Sử 9 chúa và 13 vua nhà Nguyễn-vai trò của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc

xam2507

không gì là mãi mãi.........
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/11/2011
Bài viết
30
9 CHÚA VÀ 13 VUA NGUYỄN-
VAI TRÒ CỦA TRIỀU NGUYỄN TRONG LỊCH SỬ


I . Chúa Nguyễn: Trong các thế kỷ (XVI-XVII, XVIII), Đàng Trong đã được đặt dưới sự chèo lái của 9 đời chúa Nguyễn sau đây:
STT
HÚY DANH
CÔNG THỤY
TG TRỊ VÌ
MIẾU HIỆU
1
Nguyễn Hoàng
Chúa Tiên
1558-1613
Thái tổ Gia dũ Hoàng đế
2
Nguyễn Phúc Nguyên
Chúa Sãi
1613-1635
Hy tông Hiếu văn Hoàng đế
3
Nguyễn Phúc Lan
Chúa Thượng
1635-1648
Thần tông Hiếu chiêu Hoàng đế
4
Nguyễn Phúc Tần
Chúa Hiền
1648-1687
Thái tông Hiếu triết Hoàng đế
5
Nguyễn Phúc Thái
Chúa Nghĩa
1687-1691
Anh tông Hiếu nghĩa Hoàng đế
6
Nguyễn Phúc Chu
Quốc chúa
1691-1725
Hiển tông Hiếu minh Hoàng đế
7
Nguyễn Phúc Chú
Ninh vương
1725-1738
Túc tông Hiếu ninh Hoàng đế
8
Nguyễn Phúc Khoát
Võ vương
1738-1765
Thế tông Hiếu võ Hoàng đế
9
Nguyễn Phúc Thuần
Định vương
1765-1775
Duệ tông Hiếu định Hoàng đế

II. Vua Nguyễn: Gia Long là vị vua khai sáng vương triều. Nó kéo dài 143 năm (từ 1802 đến 1945) qua 13 đời vua:

STT
HÚY DANH
NIÊN HIỆU
TG TRỊ
MIẾU HIỆU
1
Nguyễn Phúc Ánh
Gia Long
1802-1819
Thế tổ Cao Hoàng đế
2
Nguyễn Phúc Đảm
Minh Mạng
1820-1840
Thánh tổ Nhân Hoàng đế
3
Nguyễn Phúc Miên Tông
Thiệu Trị
1841-1847
Hiến tổ Chương Hoàng đế
4
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
Tự Đức
1848-1883
Dực tông Anh Hoàng đế
5
Nguyễn Phúc Ưng Chân
Dục Đức
1883 (3 ngày)
Cung tông Huệ Hoàng đế
6
Nguyễn Phúc Hồng Dật
Hiệp Hòa
1883 (4 tháng)
(Phế đế)
7
Nguyễn Phúc Ưng Đăng
Kiến Phúc
1884
Giản tông Nghị Hoàng đế
8
Nguyễn Phúc Ưng Lịch
Hàm Nghi
1885
(Xuất đế)
9
Nguyễn Phúc Ưng Đường
Đồng Khánh
1886-1888
Cảnh tông Thuần Hoàng đế
10
Nguyễn Phúc Bửu Lân
Thành Thái
1889-1907
(Phế đế)
11
Nguyễn Phúc Vĩnh San
Duy Tân
1907-1916
(Phế đế)
12
Nguyễn Phúc Bửu Đảo
Khải Định
1916-1925
Hoằng tông Tuyên Hoàng đế
13
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
Bảo Đại
1926-1945
(?)


III. Vai trò của triều Nguyễn trong lịch sử.
1. Tiếp nối các chúa Nguyễn, các Vua Nguyễn đã có công mở rộng lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới.
2. Tiếp tục thành tựu của phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ tình trạng phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự khôi phục nền thống nhất, Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
3. Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh thổ tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo ven bờ cùng quần đảo trên biển Đông. Triều Nguyễn là một vương triều quân chủ tập quyền có những mặt hạn chế về chế độ chuyên chế, về một số chính sách đối nội, đối ngoại, nhưng cũng đạt nhiều tíến bộ về mặt quản lý quốc gia thống nhất, về cải cách hành chính, xây dựng thiết chế và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước tổ chức rất quy củ.
4. Thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Di sản này trải rộng trên cả nước từ Bắc chí Nam, là kết quả lao động sáng tạo của nhân dân ta, của cộng đồng các thành phần dân tộc Việt Nam, của các nhà văn hóa kiết xuất tiêu biểu cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Di sản này được kết tinh trong một số di sản đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nghĩa là hàm chứa những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, phố cổ Hội An. Do thái độ phê phán, lên án trước đây về nhà Nguyễn nên một thời việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này có phần bị hạn chế.
5. Thành tựu khai hoang, thủy lợi, phát triển nông nghiệp thời Nguyễn, nhất là vùng đồng bằng Nam Bộ và vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển mạnh, nhất là hệ thống kênh đào ở Nam Bộ và hệ thống đường dịch trạm nối liền kinh đô Huế với các trấn/tỉnh thành trên cả nước. Các trạm dịch được tổ chức rất chặt chẽ với những qui định về thời hạn chuyển văn thư phân làm ba loại: tối khẩn, khẩn, thường. Ví dụ loại "tối khẩn", từ kinh đô Huế vào đến Gia Định là 9 ngày, ra đến Hà Nội là 4 ngày 6 giờ.
6. Giáo dục, triều Nguyễn cũng lập Quốc tử giám, mở khoa thi Hương và thi Hội để đào tạo nhân tài. Từ khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, triều Nguyễn tổ chức được 39 khoa thi Hội, lấy đỗ 292 Tiến sĩ và 266 Phó bảng, cộng 558 người. Khu Văn Miếu tại kinh đô Huế còn lưu giữ 32 tấm bia Tiến sĩ thời Nguyễn. Cùng với các kỳ thi tuyển chọn Tiến sĩ Văn, nhà Nguyễn còn nâng cấp đào tạo võ quan từ Cử nhân lên Tiến sĩ Võ. Tại khu Võ Miếu còn bảo tồn hai tấm bia Tiến sĩ Võ. Công việc biên soạn quốc sử, các bộ chính sử của vương triều, các bộ tùng thư và địa chí được đặc biệt quan tâm và để lại một di sản rất đồ sộ. Có thể nói, trong thời quân chủ, chưa có Quốc sử quán của vương triều nào hoạt động có hiệu quả và để lại nhiều công trình biên soạn đến như thế.
7. Trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phương Tây đang đe dọa chủ quyền của các nước trong khu vực, vua Gia Long và Minh Mệnh ý thức sâu sắc về nguy cơ đó và đã tiến hành những hoạt động điều tra, thăm dò, đồng thời lo củng cố quốc phòng, cố gắng tiếp thu thành tựu kỹ thuật phương Tây. Từ thời chiến tranh với Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã học tập được khá nhiều kỹ thuật phương tây, nhất là kỹ thuật xây thành kiểu Vauban, đóng tàu, đúc vũ khí, phát triển thủy quân. Vua Minh Mệnh là người có tầm nhìn xa và hướng biển khá cao. Nhà vua đã cử nhiều phái đoàn vượt biển đến các căn cứ phương Tây ở Đông Nam Á như Batavia (Jakarta, Indonesia), Singapore, Pinang (Malaysia), Semarang (Java), Luçon (Philippines), Tiểu Tây Dương; ở Ấn Độ như Bengale, Calcutta; ở Trung Hoa như Macao...Những chuyến vượt biển đó, bề ngoài là mua hàng hóa cho triều đình nhưng chủ yếu nhằm thăm dò tình hình. Cầm đầu các phái đoàn thường là những quan chức cao cấp, những trí thức có tầm hiểu biết rộng như Lý Văn Phức, Hà Tông Quyền, Phan Thanh Giản, Phan Huy Chú, Cao Bá Quát...Vua Minh Mệnh cho đo đạc độ sâu các cảng biển, lập hệ thống phòng thủ ven biển, chế tạo vũ khí, đóng thử tàu hơi nước kiểu phương Tây, phát triển thủy quân, cho dịch một số sách kỹ thuật phương Tây sang chữ Hán, đo đạc, vẽ bản đồ và cắm cột mốc trên quần đảo Hoàng Sa, tăng cường quản lý các hải đảo...Hình như vua Minh Mệnh đang nuôi dưỡng một ý tưởng canh tân nào đó, nhưng đang ở trong tình trạng hình thành, chưa thực hiện được bao nhiêu.
 
Triều Nguyễn bây giờ nhìn lại mình mới thấy cũng có công lớn.
Do ngày trước cứ nghĩ triều Nguyễn dám phỉ báng người đã khuất theo Tây Sơn bằng cách đào mộ, voi quần ngựa xéo, ...
vài tên còn bán nước cho giặc nên có ý nghĩ xấu về triều đại này
 
×
Quay lại
Top Bottom