trangxanh999
Thành viên
- Tham gia
- 13/7/2016
- Bài viết
- 0
1. Khoai lang để quá lâu
Khi khoai lang để lâu trong môi trường không đảm bảo vệ sinh thường bị thối rữa, mốc meo hoặc có đốm đen.
Lúc này chất dinh dưỡng trong khoai cũng mất dần, đồng thời chuyển hóa thành các chất độc hại. Do vậy nếu dung nạp vào cơ thể sẽ cực kì nguy hiểm đối với gan.
2. Cà chua xanh
Nếu không muốn bị ngộ độc, buồn nôn hoặc xây xẩm mặt mày thì bạn tuyệt đối không được ăn cà chua còn xanh. Bởi lúc này chất solanine có trong cà chua sẽ gây ra các hiện tượng này.
Do vậy cách an toàn nhất là bạn chỉ nên ăn cà chua khi đã chín đỏ. Thậm chí khi còn một ít vỏ loang xanh cũng không nên ăn.
3. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm thường do để quá lâu trong môi trường ẩm thấp hoặc do củ bị nổi trên mặt đất lúc trồng, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khiến cho vỏ có những khoảng màu xanh.
Lúc này bạn tuyệt đối không được ăn bởi khoai tây mọc mầm hoặc có vỏ xanh thường chứa hàm lượng chất solanine khá cao. Khi dung nạp vào cơ thể, bạn sẽ rất dễ bị ngộ độc với các biểu hiện như: Tê liệt thanh quản, cứng lưỡi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày,…
Ngay cả khi bạn đã gọt bỏ lớp vỏ xanh hoặc phần mầm thì nguy cơ bị ngộ độc vẫn còn. Vì thế đừng quá tiếc của mà gây họa vào thân nhé!
4. Lõi mía màu nâu
Khi ăn mía có khi nào bạn nhìn thấy lõi mía có phần chuyển sang màu nâu, màu vàng hoặc vùng bị sâu lan thành màu đỏ, khi ăn vào có cảm giác giống mùi rượu không?
Nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy bỏ ngay lập tức vì mía này đã bị nhiễm khuẩn. Nếu tiếp tục ăn sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng đường ruột, gây hại đến sức khỏe.
5. Bắp cải thối
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn tuyệt đối không được ăn bắp cải nếu có hiện tượng bị thối hoặc úng.
Rau bị thối thường sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn độc hại, trong đó có hợp chất nitrit. Nếu ăn vào chất này sẽ chuyển thành nitrite gây ngộ độc cho cơ thể. Các triệu chứng có thể nhận thấy như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… nặng hơn có thể gây ra chuột rút và hôn mê.
Gừng thối
Gừng là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nấu ăn và làm đẹp. Tuy nhiên nếu gừng bị thối sẽ sản sinh ra một chất cực độc có thể làm biến dạng tế bào gan, hoại tử, lâu ngày có thể gây ung thư gan hoặc thực quản rất nguy hiểm.
Rong biển đổi màu
Rong biển thông thường khi nấu canh sẽ có màu xanh thẫm. Tuy nhiên nếu mua về, mang đi ngâm và thấy có màu bị phai lạ thì bạn nên ngưng sử dụng ngay.
Việc ăn phải rong biển bị biến chất hoặc hết hạn sử dụng gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường cho cơ thể như ngộ độc, rối loạn tiêu hóa,...
Tốt nhất khi mua thực phẩm, bạn hãy kiểm tra hạn sử dụng thật kĩ, đối với các loại rau quả tươi, tránh mua phải rau bị bầm dập, có hiện tượng thối úng,… Bên cạnh đó, chỉ nên mua lượng vừa đủ dùng để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon, tránh tình trạng mua dự phòng quá nhiều dẫn đến bị hư, bỏ thì tiếc mà ăn thì cực kì độc hại.
Khi khoai lang để lâu trong môi trường không đảm bảo vệ sinh thường bị thối rữa, mốc meo hoặc có đốm đen.
Lúc này chất dinh dưỡng trong khoai cũng mất dần, đồng thời chuyển hóa thành các chất độc hại. Do vậy nếu dung nạp vào cơ thể sẽ cực kì nguy hiểm đối với gan.
2. Cà chua xanh
Nếu không muốn bị ngộ độc, buồn nôn hoặc xây xẩm mặt mày thì bạn tuyệt đối không được ăn cà chua còn xanh. Bởi lúc này chất solanine có trong cà chua sẽ gây ra các hiện tượng này.
Do vậy cách an toàn nhất là bạn chỉ nên ăn cà chua khi đã chín đỏ. Thậm chí khi còn một ít vỏ loang xanh cũng không nên ăn.
3. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm thường do để quá lâu trong môi trường ẩm thấp hoặc do củ bị nổi trên mặt đất lúc trồng, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khiến cho vỏ có những khoảng màu xanh.
Lúc này bạn tuyệt đối không được ăn bởi khoai tây mọc mầm hoặc có vỏ xanh thường chứa hàm lượng chất solanine khá cao. Khi dung nạp vào cơ thể, bạn sẽ rất dễ bị ngộ độc với các biểu hiện như: Tê liệt thanh quản, cứng lưỡi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày,…
Ngay cả khi bạn đã gọt bỏ lớp vỏ xanh hoặc phần mầm thì nguy cơ bị ngộ độc vẫn còn. Vì thế đừng quá tiếc của mà gây họa vào thân nhé!
4. Lõi mía màu nâu
Khi ăn mía có khi nào bạn nhìn thấy lõi mía có phần chuyển sang màu nâu, màu vàng hoặc vùng bị sâu lan thành màu đỏ, khi ăn vào có cảm giác giống mùi rượu không?
Nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy bỏ ngay lập tức vì mía này đã bị nhiễm khuẩn. Nếu tiếp tục ăn sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng đường ruột, gây hại đến sức khỏe.
5. Bắp cải thối
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn tuyệt đối không được ăn bắp cải nếu có hiện tượng bị thối hoặc úng.
Rau bị thối thường sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn độc hại, trong đó có hợp chất nitrit. Nếu ăn vào chất này sẽ chuyển thành nitrite gây ngộ độc cho cơ thể. Các triệu chứng có thể nhận thấy như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… nặng hơn có thể gây ra chuột rút và hôn mê.
Gừng thối
Gừng là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nấu ăn và làm đẹp. Tuy nhiên nếu gừng bị thối sẽ sản sinh ra một chất cực độc có thể làm biến dạng tế bào gan, hoại tử, lâu ngày có thể gây ung thư gan hoặc thực quản rất nguy hiểm.
Rong biển đổi màu
Rong biển thông thường khi nấu canh sẽ có màu xanh thẫm. Tuy nhiên nếu mua về, mang đi ngâm và thấy có màu bị phai lạ thì bạn nên ngưng sử dụng ngay.
Việc ăn phải rong biển bị biến chất hoặc hết hạn sử dụng gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường cho cơ thể như ngộ độc, rối loạn tiêu hóa,...
Tốt nhất khi mua thực phẩm, bạn hãy kiểm tra hạn sử dụng thật kĩ, đối với các loại rau quả tươi, tránh mua phải rau bị bầm dập, có hiện tượng thối úng,… Bên cạnh đó, chỉ nên mua lượng vừa đủ dùng để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon, tránh tình trạng mua dự phòng quá nhiều dẫn đến bị hư, bỏ thì tiếc mà ăn thì cực kì độc hại.