- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Có khi nào bạn trải qua hiện tượng như có đoạn nhạc hay một câu nói nào đó cứ lặp đi lặp lại trong đầu suốt một thời gian dài?
1. Sâu tai
“Sâu tai” (earworm) là thuật ngữ được dùng để giải thích cho việc não bộ bị “tắc” trong một vòng lặp. Ví dụ như, có một đoạn nhạc, một câu nói... nào đó cứ mắc kẹt trong đầu bạn suốt một thời gian dài. Sau khi hát câu đầu tiên, bạn cố gắng chuyển sang câu tiếp theo nhưng không thể nhớ được phần còn lại của bài hát ấy.
Các nhà khoa học giải thích hiện tượng này là do não thích quay trở lại hoàn thiện những suy nghĩ còn dở dang nên bị mắc kẹt trong một vòng lặp, do đó, não cố gắng quay lại để bắt đầu một lần nữa, từ đó kết thúc bài hát cho trọn vẹn. Cho đến nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được biện pháp khắc phục “sâu tai”. Do vậy, bạn nên “lảng” nó bằng cách đọc một cuốn sách, giải một bài toán, hoặc làm bất cứ điều gì để não không còn vướng vào “sâu tai” nữa.
2. Khả năng định hướng
Các nhà khoa học cho rằng, việc chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị định vị GPS sẽ làm mất đi khả năng định hướng tuyệt vời vốn có của não. Thậm chí, nó còn khiến cho chúng ta có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ sớm. Vì vậy, bạn hãy sử dụng GPS trong trường hợp cực kỳ quan trọng, còn lại hãy để cho não phát huy hết khả năng quan sát, phân tích và định hướng không gian.
Điều này, không những giúp chúng ta khai thác hết tiềm năng của não mà còn khiến ta thông minh hơn, hoạt động của não nhanh nhạy và sắc bén hơn. Bạn có thể tự luyện khả năng định hướng của mình bằng cách đi đến một tuyến phố chưa biết nào đó và tự tìm đường về nhà, sẽ rất thú vị đấy.
3. Sự tước đoạt cảm xúc
Cảm xúc của con người phần lớn đến từ những hiện tượng, sự việc bên ngoài tác động vào. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn thấy mình đang nhìn một vật hay nghe một tiếng động lạ mà bạn không thể hiểu nổi thì cũng đừng lo lắng, đó là một trong những hiện tượng ảo giác do não gây ra mà các nhà khoa học gọi là sự tước đoạt cảm xúc đầu vào.
Hãy tưởng tượng, bạn đang ở trong một căn phòng không ánh sáng, không tiếng động, không mùi vị, và bạn mất đi hoàn toàn khả năng về không gian, thời gian. Lúc này, vì não không có những sự vật bên ngoài tác động, sẽ nảy sinh ra những ảo giác nhằm lấp chỗ trống cho phần “đầu vào” đã mất. Và sản phẩm “đầu ra” sẽ là những khối hình kỳ lạ, không ý nghĩa. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của các giác quan mà con người đang sở hữu.
4. Nỗi đau đồng cảm
Đã bao giờ bạn nghe thấy tiếng ai đó đá chân vào cửa và bỗng nhiên bản thân bạn nhăn mặt lại, dù rõ ràng là điều này xảy ra với người khác chứ không phải với bạn? Hoặc đơn giản là nghe kể lại chuyện một ai đó bị thương và bạn cũng có cảm giác như mình cũng đã từng trải nghiệm như vậy? Đó chính là nỗi đau đồng cảm.
Đây là hiện tượng chúng ta như cảm thấy những nỗi đau của người khác khi được nghe, chứng kiến những gì họ trải qua và phản ứng lại đúng theo cách chính chúng ta bị tổn thương. Theo giải thích của các nhà khoa học, phần não chịu trách nhiệm cho việc “đau nỗi đau người khác” gọi là “khu vực gương” với những “tế bào thần kinh gương” - chịu trách nhiệm cho việc tạo ra một phản ứng đồng cảm. Trên thực tế, con người được điều khiển để nghĩ rằng ta đang cảm thấy những điều tương tự như những người khác, bản chất đó chính là một phiên bản rất mạnh của sự đồng cảm bản năng.
5. Ký ức giả
Hầu hết mỗi người đều chắc chắn vào những hồi ức của chính mình. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên bộ nhớ và phát hiện ra, bộ não con người cũng có thể tạo ra những kí ức sai.
Hiện tượng này xảy ra là do tâm trí con người luôn cố gắng tiếp nhận và ghi lại mọi thứ xảy ra trong môi trường xung quanh. Quá trình này đôi khi thất bại và dẫn đến những khoảng trống trong bộ nhớ của não. Khi đó, não sẽ tự động tạo nên một ký ức giả dựa trên những kiến thức và trải nghiệm mà chúng ta đã từng trải qua để lấp đầy chỗ trống ấy. Đây là lý do vì sao, đôi khi đi đường chúng ta bắt gặp một gương mặt quen quen nhưng không thể nhớ nổi vì thực chất là họ hoàn toàn xa lạ với ta.
6. Chứng say ngủ
Hầu hết mỗi chúng ta đều biết rằng, khi con người không ngủ một khoảng thời gian dài, kết quả là họ sẽ có biểu hiện như bị say rượu. Tuy nhiên, điều bạn có thể không biết đó là ngủ quá nhiều cũng sẽ có những phản ứng tương tự. Bạn đã bao giờ ngủ lâu hơn bình thường và khi thức dậy cảm thấy choáng váng và tự hỏi tại sao lại như thế ngay cả khi mình không bị thiếu ngủ.
Khi bạn ngủ quá lâu, não sẽ lâm vào tình trạng lẫn lộn giữa trạng thái ngủ và thức. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi khi say ngủ, não bộ không còn đủ tỉnh táo, linh hoạt để nhận biết những mối nguy hiểm xảy đến với mình, điều này giống như việc bạn bị say rượu mà lại lái xe. Thế nên, ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều đều không tốt.
7. Hypnagogia
Có tên khoa học là Hypnagogia, hiện tượng khiến chúng ta cảm thấy như hụt chân hay rơi xuống khoảng không rộng lớn khi ngủ xảy ra trong giai đoạn nửa tỉnh nửa ngủ. Hypnagogia xuất phát từ não và gây ra những cảm giác hư hư thực thực mà con người không thể kiểm soát được. Nó thường xảy ra với những người ngủ không đủ giấc, mệt mỏi, đặc biệt là ngủ gật trên bàn, ghế…
Khi bị Hypnagogia, cơ thể bạn sẽ giật lên, bạn sẽ tỉnh dậy sau đó, dụi mắt và tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Để tránh hiện tượng này, bạn hãy ngủ ở trên gi.ường trong một tâm thế thoải mái, và đặc biệt là không nên bỏ giấc ngủ hay thức quá khuya trong một ngày nhé.
8. Sự thỏa mãn ngữ nghĩa
Bạn đã bao giờ bạn cứ nhẩm đi nhẩm lại một từ và cuối cùng lại không hiểu ý nghĩa của nó là gì chưa? Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng này là sự thỏa mãn ngữ nghĩa (semantic satiation). Khi bạn lặp đi lặp lại một từ, não trở nên thỏa mãn và bạn bắt đầu bị lẫn lộn về nghĩa của từ đó.
Chẳng hạn khi nhắc đến một từ (như “bút”), bộ não của bạn tìm thấy những thông tin cho từ cây bút và kết nối hai thứ với nhau, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại thì khả năng não bộ kết nối từ ngữ đó với thông tin ngữ nghĩa sẽ bị kém đi. Lúc này, chúng ta sẽ liên tục đặt những câu hỏi như “Tại sao bút lại là… bút?”. Dù vậy, nhờ hiện tượng này mà các bác sĩ có thể giúp điều trị cho những người bị nói lắp và hội chứng chửi bậy không kiểm soát Tourette.
Conan
Ảnh: Listverse
1. Sâu tai
“Sâu tai” (earworm) là thuật ngữ được dùng để giải thích cho việc não bộ bị “tắc” trong một vòng lặp. Ví dụ như, có một đoạn nhạc, một câu nói... nào đó cứ mắc kẹt trong đầu bạn suốt một thời gian dài. Sau khi hát câu đầu tiên, bạn cố gắng chuyển sang câu tiếp theo nhưng không thể nhớ được phần còn lại của bài hát ấy.
Các nhà khoa học giải thích hiện tượng này là do não thích quay trở lại hoàn thiện những suy nghĩ còn dở dang nên bị mắc kẹt trong một vòng lặp, do đó, não cố gắng quay lại để bắt đầu một lần nữa, từ đó kết thúc bài hát cho trọn vẹn. Cho đến nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được biện pháp khắc phục “sâu tai”. Do vậy, bạn nên “lảng” nó bằng cách đọc một cuốn sách, giải một bài toán, hoặc làm bất cứ điều gì để não không còn vướng vào “sâu tai” nữa.
2. Khả năng định hướng
Các nhà khoa học cho rằng, việc chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị định vị GPS sẽ làm mất đi khả năng định hướng tuyệt vời vốn có của não. Thậm chí, nó còn khiến cho chúng ta có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ sớm. Vì vậy, bạn hãy sử dụng GPS trong trường hợp cực kỳ quan trọng, còn lại hãy để cho não phát huy hết khả năng quan sát, phân tích và định hướng không gian.
Điều này, không những giúp chúng ta khai thác hết tiềm năng của não mà còn khiến ta thông minh hơn, hoạt động của não nhanh nhạy và sắc bén hơn. Bạn có thể tự luyện khả năng định hướng của mình bằng cách đi đến một tuyến phố chưa biết nào đó và tự tìm đường về nhà, sẽ rất thú vị đấy.
3. Sự tước đoạt cảm xúc
Cảm xúc của con người phần lớn đến từ những hiện tượng, sự việc bên ngoài tác động vào. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn thấy mình đang nhìn một vật hay nghe một tiếng động lạ mà bạn không thể hiểu nổi thì cũng đừng lo lắng, đó là một trong những hiện tượng ảo giác do não gây ra mà các nhà khoa học gọi là sự tước đoạt cảm xúc đầu vào.
Hãy tưởng tượng, bạn đang ở trong một căn phòng không ánh sáng, không tiếng động, không mùi vị, và bạn mất đi hoàn toàn khả năng về không gian, thời gian. Lúc này, vì não không có những sự vật bên ngoài tác động, sẽ nảy sinh ra những ảo giác nhằm lấp chỗ trống cho phần “đầu vào” đã mất. Và sản phẩm “đầu ra” sẽ là những khối hình kỳ lạ, không ý nghĩa. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của các giác quan mà con người đang sở hữu.
4. Nỗi đau đồng cảm
Đã bao giờ bạn nghe thấy tiếng ai đó đá chân vào cửa và bỗng nhiên bản thân bạn nhăn mặt lại, dù rõ ràng là điều này xảy ra với người khác chứ không phải với bạn? Hoặc đơn giản là nghe kể lại chuyện một ai đó bị thương và bạn cũng có cảm giác như mình cũng đã từng trải nghiệm như vậy? Đó chính là nỗi đau đồng cảm.
Đây là hiện tượng chúng ta như cảm thấy những nỗi đau của người khác khi được nghe, chứng kiến những gì họ trải qua và phản ứng lại đúng theo cách chính chúng ta bị tổn thương. Theo giải thích của các nhà khoa học, phần não chịu trách nhiệm cho việc “đau nỗi đau người khác” gọi là “khu vực gương” với những “tế bào thần kinh gương” - chịu trách nhiệm cho việc tạo ra một phản ứng đồng cảm. Trên thực tế, con người được điều khiển để nghĩ rằng ta đang cảm thấy những điều tương tự như những người khác, bản chất đó chính là một phiên bản rất mạnh của sự đồng cảm bản năng.
5. Ký ức giả
Hầu hết mỗi người đều chắc chắn vào những hồi ức của chính mình. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên bộ nhớ và phát hiện ra, bộ não con người cũng có thể tạo ra những kí ức sai.
Hiện tượng này xảy ra là do tâm trí con người luôn cố gắng tiếp nhận và ghi lại mọi thứ xảy ra trong môi trường xung quanh. Quá trình này đôi khi thất bại và dẫn đến những khoảng trống trong bộ nhớ của não. Khi đó, não sẽ tự động tạo nên một ký ức giả dựa trên những kiến thức và trải nghiệm mà chúng ta đã từng trải qua để lấp đầy chỗ trống ấy. Đây là lý do vì sao, đôi khi đi đường chúng ta bắt gặp một gương mặt quen quen nhưng không thể nhớ nổi vì thực chất là họ hoàn toàn xa lạ với ta.
6. Chứng say ngủ
Hầu hết mỗi chúng ta đều biết rằng, khi con người không ngủ một khoảng thời gian dài, kết quả là họ sẽ có biểu hiện như bị say rượu. Tuy nhiên, điều bạn có thể không biết đó là ngủ quá nhiều cũng sẽ có những phản ứng tương tự. Bạn đã bao giờ ngủ lâu hơn bình thường và khi thức dậy cảm thấy choáng váng và tự hỏi tại sao lại như thế ngay cả khi mình không bị thiếu ngủ.
Khi bạn ngủ quá lâu, não sẽ lâm vào tình trạng lẫn lộn giữa trạng thái ngủ và thức. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi khi say ngủ, não bộ không còn đủ tỉnh táo, linh hoạt để nhận biết những mối nguy hiểm xảy đến với mình, điều này giống như việc bạn bị say rượu mà lại lái xe. Thế nên, ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều đều không tốt.
7. Hypnagogia
Có tên khoa học là Hypnagogia, hiện tượng khiến chúng ta cảm thấy như hụt chân hay rơi xuống khoảng không rộng lớn khi ngủ xảy ra trong giai đoạn nửa tỉnh nửa ngủ. Hypnagogia xuất phát từ não và gây ra những cảm giác hư hư thực thực mà con người không thể kiểm soát được. Nó thường xảy ra với những người ngủ không đủ giấc, mệt mỏi, đặc biệt là ngủ gật trên bàn, ghế…
Khi bị Hypnagogia, cơ thể bạn sẽ giật lên, bạn sẽ tỉnh dậy sau đó, dụi mắt và tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Để tránh hiện tượng này, bạn hãy ngủ ở trên gi.ường trong một tâm thế thoải mái, và đặc biệt là không nên bỏ giấc ngủ hay thức quá khuya trong một ngày nhé.
8. Sự thỏa mãn ngữ nghĩa
Bạn đã bao giờ bạn cứ nhẩm đi nhẩm lại một từ và cuối cùng lại không hiểu ý nghĩa của nó là gì chưa? Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng này là sự thỏa mãn ngữ nghĩa (semantic satiation). Khi bạn lặp đi lặp lại một từ, não trở nên thỏa mãn và bạn bắt đầu bị lẫn lộn về nghĩa của từ đó.
Chẳng hạn khi nhắc đến một từ (như “bút”), bộ não của bạn tìm thấy những thông tin cho từ cây bút và kết nối hai thứ với nhau, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại thì khả năng não bộ kết nối từ ngữ đó với thông tin ngữ nghĩa sẽ bị kém đi. Lúc này, chúng ta sẽ liên tục đặt những câu hỏi như “Tại sao bút lại là… bút?”. Dù vậy, nhờ hiện tượng này mà các bác sĩ có thể giúp điều trị cho những người bị nói lắp và hội chứng chửi bậy không kiểm soát Tourette.
Conan
Ảnh: Listverse