Nếu bạn muốn học tốt và không biết nên làm thế nào? Nếu kết quả học của bạn vẫn không làm bạn hài lòng và bạn đang tìm thứ để đổ lỗi? Hãy thử làm theo 8 “lời khuyên” nhỏ sau đây:
1. Chọn góc học tập yên tĩnh, ngăn nắp
Góc học tập là phần rất quan trọng để học có hiệu quả. Một chỗ học yên tĩnh giúp bạn tập trung hơn là ngồi học cạnh cái TV đang bật và thỉnh thoảng nó lại có vài chương trình mà bạn yêu thích. Một góc học tập ngăn nắp khiến bạn dễ chịu hơn và chỉ nhìn là đã thấy… muốn ngồi vào bàn ngay rồi.
2. Tạo thói quen học tập hằng ngày
“Văn ôn, võ luyện”, quả không sai. Tốt nhất là hãy tạo cho mình một “thói quen” học tập. Ðịnh ra lịch học cho bản thân và nghiêm khắc thực hiện. Bạn sẽ thấy mọi việc khác hẳn mọi khi, chớ nên để bài vở dồn đống lại và rồi thức trắng đêm giải quyết chúng, mà thật ra đầu óc cũng không thể tiếp thu một lượng kiền thức lớn dồn trong một lúc. Hoàn thành mức bài vở định ra hằng ngày bạn sẽ có thời gian để ôn tập, thậm chí nhiều thời gian đi chơi hơn vì không phải lo lắng. Cuối cùng bạn lại có được “thói quen” chăm chỉ nữa!
3. Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè
Không phải chúng ta luôn giải quyết được bài vở bằng vở ghi và sách giáo khoa. Hãy tham khảo ý kiến thầy cô và bạn bè cùng lớp. Bạn có thể tìm được cách giải đúng, ngắn nhất cho bài toán khó; những ý hay cho bài văn phân tích và lớn hơn cả, kiến thức bản thân một lần nữa.
4. Tập viết ghi nhớ
Nên tập viết ghi nhớ bởi bạn có thể không nhớ hết những mốc quan trọng để dành thời gian chuẩn bị bài vở cho tốt. Nên ghi lại những ngày có kiểm tra hoặc những ngày bạn sẽ phải nộp bài luận… Làm như thế, bạn luôn nhớ là còn có việc cần làm và không để “ngập lụt mới nhảy” hoặc lâm vào tình trạng không đủ thời gian chuẩn bị kiểm tra.
5. Thời gian biểu hợp lý
Hãy tập thời gian biểu theo cách riêng của bạn. Khả năng tiếp thu và trí nhớ bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi sự căng thẳng hay mệt mỏi nên bạn sẽ học không nổi. Ăn, học, nghỉ ngơi cần được sắp xêp chi tiết, đừng nghĩ là “ngày nào chẳng phải ăn với ngủ, xê dịch làm gì”. Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nếu bạn đang thi và quá bận hãy ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Không nên học liên tục trong nhiều tiếng. Nên nghỉ một lát và đi dạo, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn trước khi tiếp tục ngồi vào bàn.
6. Tạo cảm hứng khi đển lớp
Có một số bạn lấy lý do là mình “không thích học” hoặc “không hợp môn này môn kia” để bỏ học dẫn đến chán học và uể oải trong lớp. Có thể mượn vở bạn khác để chép bài? Không nên, bởi chưa chắc khả năng ghi chép và cách ghi chép của người khác đã làm bạn hiểu được. Hơn nữa bạn tiếp thu rất nhiều kiến thức khi nghe giảng chứ!
7. Sách giáo khoa
Kiến thức mà bạn học đều được trình bày chi tiết theo các bước từ thấp đến cao trong SGK. Dù giáo viên chỉ yêu cầu học bài trong vở ghi, bạn đừng quên đọc kỹ lại trong sách, trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, nếu có.
8. Ôn bài học theo chủ đề
- Tự mình lấy ví dụ cho bài học.
- Lập ra cách học thuộc của bản thân.
- Viết tổng kết chương hoặc bài dài.
- Ðánh dấu những đề mục quan trọng trong sách hay vở ghi.
- Dùng chủ đề bài học làm chủ đề nói chuyện với các bạn trong lớp và cố gắng xem mình nhớ được lượng kiến thức là bao nhiêu.
đọc nhiều thông tin bổ ích hơn tại:
https://cunghoc.org/category/tin-tuc-su-kien/tin-t%E1%BB%A9c/
1. Chọn góc học tập yên tĩnh, ngăn nắp
Góc học tập là phần rất quan trọng để học có hiệu quả. Một chỗ học yên tĩnh giúp bạn tập trung hơn là ngồi học cạnh cái TV đang bật và thỉnh thoảng nó lại có vài chương trình mà bạn yêu thích. Một góc học tập ngăn nắp khiến bạn dễ chịu hơn và chỉ nhìn là đã thấy… muốn ngồi vào bàn ngay rồi.
2. Tạo thói quen học tập hằng ngày
“Văn ôn, võ luyện”, quả không sai. Tốt nhất là hãy tạo cho mình một “thói quen” học tập. Ðịnh ra lịch học cho bản thân và nghiêm khắc thực hiện. Bạn sẽ thấy mọi việc khác hẳn mọi khi, chớ nên để bài vở dồn đống lại và rồi thức trắng đêm giải quyết chúng, mà thật ra đầu óc cũng không thể tiếp thu một lượng kiền thức lớn dồn trong một lúc. Hoàn thành mức bài vở định ra hằng ngày bạn sẽ có thời gian để ôn tập, thậm chí nhiều thời gian đi chơi hơn vì không phải lo lắng. Cuối cùng bạn lại có được “thói quen” chăm chỉ nữa!
3. Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè
Không phải chúng ta luôn giải quyết được bài vở bằng vở ghi và sách giáo khoa. Hãy tham khảo ý kiến thầy cô và bạn bè cùng lớp. Bạn có thể tìm được cách giải đúng, ngắn nhất cho bài toán khó; những ý hay cho bài văn phân tích và lớn hơn cả, kiến thức bản thân một lần nữa.
4. Tập viết ghi nhớ
Nên tập viết ghi nhớ bởi bạn có thể không nhớ hết những mốc quan trọng để dành thời gian chuẩn bị bài vở cho tốt. Nên ghi lại những ngày có kiểm tra hoặc những ngày bạn sẽ phải nộp bài luận… Làm như thế, bạn luôn nhớ là còn có việc cần làm và không để “ngập lụt mới nhảy” hoặc lâm vào tình trạng không đủ thời gian chuẩn bị kiểm tra.
5. Thời gian biểu hợp lý
Hãy tập thời gian biểu theo cách riêng của bạn. Khả năng tiếp thu và trí nhớ bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi sự căng thẳng hay mệt mỏi nên bạn sẽ học không nổi. Ăn, học, nghỉ ngơi cần được sắp xêp chi tiết, đừng nghĩ là “ngày nào chẳng phải ăn với ngủ, xê dịch làm gì”. Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nếu bạn đang thi và quá bận hãy ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Không nên học liên tục trong nhiều tiếng. Nên nghỉ một lát và đi dạo, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn trước khi tiếp tục ngồi vào bàn.
6. Tạo cảm hứng khi đển lớp
Có một số bạn lấy lý do là mình “không thích học” hoặc “không hợp môn này môn kia” để bỏ học dẫn đến chán học và uể oải trong lớp. Có thể mượn vở bạn khác để chép bài? Không nên, bởi chưa chắc khả năng ghi chép và cách ghi chép của người khác đã làm bạn hiểu được. Hơn nữa bạn tiếp thu rất nhiều kiến thức khi nghe giảng chứ!
7. Sách giáo khoa
Kiến thức mà bạn học đều được trình bày chi tiết theo các bước từ thấp đến cao trong SGK. Dù giáo viên chỉ yêu cầu học bài trong vở ghi, bạn đừng quên đọc kỹ lại trong sách, trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, nếu có.
8. Ôn bài học theo chủ đề
- Tự mình lấy ví dụ cho bài học.
- Lập ra cách học thuộc của bản thân.
- Viết tổng kết chương hoặc bài dài.
- Ðánh dấu những đề mục quan trọng trong sách hay vở ghi.
- Dùng chủ đề bài học làm chủ đề nói chuyện với các bạn trong lớp và cố gắng xem mình nhớ được lượng kiến thức là bao nhiêu.
đọc nhiều thông tin bổ ích hơn tại:
https://cunghoc.org/category/tin-tuc-su-kien/tin-t%E1%BB%A9c/