7 mẹo hay giúp tiết kiệm chi phí ăn uống hiệu quả

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Wikicabinet –Kênh thông tin tri thức nhân loại kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:

5 bí quyết giúp kiểm soát căng thẳng mỗi ngày

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về 7 mẹo hay giúp tiết kiệm chi phí ăn uống. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé.

Nếu bạn đang bận tâm làm thế nào để ăn ngon với một ngân sách không dư dả, bạn đừng bỏ qua 7 lời khuyên bổ ích dưới đây của Wikicabinet!

Sự cần thiết của việc tiết kiệm chi phí ăn uống
Các chi phí dành cho thực phẩm có thể chiếm một phần đáng kể trong quỹ chi tiêu hàng tháng của bạn, đặc biệt, nếu bạn thường ăn ngoài tiệm hoặc mua nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng khi quỹ chi tiêu của bạn eo hẹp hơn thì làm thế nào, chắc chắn bạn sẽ bắt đầu lựa chọn những thực phẩm rẻ hơn và số lượng cũng ít hơn. Và, bạn có đảm bảo rằng điều đó đáp ứng đủ các nhu cầu của cơ thế?

Nếu vì muốn tiết kiệm chi phí dành cho thực phẩm, bạn buộc phải chi tiêu ít đi dẫn đến chất lượng bữa ăn của bạn kém hơn. Thêm vào đó, các chi phí thứ cấp như chăm sóc y tế, đồ ăn vặt… sẽ nhiều hơn và cuối cùng, bạn chẳng tiết kiệm được chút nào mà lại phát sinh thêm.



Cũng giống như bao người khác, khi đọc đến đây hẳn bạn cảm thấy có chút bối rối khi phải đắn đo về việc tiết kiệm chi phí thực phẩm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Liệu rằng chi phí thực phẩm có còn được ưu tiên trước trăm ngàn mối lo trong cuộc sống?

Nhung, bạn đừng quá lo lắng – Wikicabinet sẽ mách bạn làm thế nào để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo sức khỏe. Bạn chỉ cần bỏ thêm chút thời gian và công sức, nhưng kết quả bạn nhận được hoàn toàn tuyệt vời và xứng đáng. Thay vì có những bữa ăn sang chảnh tại nhà hàng, bạn có thể tự tay trổ tài nội trợ đẳng cấp nhà hàng của mình cho những người thân hoặc bạn bè. Đừng quá nuông chiều cảm xúc mà bạn vô tình làm hao hụt một khoản chi phí đáng kể và hãy giữ lai phần đó cho những mối quan tâm được ưu tiên hơn.

7 mẹo hay giúp tiết kiệm ngân sách ăn uống hiệu quả
  1. Từ bỏ thói quen ăn vặt
Đồ ăn vặt chính là nguyên nhân khiến ngân sách của bạn hao mòn mỗi ngày. Mặc dù, các nhà sản xuất thực phẩm cực kỳ khéo léo trong việc kích thích vị giác qua những thước phim quảng cáo công phu, tỷ mỷ khiến bạn tự nguyện mở hầu bao chi trả cho những món ăn vặt hấp dẫn đó. Bạn phải thật tỉnh táo trước những lời mời đường mật như vậy, bởi đồ ăn vặt chính là những món ăn có tính gây nghiện rất cao. Hương vị của snack, khoai tây chiên, nem chua rán, gà rán, trà sữa, bánh ngọt, bỏng ngô, nước giải khát,…chắc chắn vô cùng hấp dẫn. Nhưng bạn nghĩ mà xem, liệu những món ăn vặt đó có đem lại giá trị dinh dưỡng và calo tương đương với cơm, thịt tươi và rau xanh cần thiết cho nhu cầu của cơ thể không? Với số tiền bạn bỏ ra như vậy, thay vì lãng phí vào đồ ăn vặt ít giá trị dinh dưỡng, bạn có thể tự tay nấu những món ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Tuy thói quen ăn vặt không tốt nhưng không có nghĩa là bạn không thể thưởng thức những món hấp dẫn đó. Bạn có thể tự làm đồ ăn vặt từ các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt vừa không tốn chi phí lại tốt cho sức khỏe.

Bạn có thể trổ tài bếp núc của mình bằng những món bánh ngọt như cupcake, bánh bông lan, bánh quy…ngay tại gian bếp; rồi bạn sẽ phát hiện ra rằng mức giá bạn phải trả để mua một chiếc bánh ngọt tại cửa hàng là quá cao. Bạn có thể tận dụng các nguyên liệu để sáng tạo ra những món ăn độc đáo của riêng mình, như mì tươi bỏ lò, khoai tây nướng bơ…mà bạn lựa chọn có thể thỏa mãn bất kỳ món ăn vặt nào, trong khi chi phí lại rẻ hơn rất nhiều.



  1. Thiết kế khu vườn nhỏ tại nhà
Bạn có thể tận dụng phần đất trống cạnh nhà, không gian trên tầng thượng hoặc ban công để tự thiết kế khu vườn xinh xắn của mình. Cứ mùa nào thức ấy, mùa hè thì gieo trồng những loại rau xanh đặc trưng của mùa hè, mùa đông lại trồng cây ưa lạnh. Với sự phát triển khoa học như hiện nay, bạn có thể mua hạt giống của bất kỳ loại cây nào với mức giá phải chăng mà tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Điều quan trọng là bạn phải cải tạo được đất trồng trở nên màu mỡ thì cây và rau mới tốt tươi và cho thu hái nhiều. Hãy tận dụng bất cứ thứ gì có thể gieo hạt giống hoặc trồng cây non như hộp sữa chua, chai nước ngọt, thùng xốp.

Nếu có điều kiện, bạn có thể thuê một mảnh vườn nhỏ để trồng rau thả gà; lại được gặp gỡ chuyện trò với những người bạn hàng xóm để chia sẻ bí quyết làm nông và tặng nhau những món quà ý nghĩa.

  1. Nấu nhiều thức ăn hơn và sử dụng lại thức ăn thừa
Bất cứ khi nào bạn vào bếp để làm món gì đó, hãy nấu nhiều hơn một bữa ăn bình thường. Sau đó chia đôi lượng thức ăn đó, bảo quản trong tủ đông và sử dụng vào bữa trưa hoặc tái sử dụng vào cuối tuần. Có nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng, làm như vậy sẽ mất đi hương vị, độ tươi ngon và các chất dinh dưỡng của thực phẩm. Bạn đừng quá lo lắng, hãy làm theo hướng dẫn sau:

Khi bạn mua thịt với số lượng lớn, bạn hãy sơ chế sạch sẽ, chia nhỏ các phần rồi bao gói lại lưu trữ trong tủ đông. Hoặc, bạn có thể nấu chín tất cả và chia nhỏ trước khi thêm các loại gia vị vào rồi bảo quản trong tủ đông.

Thịt heo hoặc thịt bò xay có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong suốt cả tuần mà bạn không cảm thấy như thức ăn thừa. Lưu ý, thực phẩm được chế biến và bảo quản như vậy thường chỉ sử dụng trong vòng 1 tuần thôi nhé.

  1. Dự trữ số lượng nhiều những đồ cần thiết
Trong mỗi căn bếp nên dự trữ sẵn một số loại thực phẩm cần thiết và sử dụng thường xuyên.

Các loại củ và quả (cà chua, dưa chuột, củ cải…): Những loại thực phẩm này bạn có thể ăn trực tiếp hoặc kết hợp với các món ăn khác nhau. Các loại củ và quả có thể để trong tủ lạnh 7 – 10 ngày mà không hao hụt dinh dưỡng, tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí.

Hành, tỏi khô: Gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn và được sử dụng hầu như mỗi ngày. Bạn có thể yên tâm khi mua số lượng lớn với mức giá rẻ vì nó bảo quản được lâu.

Dầu ăn, gia vị: Mua với số lượng lớ và luôn dự trữ sẵn trong nhà sẽ tiết kiệm thời gian đi lại. Lưu ý, bảo quản dầu ăn và gia vị ở nơi khô ráo, tránh chuột, gián.

Trứng: Đây có thể coi là thực phẩm cứu cánh cho những lúc bí bách của các bà nội trợ. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên bảo quản 7-10 ngày nếu không sẽ bị hỏng hoặc giảm giá trị dinh dưỡng.

Đồ khô (mỳ tôm, mỳ gạo, miến,…): Những loại thực phẩm khô này bảo quản được lâu và bạn có thể sử dụng cho những lúc cấp bách hoặc đổi món cho gia đình.



  1. Quan tâm các chương trình giảm giá
Thường xuyên cập nhật các chương trình giảm giá tại các siêu thị hay cửa hàng để mua được sản phẩm tốt với giá ưu đãi. Trong danh sách đi chợ, thịt thường là mặt hàng có giá trị cao và khi bạn mua với giá ưu đãi sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí. Với những thực phẩm có thể dùng trong thời gian dài như: các loại gia vị, đồ hộp, đồ ăn liền… Bạn có thể mua số lượng nhiều để tích trữ dùng dần. Như vậy, sẽ đem lại sự thuận tiện cũng như tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

  1. Lên danh sách mua sắm
Trước tiên, bạn cần kiểm tra những thực phẩm còn lại trong tủ lạnh. Bạn sẽ biết được trong nhà còn những gì và lên kế hoạch sử dụng trong tuần tới.

Có thể kết hợp những thực phẩm hiện có trong tủ lạnh với các nguyên liệu mua thêm để chế biến thành món mới cho bữa ăn. Việc này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa tránh lãng phí .Vì thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ bị hỏng.

Tiếp đó, hãy lên danh sách những món đồ cần mua theo thực đơn đã chuẩn bị. Nên ước tính giá cả và cân nhắc về chủng loại. Bạn không những tiết kiệm thời gian. Mà còn hạn chế việc lãng phí tiền bạc cho những mặt hàng không cần thiết.

Bên cạnh đó, từ danh sách này, bạn có thể ước tính được số tiền cần mang theo khi đi mua sắm. Sẽ rất khó để kiềm chế sở thích của bản thân nếu có nhiều tiền trong ví.



  1. Lên kế hoạch cho bữa ăn của bạn
Đầu tiên, bạn hãy giới hạn mức chi phí cho ăn uống dựa trên 2 yếu tố sau: tiềm lực kinh tế và nhu cầu ăn uống. Theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, chỉ nên dành khoảng 20% thu nhập cho chi phí ăn uống. Đây là con số hợp lý để tiết kiệm tiền ăn cũng như đảm bảo ngân sách cho các hoạt động khác.

Sau đó, lên thực đơn cho mỗi tuần sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại

Việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn đối với công việc nội trợ. Không cần ngày nào cũng phải suy nghĩ: “Ngày mai sẽ ăn gì?” Hoặc nếu có công việc đột xuất, không thể đi chợ, có thể nhờ người thân làm giúp khi đã có sẵn thực đơn. Khi đã có thực đơn cho cả tuần, bạn sẽ có thời gian tìm hiểu về giá cả thực phẩm trên thị trường. Từ đó, lên kế hoạch mua sắm sao cho tiết kiệm nhất.

Bạn cảm thấy thoải mái khi áp dụng những lời khuyên này và bắt đầu nhận ra lợi ích của việc tiết kiệm chi phí ăn uống, Wikicabinet hi vọng rằng bạn sẽ có một công cuộc cải cách mới đối với việc nội trợ. Bạn không nhất thiết phải chi nhiều tiền hơn cho thực phẩm và các bữa ăn. Chỉ cần bạn kiên trì và biến những lời khuyên này thành thói quen, bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề 7 bí quyết giúp bạn thay đổi cuộc sống hoàn hảo.

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

Source:Wiki Cabinet
 
×
Quay lại
Top Bottom