9 cách cải thiện trí nhớ (2)

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Đừng nhầm lẫn giữa việc học vẹt và học thuộc lòng. Thay vì học y xì như trong sách vở bạn nên tự diễn đạt bằng chính ngôn từ của mình.

tri-nho-830737-5331.jpg
Học thuộc lòng

Đừng nhầm lẫn giữa việc học vẹt và học thuộc lòng. Thay vì học y xì như trong sách vở bạn nên tự diễn đạt bằng chính ngôn từ của mình. Học như vậy sẽ giúp bạn tập trung hơn, giúp tăng trí nhớ và biết được bạn hiểu bài được bao nhiều phần trăm.


  • Nhẩm lại bài trong lúc bạn đọc, ôn lại các bài ghi chép trong lớp và khi học.
  • Đối với các bài học cần ghi nhớ các chi tiết, học thuộc lòng sẽ mất thời gian nhiều hơn.
  • Nếu trong quá trình nhẩm lại bài nhưng bạn luôn phải “nghía” qua bài học, điều đó cũng có nghĩa là bạn chưa hiểu bài đâu nhé. Nếu bạn có thể dễ dàng nói trôi chảy bài học, nghĩa là bạn đã ghi nhớ thành công rồi đấy!
Áp dụng các phương pháp ghi nhớ (Mnemonics) khi học từ vựng & sự kiện:
- Từ viết tắt: Ví dụ, từ “HOMES” sẽ giúp bạn ghi nhớ được 5 hồ lớn (Great Lake), đó là: Huron, Ontario, Michigan, Erie, Superior...
- Câu: Ví dụ, khi bạn phải học thuộc lòng các hóa trị của các chất, bạn có thể ghi theo cách sau: Bạc (Ag) có hoá trị là 108, hãy nhớ bắng cách liên tưởng 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
- Để viết đúng và tránh nhầm lẫn, nhất là trong các công thức toán bạn có thể đặt câu như:“Sin Đi Học ( Sin = Đối / Huyền);Cứ Khóc Hoài ( Cos = Kề / Huyền); Thôi Đừng Khóc ( Tan = Đối / Kề); Có Kẹo Đây ( Cotan = Kề/ Đối)”
- Bạn cũng có thể liên tưởng đến câu chuyện cười khi học bài để giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.
Giúp bộ não bạn hoạt động đa năng

  • Các bạn nên để bộ não tham gia nhiều hoạt động xen kẽ để ghi nhớ lâu hơn.
  • Việc học đan xen đòi hỏi não bạn thực hiện phương pháp quy nạp, nhờ đó bạn có thể nhận ra các điểm giống và khác nhau giữa các ví dụ, để hiểu rõ hơn những nguyên tắc quan trọng và tập trung.
  • Học đan xen buộc não bạn hoạt động nhiều hơn nhưng sẽ giúp bạn thi tốt.
  • Bạn nên nghĩ ra nhiều hoạt động khác nhau trong suốt buổi học. Ví dụ, bạn có thể đọc sách giáo khoa, sau đó áp dụng lý thuyết vào các bài tập thực tế và cuối cùng bạn có thể ghi nhớ nhiều từ vựng hay công thức toán học, v.v.
Ôn tập ngay và đều đặn

Những buổi học lâu hơn sẽ hiệu quả đối với các môn học mang tính sáng tạo như vẽ, làm văn nhưng đa phần bạn nên chia đều buổi học trong thời gian ngắn và có giờ nghỉ lao xen kẽ (ví dụ, bạn nên học trong 50 phút và “ra chơi” trong 10 phút) . Bạn sẽ được học nhiều hơn nếu bạn học 3 ngày, mỗi ngày 1 tiếng đồng hồ thay vì học dồn một lúc, 3 tiếng đồng cho một ngày.
· Ôn lại các tài liệu ghi chép ngay lập tức sau buổi học (hoặc ngày hôm sau).

  • Trong thời gian chuyển tiếp đến môn học khác, bạn nên nhớ lại các điểm chính trong bài học bạn vừa được nghe giảng.
Theo Mực Tím
 
đi học thầy cô toàn bắt thuộc lòng i xì trong vở.....:KSV@16:.

mà hổng nhớ!!!:KSV@17:
:KSV@05:cũng may nhờ áp dụng cách này khoảng gần cuối cấp 2
giờ khá hơn rùi:KSV@01:
 
đi học thầy cô toàn bắt thuộc lòng i xì trong vở.....:KSV@16:.

mà hổng nhớ!!!:KSV@17:
:KSV@05:cũng may nhờ áp dụng cách này khoảng gần cuối cấp 2
giờ khá hơn rùi:KSV@01:
trước tớ toàn học vẹt :">
 
Mấy lúc thi cử, bài vở nhồi nhét tùm lum:KSV@08:, tưởng là sẽ ko nhớ được, nhưng tới chừng dzô phòng thi là nó nhớ ra hà:KSV@06:, chỗ nào mang máng thì làm bartender chế vậy:KSV@14:, sau khi thi xong là chẳng muốn nhớ nữa làm gì cho nó lùng bùng thuỳ trái thuỳ phải, hehe. Tất nhiên, cái nào mình thích thì tự động nhớ lâu hà.:KSV@11:....
Yến hay nhớ gì đấy em gái hả:KSV@09:
 
hay nhớ mấy cái từ hồi nhi đồng thối tai chị ạ.:KSV@05: gần gần thì lại không nhớ.:KSV@08:
 
Thank bài viết. M đang bị sitress. Học sau vậy!
 
Học thuộc lòng đối với 1 số người không đơn giản, nhưng học thuộc lòng các bạn đừng nghĩ chỉ là học cho xong , học để thầy cô kiểm tra, chính tư tưởng này khiến bạn học vừa khó vào, dù có thuộc cũng nhanh quên, dù không thích hãy cố gắng hiểu nội dung mình cần hoc có như thế mới khả quan hơn !
 
Mình có cách học thuộc bài văn khi thi đại học chỉ ứng dụng phương pháp sau:
- What? phải nghĩ đề bài nói gì,hay câu chủ đề nói gì
- How ? như thế nào phải trả lời cho chủ đề trên.
- Why ? tại sao phải trả lời cho Nguyên nhân và Kết quả của vấn đề.
 
đối với mình phải hiểu bài học nói gì thì mình hoc sẽ rất dễ. Thường bài viết nào cũng có câu dẫn đề hoặc người viết theo cách quy nạp. Tóm lại là phải tìm được câu chủ đề và hiểu nó rồi học thuộc chi tiết theo cách What- How - Why.
 
×
Quay lại
Top Bottom