đầu sợ hãi. Hãy cho con bạn tiếp xúc với nhiều người khác nhau, từ khác nhau về chủng tộc, đến khác nhau về giới tính, điều kiện khác nhau về tinh thần. Cho chúng thấy rằng không phải chỉ đồng ý với sự khác biệt, mà còn nên tôn vinh sự khác biệt, và chính sự đa dạng đó là điều làm cho cuộc sống này thật sự tươi đẹp.
9. Đối phó với sự thay đổi.
Tôi tin rằng điều này sẽ là một trong những kỹ năng cần thiết nhất khi con chúng ta lớn lên, khi thế giới luôn luôn thay đổi và nếu chúng có thể chấp nhận sự thay đổi, có thể đối phó với sự thay đổi, có thể điều chỉnh dòng chảy sự thay đổi, đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh. Đây là một kỹ năng tôi vẫn còn đang tự học, nhưng tôi thấy rằng nó giúp tôi rất nhiều, đặc biệt là so với những người chống lại hoặc sợ sự thay đổi, những người đã đặt ra mục tiêu, kế hoạch và cố gắng cứng nhắc tuân thủ, trong khi tôi thích ứng với thay đổi cảnh quan. Trong một môi trường thay đổi, cứng nhắc không giúp ích bằng tính linh hoạt, linh động. Một lần nữa, tận dụng mọi cơ hội tập kỹ năng cho con bạn là điều rất quan trọng, và cho chúng thấy rằng thay đổi là có thể được, bạn có thể điều chỉnh, bạn có thể nắm lấy những cơ hội mới mà trước kia không có, điều đó phải được ưu tiên. Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu, và nhiều thứ sẽ diễn ra sai lệch, trở nên khác đi với bạn mong đợi, và sẽ phá vỡ bất cứ kế hoạch nào bạn đặt ra – và đó là một phần của sự kích thích.
Chúng ta không thể trao cho con cái đầy đủ dữ liệu để nghiên cứu, một nghề nghiệp để chuẩn bị, khi chúng ta không biết tương lai sẽ mang lại điều gì. Nhưng chúng ta có thể chuẩn bị cho chúng thích ứng với bất cứ điều gì, để tìm hiểu bất kỳ điều gì, để giải quyết bất cứ điều gì, và trong khoảng 20 năm tới, chúng sẽ cảm ơn chúng ta vì điều đó.
E-nest dịch theo bài viết của Leo Babauta trên trang Zenhabits.net.
Nguồn tranthutrangfc.wordpress.com
Hiệu chỉnh: