- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Sáng nay (10/7), các thí sinh khối D đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn với câu hỏi nghị luận về nhận định của Trần Hùng John – chàng Việt Kiều đi xuyên Việt với chiếc ví rỗng, đã lập tức gây sự chú ý của dân mạng.
Câu hỏi nghị luận của đề Văn nghị luận khối D năm nay như sau:
"Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu cội nguồn của chính mình, chàng trai Việt Kiều Trần Hùng John có một nhận xét:
Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Trần Hùng John để bày tỏ quan điểm sống của chính mình".
Ngay sau khi đề thi này xuất hiện, trên trang mạng xã hội của nhân vật chính đã nhận được lời mời kết bạn của hàng trăm bạn trẻ và rất nhiều bình luận xung quanh đề thi năm nay.
Chia sẻ về sự bất ngờ này, Trần Hùng John viết: “An excerpt of my book was a prompt in this year's National University Entrance Exam and now alot of girl xi-teen is adding me on facebook.” (tạm dịch: Một đoạn trích trong cuốn sách của tôi đã đưa vào đề thi tuyển sinh đại học năm nay và bây giờ rất nhiều cô gái xi-teen đang kết bạn tôi trên facebook).
Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thí sinh vừa hoàn thành bài thi đã thể hiện sự thích thú và tò mò tìm hiểu về chàng trai này, thậm chí còn gọi anh là nhật vật 3 điểm trong đề thi đại học năm nay.
“Nhờ anh mà đề văn nghị luận xã hội của chúng em rất hay. May mắn hơn em đã từng xem qua cuốn John đi tìm Hùng của anh ở nhà sách và rất hứng thú. Cảm ơn anh rất nhiều” - Sơn Nguyễn, hay "Hóa ra anh có thật. Thế mà suốt ba mặt giấy em cứ gọi anh là ông, vì em tưởng anh là nhà triết gia nào đó. Nhưng cám ơn anh vì lời nhận định rất hay. Điều đó giúp em cảm thấy hứng thú khi làm bài thi sáng nay", bạn Thu Trang bày tỏ sự bất ngờ khi biết được thông tin về John.
Một số thí sinh đã đọc cuốn sách này tỏ ra khá vui mừng khi đã làm tốt bài thi. Hà Anh chia sẻ: “Đọc đề mà không tin nổi vào mắt mình vừa bất ngờ vừa thích thú vì đang đọc cuốn sách này”. Nickname Cua Đồng cho biết: “Em đã nghe về anh trên radio. Hôm đó em đã nghĩ có thể sẽ vào đề văn nghị luận, không ngờ đúng thế thật. Cám ơn anh đã yêu cội nguồn dân tộc Việt Nam dù trước đó anh không hề biết về đất nước này”.
Cám ơn nhân vật chính vì làm tốt bài thi.
Thậm chí có bạn còn gợi ý chàng trai này nên liên hệ với Bộ GD – ĐT để xin các bài làm của thí sinh để tìm thêm ý tưởng, bởi đề thi là “Trao đổi với Trần Hùng John để bày tỏ quan điểm sống của chính mình”.
Bên cạnh đó, rất nhiều bạn trẻ trước khi đọc đề Văn hoàn toàn không hề biết đến chàng trai này, nhưng vẫn thể hiện sự thích thú bởi chính câu hỏi mở, thiết thực, gần gũi này đã giúp các bạn được nói về chính mình và lần đầu “chém” được 3-4 trang giấy.
Một số bạn còn mong muốn được chàng trai này giải đáp thắc mắc trong bài làm của mình. Tuấn Delzy hỏi: “Em có thể hiểu cái thụ động trong lời nhận định của anh là sự cẩn thận quá mức được không?”. Một bạn khác băn khoăn: “Mình viết khá dài và tâm đắc nhưng không biết có trùng ý với anh John không. Mình sẽ mua cuốn sách này về đọc để tìm hiểu thêm”.
Trên trang mạng xã hội của chàng trai này, một cô gái còn mạnh dạn bày tỏ tình cảm: “Nếu em đỗ đại học thì chắc chắn nhờ câu nghị luận! Hôm nay là lần đầu tiên trong đời em viết thư tay tâm sự với một người con trai! Mặc dù bức thư này không được gửi tới tay anh, nhưng anh chỉ cần biết rằng, em đã lấy tình cảm 17 năm đặt hết vào trong trang viết”.
Trần Hùng John lập tức trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng.
Không chỉ các thí sinh mà rất nhiều người trẻ cũng thích thú và đưa ra lời nhận xét về đi thi khối D năm nay.
Nickname HuongMy cho rằng: “Câu hỏi này có 3 điểm sáng: thứ nhất, gợi mở cho thang điểm giảm đi tính căng thẳng vốn có của cách cửa đại học; thứ 2, định hướng lối suy nghĩ của lớp sau dựa vào tấm gương của người đi trước (có vốn sống không quá cách biệt về tuổi đời); thứ 3, xã hội chịu hòa nhập dựa theo nhu cầu và tâm lý giới trẻ "con mà sống theo lề lối vạch sẵn là rớt ĐH".
"Đề Văn năm nay hay hơn lúc mình thi rất nhiều. Mình rất thích cách ra đề mở, nhân văn và còn cập nhật các vấn đề của xã hội như vậy", Hannah Nguyễn nhận xét.
Một bạn trẻ khác nhận định: “Năm nay đề thi môn Văn rất thú vị từ hình ảnh chàng trai Nguyễn Văn Nam trong kỳ thi tốt nghiệp, đến anh Việt Kiều đi bộ dọc đất nước với lời nhận xét rất chân thực. Có thể thấy, nếu muốn thi tốt môn Văn, các thí sinh sẽ dự thi năm sau cần chú ý ngoài việc học nên cố gắng đọc thêm sách vở, báo chí, tin tức".
Trần Hùng John thuộc thế hệ 8X đời cuối, sinh ra tại Mỹ trong gia đình gốc Việt. Anh tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý thuộc ĐH Berkeley. Tháng 8/2010, lần đầu tiên anh đến Việt Nam du học trong một chương trình trao đổi văn hóa.
Điều đặc biệt, mẹ của anh theo bà ngoại sang Mỹ từ khi 4 tuổi và chưa bao giờ trở lại Việt Nam. Do vậy, chàng trai này biết đến hình ảnh về đất nước và con người Việt đều do bà ngoại kể lại.
Sau hai năm sống tại Việt Nam, tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, anh đã quyết định đi bộ xuyên Việt để tự bản thân trải nghiệm về quê hương nguồn cội của mình. Ngày 10/5/2012, Trần Hùng John khởi hành từ Hà Nội và đích đến là TP.HCM. Cuốn sách John đi tìm Hùng dày gần 300 trang cũng ra đời từ đó.
An Hoàng
Theo Infonet
Câu hỏi nghị luận của đề Văn nghị luận khối D năm nay như sau:
"Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu cội nguồn của chính mình, chàng trai Việt Kiều Trần Hùng John có một nhận xét:
Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Trần Hùng John để bày tỏ quan điểm sống của chính mình".
Ngay sau khi đề thi này xuất hiện, trên trang mạng xã hội của nhân vật chính đã nhận được lời mời kết bạn của hàng trăm bạn trẻ và rất nhiều bình luận xung quanh đề thi năm nay.
Chia sẻ về sự bất ngờ này, Trần Hùng John viết: “An excerpt of my book was a prompt in this year's National University Entrance Exam and now alot of girl xi-teen is adding me on facebook.” (tạm dịch: Một đoạn trích trong cuốn sách của tôi đã đưa vào đề thi tuyển sinh đại học năm nay và bây giờ rất nhiều cô gái xi-teen đang kết bạn tôi trên facebook).
Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thí sinh vừa hoàn thành bài thi đã thể hiện sự thích thú và tò mò tìm hiểu về chàng trai này, thậm chí còn gọi anh là nhật vật 3 điểm trong đề thi đại học năm nay.
“Nhờ anh mà đề văn nghị luận xã hội của chúng em rất hay. May mắn hơn em đã từng xem qua cuốn John đi tìm Hùng của anh ở nhà sách và rất hứng thú. Cảm ơn anh rất nhiều” - Sơn Nguyễn, hay "Hóa ra anh có thật. Thế mà suốt ba mặt giấy em cứ gọi anh là ông, vì em tưởng anh là nhà triết gia nào đó. Nhưng cám ơn anh vì lời nhận định rất hay. Điều đó giúp em cảm thấy hứng thú khi làm bài thi sáng nay", bạn Thu Trang bày tỏ sự bất ngờ khi biết được thông tin về John.
Một số thí sinh đã đọc cuốn sách này tỏ ra khá vui mừng khi đã làm tốt bài thi. Hà Anh chia sẻ: “Đọc đề mà không tin nổi vào mắt mình vừa bất ngờ vừa thích thú vì đang đọc cuốn sách này”. Nickname Cua Đồng cho biết: “Em đã nghe về anh trên radio. Hôm đó em đã nghĩ có thể sẽ vào đề văn nghị luận, không ngờ đúng thế thật. Cám ơn anh đã yêu cội nguồn dân tộc Việt Nam dù trước đó anh không hề biết về đất nước này”.
Cám ơn nhân vật chính vì làm tốt bài thi.
Thậm chí có bạn còn gợi ý chàng trai này nên liên hệ với Bộ GD – ĐT để xin các bài làm của thí sinh để tìm thêm ý tưởng, bởi đề thi là “Trao đổi với Trần Hùng John để bày tỏ quan điểm sống của chính mình”.
Bên cạnh đó, rất nhiều bạn trẻ trước khi đọc đề Văn hoàn toàn không hề biết đến chàng trai này, nhưng vẫn thể hiện sự thích thú bởi chính câu hỏi mở, thiết thực, gần gũi này đã giúp các bạn được nói về chính mình và lần đầu “chém” được 3-4 trang giấy.
Một số bạn còn mong muốn được chàng trai này giải đáp thắc mắc trong bài làm của mình. Tuấn Delzy hỏi: “Em có thể hiểu cái thụ động trong lời nhận định của anh là sự cẩn thận quá mức được không?”. Một bạn khác băn khoăn: “Mình viết khá dài và tâm đắc nhưng không biết có trùng ý với anh John không. Mình sẽ mua cuốn sách này về đọc để tìm hiểu thêm”.
Trên trang mạng xã hội của chàng trai này, một cô gái còn mạnh dạn bày tỏ tình cảm: “Nếu em đỗ đại học thì chắc chắn nhờ câu nghị luận! Hôm nay là lần đầu tiên trong đời em viết thư tay tâm sự với một người con trai! Mặc dù bức thư này không được gửi tới tay anh, nhưng anh chỉ cần biết rằng, em đã lấy tình cảm 17 năm đặt hết vào trong trang viết”.
Trần Hùng John lập tức trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng.
Không chỉ các thí sinh mà rất nhiều người trẻ cũng thích thú và đưa ra lời nhận xét về đi thi khối D năm nay.
Nickname HuongMy cho rằng: “Câu hỏi này có 3 điểm sáng: thứ nhất, gợi mở cho thang điểm giảm đi tính căng thẳng vốn có của cách cửa đại học; thứ 2, định hướng lối suy nghĩ của lớp sau dựa vào tấm gương của người đi trước (có vốn sống không quá cách biệt về tuổi đời); thứ 3, xã hội chịu hòa nhập dựa theo nhu cầu và tâm lý giới trẻ "con mà sống theo lề lối vạch sẵn là rớt ĐH".
"Đề Văn năm nay hay hơn lúc mình thi rất nhiều. Mình rất thích cách ra đề mở, nhân văn và còn cập nhật các vấn đề của xã hội như vậy", Hannah Nguyễn nhận xét.
Một bạn trẻ khác nhận định: “Năm nay đề thi môn Văn rất thú vị từ hình ảnh chàng trai Nguyễn Văn Nam trong kỳ thi tốt nghiệp, đến anh Việt Kiều đi bộ dọc đất nước với lời nhận xét rất chân thực. Có thể thấy, nếu muốn thi tốt môn Văn, các thí sinh sẽ dự thi năm sau cần chú ý ngoài việc học nên cố gắng đọc thêm sách vở, báo chí, tin tức".
Trần Hùng John thuộc thế hệ 8X đời cuối, sinh ra tại Mỹ trong gia đình gốc Việt. Anh tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý thuộc ĐH Berkeley. Tháng 8/2010, lần đầu tiên anh đến Việt Nam du học trong một chương trình trao đổi văn hóa.
Điều đặc biệt, mẹ của anh theo bà ngoại sang Mỹ từ khi 4 tuổi và chưa bao giờ trở lại Việt Nam. Do vậy, chàng trai này biết đến hình ảnh về đất nước và con người Việt đều do bà ngoại kể lại.
Sau hai năm sống tại Việt Nam, tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, anh đã quyết định đi bộ xuyên Việt để tự bản thân trải nghiệm về quê hương nguồn cội của mình. Ngày 10/5/2012, Trần Hùng John khởi hành từ Hà Nội và đích đến là TP.HCM. Cuốn sách John đi tìm Hùng dày gần 300 trang cũng ra đời từ đó.
An Hoàng
Theo Infonet