- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Mặc dù là những đại diện cho hình ảnh của quốc gia mình nhưng các chính khách cũng không ít lần dở khóc dở cười với những sự cố ngoại giao với đối tác nước bạn.
1. Bộ trưởng Anh tặng đồng hồ cho Thị trưởng Đài Bắc
Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh Susan Kramer tặng đồng hồ cho Thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết - Ảnh: AFP
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Anh, bà Susan Kramer mới đây đã tặng một chiếc đồng hồ đeo tay cho ông Kha Văn Triết, Thị trưởng Đài Bắc, trong chuyến thăm, trao đổi thương mại với Đài Loan hôm 26.1. Nhưng thật trớ trêu, món quà đó lại là điều tối kỵ trong văn hóa của vùng lãnh thổ này.
Trong văn hóa của Đài Loan, đồng hồ dùng để đếm thời gian, cũng như gián tiếp đề cập tới một vòng đời của con người bị giới hạn, vì vậy sẽ thật không hay nếu tặng ai đó món quà mà họ coi là điều xui xẻo.
Nữ Bộ trưởng Anh sau đó thừa nhận đã có được bài học mới: “Tôi thành thật xin lỗi. Chúng tôi không biết món quà như vậy bị xem là đại kỵ. Tại Anh, đồng hồ được xem là vật quý giá, vì không có gì quý hơn thời gian”, theo BBC.
2. Cựu Tổng thống Mỹ George H.W Bush giơ hai ngón tay hình chữ V ở Úc
Cựu Tổng thống Mỹ George H.W.Bush - Ảnh: chụp màn hình listverse.com
Trong một chuyến thăm Canberra, Úc vào năm 1992, Tổng thống Mỹ khi đó là George H.W Bush đã vô tình xúc phạm một nhóm người dân địa phương bằng việc giơ hai ngón tay thành hình chữ V khi xe của ông đi qua họ.
Ở Mỹ, người ta hiểu cử chỉ này là “chiến thắng” nhưng thật không may, hành động này ở Úc lại mang nghĩa giống như chỉ ngón tay giữa vào người khác ở Mỹ, một cử chỉ khiếm nhã đối với người dân nơi đây, theo trang Listverse.com.
3. Thủ tướng Anh David Cameron cài hoa anh túc khi thăm Trung Quốc
Thủ tướng Anh David Cameron cài hoa anh túc khi tới thăm Trung Quốc - Ảnh: AFP
Tháng 11.2010, Thủ tướng Anh David Cameron dẫn đầu phái đoàn tới Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Tại đây, lãnh đạo Anh và các thành viên trong đoàn đã cài hoa anh túc màu đỏ trên áo vì tháng 11 hằng năm, người Anh vẫn thường cài hoa anh túc bằng giấy trên ngực áo để tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc thế chiến lần thứ nhất.
Thế nhưng, khi mang thông lệ này sang Trung Quốc, chính khách Anh đã vô tình gợi lại giai đoạn lịch sử cay đắng của người Trung Quốc, khi nước này thất bại trước Anh trong 2 cuộc chiến tranh thuốc phiện hồi thế kỷ 19, cuộc chiến này cũng dẫn tới việc Hồng Kông trở thành thuộc địa của Anh, theo The Guardian.
4. Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ đặt tay lên vai Nữ hoàng Anh
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đặt tay lên vai Nữ hoàng Anh Elizabeth - Ảnh: Reuters
Tháng 4.2009, báo chí Anh tràn ngập những bài viết về hành động đặt tay lên vai Nữ hoàng Anh của đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ tại hội nghị G20 sau khi lãnh đạo các nước chụp hình chung với Nữ hoàng Elizabeth. Bà Michelle Obama khi đó đã khiến nhiều người ngạc nhiên và báo giới cho rằng bà đã phá vỡ nghi thức ngoại giao của Hoàng gia Anh.
Các quy tắc ngoại giao của Hoàng gia Anh hạn chế việc chạm tay vào Nữ hoàng và cho phép bắt tay lịch sự chỉ khi Nữ hoàng chìa tay ra, vì vậy việc chạm tay lên vai Nữ hoàng là điều hiếm thấy. Tuy vây, phát ngôn viên của điện Buckingham sau đó khẳng định, phu nhân Tổng thống Mỹ không phá vỡ thông lệ ngoại giao hoàng gia, theo NBC News.
Trước đó, hồi năm 1992, Thủ tướng Úc khi đó là Paul Keating cũng đã bị phản đối và chỉ trích khi ông đặt tay vào lưng Nữ hoàng Anh.
5. Cựu Thủ tướng Đức “dập tắt” ngọn lửa bất diệt Jerusalem
Ngọn lửa vĩnh cử ở trung tâm tưởng niệm Yad Vashem Holocaus, Jerrusalem - Ảnh: Reuters
Ở trung tâm tưởng niệm Yad Vashem Holocaus tại Jerusalem, Israel, có một ngọn lửa luôn cháy, người ta gọi đó là ngọn lửa vĩnh cửu để tưởng nhớ 6 triệu người Do Thái đã thiệt mạng dưới thời Đức Quốc xã. Thế nhưng, trong một chuyến thăm Israel trong chuyến công du khu vực năm 2000, Thủ tướng Đức khi đó là ông Gerhard Schröder đã bấm nhầm công tắc và ngọn lửa này bị dập tắt, khiến ông một phen bối rối, theo The Guardian.
6. Cựu Thủ tướng Ý liên tục “mất mặt” trước vợ chồng ông Obama
Cựu Thủ tướng Ý bị phu nhân Tổng thống Mỹ từ chối ôm hôn - Ảnh: AFP
Tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở L'Aquila, Ý, hồi tháng 7.2009, cựu Thủ tướng nước này Berlusconi chìa tay ra để bắt tay Tổng thống Obama, nhưng ông chủ Nhà Trắng lại “phớt lờ” khiến ông Berlusconi “dở cười dở khóc”, theo Telegraph.
Sau đó, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Pittsburgh ngày 28.9.2009 ông Berlusconi lại bị mất mặt với vợ ông Obama khi ông bị Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama từ chối ôm hôn theo phép lịch sự phương Tây. Bà Michelle chỉ bắt tay chứ không ôm hôn ông Berlusconi như đã làm với các nguyên thủ khác, theo Telegraph.
7. Những cái cúi đầu của Tổng thống Obama
Tổng thống Obama cúi người trước Quốc vương Ả Rập Xê Út - Ảnh: AFP
Là lãnh đạo một quốc gia có nền kinh tế chính trị lớn mạnh trên thế giới, thế nhưng Tổng thống Mỹ Obama cũng không ít lần bị săm soi trong các màn chào hỏi ngoại giao.
Tháng 4.2009, tại hội nghị G20, Tổng thống Obama đã vấp phải nhiều sự chỉ trích khi ông cúi người trước Quốc vương Ả Rập Xê Út Abdullah.
Tổng thống Obama cúi thấp người bắt tay Nhật hoàng Akihito - Ảnh: AFP
Tiếp đó, tháng 11.2009, dư luận Washington lại rầm rộ lên khi chứng kiến những bức hình chụp vị lãnh đạo nước Mỹ cúi thấp người chào Nhật hoàng Akihito tại cung điện hoàng gia ở Tokyo, theo Daily Mail.
Các cuộc tranh luận trái chiều được đưa ra, rất nhiều người đã phản đối hành động này của Tổng thống Obama vì nghĩ rằng ông đang làm “mất mặt” nước Mỹ và điều đó cho thấy nước Mỹ đang yếu đi.
1. Bộ trưởng Anh tặng đồng hồ cho Thị trưởng Đài Bắc
Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh Susan Kramer tặng đồng hồ cho Thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết - Ảnh: AFP
Trong văn hóa của Đài Loan, đồng hồ dùng để đếm thời gian, cũng như gián tiếp đề cập tới một vòng đời của con người bị giới hạn, vì vậy sẽ thật không hay nếu tặng ai đó món quà mà họ coi là điều xui xẻo.
Nữ Bộ trưởng Anh sau đó thừa nhận đã có được bài học mới: “Tôi thành thật xin lỗi. Chúng tôi không biết món quà như vậy bị xem là đại kỵ. Tại Anh, đồng hồ được xem là vật quý giá, vì không có gì quý hơn thời gian”, theo BBC.
2. Cựu Tổng thống Mỹ George H.W Bush giơ hai ngón tay hình chữ V ở Úc
Cựu Tổng thống Mỹ George H.W.Bush - Ảnh: chụp màn hình listverse.com
Ở Mỹ, người ta hiểu cử chỉ này là “chiến thắng” nhưng thật không may, hành động này ở Úc lại mang nghĩa giống như chỉ ngón tay giữa vào người khác ở Mỹ, một cử chỉ khiếm nhã đối với người dân nơi đây, theo trang Listverse.com.
3. Thủ tướng Anh David Cameron cài hoa anh túc khi thăm Trung Quốc
Thủ tướng Anh David Cameron cài hoa anh túc khi tới thăm Trung Quốc - Ảnh: AFP
Thế nhưng, khi mang thông lệ này sang Trung Quốc, chính khách Anh đã vô tình gợi lại giai đoạn lịch sử cay đắng của người Trung Quốc, khi nước này thất bại trước Anh trong 2 cuộc chiến tranh thuốc phiện hồi thế kỷ 19, cuộc chiến này cũng dẫn tới việc Hồng Kông trở thành thuộc địa của Anh, theo The Guardian.
4. Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ đặt tay lên vai Nữ hoàng Anh
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đặt tay lên vai Nữ hoàng Anh Elizabeth - Ảnh: Reuters
Các quy tắc ngoại giao của Hoàng gia Anh hạn chế việc chạm tay vào Nữ hoàng và cho phép bắt tay lịch sự chỉ khi Nữ hoàng chìa tay ra, vì vậy việc chạm tay lên vai Nữ hoàng là điều hiếm thấy. Tuy vây, phát ngôn viên của điện Buckingham sau đó khẳng định, phu nhân Tổng thống Mỹ không phá vỡ thông lệ ngoại giao hoàng gia, theo NBC News.
Trước đó, hồi năm 1992, Thủ tướng Úc khi đó là Paul Keating cũng đã bị phản đối và chỉ trích khi ông đặt tay vào lưng Nữ hoàng Anh.
5. Cựu Thủ tướng Đức “dập tắt” ngọn lửa bất diệt Jerusalem
Ngọn lửa vĩnh cử ở trung tâm tưởng niệm Yad Vashem Holocaus, Jerrusalem - Ảnh: Reuters
6. Cựu Thủ tướng Ý liên tục “mất mặt” trước vợ chồng ông Obama
Cựu Thủ tướng Ý bị phu nhân Tổng thống Mỹ từ chối ôm hôn - Ảnh: AFP
Sau đó, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Pittsburgh ngày 28.9.2009 ông Berlusconi lại bị mất mặt với vợ ông Obama khi ông bị Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama từ chối ôm hôn theo phép lịch sự phương Tây. Bà Michelle chỉ bắt tay chứ không ôm hôn ông Berlusconi như đã làm với các nguyên thủ khác, theo Telegraph.
7. Những cái cúi đầu của Tổng thống Obama
Tổng thống Obama cúi người trước Quốc vương Ả Rập Xê Út - Ảnh: AFP
Tháng 4.2009, tại hội nghị G20, Tổng thống Obama đã vấp phải nhiều sự chỉ trích khi ông cúi người trước Quốc vương Ả Rập Xê Út Abdullah.
Tổng thống Obama cúi thấp người bắt tay Nhật hoàng Akihito - Ảnh: AFP
Các cuộc tranh luận trái chiều được đưa ra, rất nhiều người đã phản đối hành động này của Tổng thống Obama vì nghĩ rằng ông đang làm “mất mặt” nước Mỹ và điều đó cho thấy nước Mỹ đang yếu đi.