- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Điều gì ngăn không cho chúng ta tìm thấy và giữ được tình yêu mà chúng ta nói là muốn có?
1. Tình yêu đích thức làm chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương. Một mối quan hệ mới là lãnh thổ chưa có người thám hiểm, và hầu hết chúng ta có sợ thứ chưa biết. Để cho bản thân bắt đầu yêu có nghĩa là đón nhận một rủi ro có thật. Chúng ta đang đặt rất nhiều niềm tin vào người khác, cho phép họ ảnh hưởng đến chúng ta, điều đó làm chúng ta cảm thấy bị phơi bày và dễ bị tổn thương. Những phòng vệ cốt lõi của chúng ta đang bị thách thức. Chúng ta có xu hướng tin rằng chúng ta càng quan tâm thì chúng ta càng có thể trở nên tổn thương.
2. Tình yêu mới gợi lại những tổn thương trong quá khứ. Khi chúng ta bước vào một mối quan hệ, chúng ta hiếm khi ý thức được đầy đủ chúng ta từng bị tác động như thế nào bởi quá khứ của chúng ta. Những cách chúng ta bị tổn thương ở những mối quan hệ trước, bắt đầu từ thời thơ ấu của chúng ta, có một ảnh hưởng mạnh mẽ lên cách chúng ta nhìn nhận về người mà chúng ta trở nên gần gũi cũng như cách chúng ta hành xử như thế nào trong những mối quan hệ tình cảm của chúng ta. Những động lực cũ, tiêu cực có thể làm chúng ta thận trọng trong việc mở lòng trước một người mới. Chúng ta có thể tránh xa sự thân mật, vì nó gợi lại những cảm xúc bị tổn thương, mất mát, tức giận hoặc bị từ chối trong quá khứ. Tiến sỹ Pat Love từng nói trong một bài phỏng vấn với PsychAlive “khi bạn khao khát một thứ gì đó, như tình yêu, nó trở nên gắn với nỗi đau”, nỗi đau bạn cảm nhận khi không có nó trong quá khứ.
3. Tình yêu thách thức một bản sắc tâm lý cũ. Nhiều người trong chúng ta vật lộn với những cảm xúc của sự không được yêu thương nằm bên dưới. Chúng ta có một “giọng nói chỉ trích bên trong”, hành động giống như một huấn luyện viên độc ác bên trong đầu óc của chúng ta, nói với chúng ta rằng chúng ta vô giá trị hoặc không xứng đáng có hạnh phúc. Vị huấn luyện viên này được hình thành từ những kinh nghiệm tuổi thơ đau khổ và những thái độ chỉ trích mà chúng ta được tiếp xúc ở cuộc sống đầu đời.
Trong khi những thái độ đó có thể gây tổn thương, thì theo thời gian, chúng trở nên ăn sâu trong chúng ta. Khi trưởng thành, chúng ta có thể không xem chúng như một kẻ thù, mà thay vào đó chấp nhận quan điểm tiêu cực của chúng. Những ý nghĩ có tính chỉ trích đó thường gây hại và khó chịu nhưng chúng cũng đem lại sự thoái mái vì tính quen thuộc của chúng. Khi người khác xem chúng ta khác với giọng nói nội tâm của chúng ta, yêu thương và đánh giá cao chúng ta, thì chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy không thoải mái và phòng vệ.
4. Niềm vui thực sự đi cùng với nỗi đau thực sự. Bất kì lúc nào mà chúng ta trải nghiệm đầy đủ về niềm vui đích thực hoặc cảm nhận được sự quý giá của cuộc sống ở mức độ cảm xúc, thì chúng ta có thể mong đợi cảm thấy rất nhiều nỗi buồn. Nhiều người trong chúng ta né tránh những thứ sẽ làm chúng ta hạnh phúc nhất, vì chúng cũng làm chúng ta cảm thấy đau. Điều ngược lại cũng đúng. Chúng ta không thể làm tê liệt bản thân trước nỗi buồn mà không làm tê liệt bản thân trước niềm vui. Khi nói đến tình yêu, chúng ta có thể do dự dấn thân vào, vì sợ nỗi buồn sẽ bị khuấy động trong chúng ta.
5. Tình yêu thường không bằng nhau. Nhiều người thể hiện sự do dự với việc gắn bó với một ai đó vì người đó “thích họ quá nhiều.” Họ sợ rằng nếu họ gắn bó với người này, thì những cảm xúc của riêng họ sẽ không phát triển, và người kia cuối cùng sẽ bị tổn thương hoặc cảm thấy bị từ chối. Sự thật là tình yêu thường không cân bằng, với một người cảm thấy yêu nhiều hoặc ít hơn người kia. Những cảm xúc của chúng ta trước một ai đó là một thứ luôn thay đổi. Lúc này, chúng ta có thể cảm thấy tức giận, khó chịu hoặc thậm chí ghét một người chúng ta yêu. Lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi về tình cảm của chúng ta ngăn không cho chúng ta làm quen một ai đó đang bày tỏ sự yêu thích với chúng ta và có thể ngăn không cho chúng ta hình thành một mối quan hệ có thể thực sự làm chúng ta hạnh phúc.
6. Những mối quan hệ có thể phá vỡ mối kết nỗi của bạn với gia đình bạn. Những mối quan hệ có thể là biểu tượng của sự trưởng thành. Chúng tượng trưng cho việc bắt đầu cuộc sống của chúng ta như những người độc lập, tự chủ. Sự phát triển này cũng có thể tương ứng với một sự tách ra khỏi gia đình của chúng ta. Nó không có ý nói về sự từ bỏ gia đình của chúng ta theo nghĩa đen, mà đúng hơn là từ bỏ ở một mức độ cảm xúc – không còn cảm giác giống như một đứa trẻ.
7. Tình yêu gợi ra những nỗi sợ hiện sinh. Chúng ta càng có nhiều thì chúng ta càng có nhiều thứ để mất. Một người nào đó càng có ý nghĩa với chúng ta thì chúng ta càng sợ mất người đó. Khi chúng ta bắt đầu yêu, chúng ta không chỉ đối mặt với nỗi sợ mất người yêu mà chúng ta còn trở nên ý thức hơn về cái chết của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta có nhiều giá trị và ý nghĩa hơn, do đó ý nghĩ về việc đánh mất nó trở nên đáng sợ hơn. Trong một nỗ lực để che giấu nỗi sợ này, chúng ta có thể tập trung vào nhiều mối quan tâm hời hợt bên ngoài, gây gổ với người yêu của chúng ta hoặc, ở những trường hợp cực đoan, là từ bỏ mối quan hệ hoàn toàn. Chúng ta hiếm khi nhận ra đầy đủ chúng ta đang chống lại những nỗi sợ hiện sinh đó như thế nào. Chúng ta thậm chí cố gắng hợp lý hóa với bản thân bằng cả triệu lý do tại sao chúng ta không nên có mối quan hệ này. Tuy nhiên, cái thực sự đang điều khiển chúng ta là những nỗi sợ mất mát sâu sắc đó.
Hầu hết mỗi quan hệ đều đem đến những thách thức. Trở nên hiểu được những nỗi sợ sự thân mật của chúng ta (fears of intimacy) và chúng hình thành hành vi của chúng ta như thế nào là một bước quan trọng để có một mối quan hệ lâu dài, thỏa mãn. Những nỗi sợ đó có thể được che đậy bởi những sự biện hộ khác nhau về tại sao sự việc không đi đến đâu, tuy nhiên chúng ta có thể ngạc nhiên khi biết được tất cả những cách mà chúng ta đang tự làm hại bản thân khi trở nên gần gũi một ai đó. Bằng cách hiểu bản thân, chúng ta đem lại cho mình cơ hội tốt nhất để tìm thấy và duy trì tình yêu lâu dài.
Nguồn
7 Reasons Most People are Afraid of Love
What keeps us from finding and keeping the love we say we want?
Published on January 16, 2014 by Lisa Firestone, Ph.D. in Compassion Matters
PsychologyToday
1. Tình yêu đích thức làm chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương. Một mối quan hệ mới là lãnh thổ chưa có người thám hiểm, và hầu hết chúng ta có sợ thứ chưa biết. Để cho bản thân bắt đầu yêu có nghĩa là đón nhận một rủi ro có thật. Chúng ta đang đặt rất nhiều niềm tin vào người khác, cho phép họ ảnh hưởng đến chúng ta, điều đó làm chúng ta cảm thấy bị phơi bày và dễ bị tổn thương. Những phòng vệ cốt lõi của chúng ta đang bị thách thức. Chúng ta có xu hướng tin rằng chúng ta càng quan tâm thì chúng ta càng có thể trở nên tổn thương.
2. Tình yêu mới gợi lại những tổn thương trong quá khứ. Khi chúng ta bước vào một mối quan hệ, chúng ta hiếm khi ý thức được đầy đủ chúng ta từng bị tác động như thế nào bởi quá khứ của chúng ta. Những cách chúng ta bị tổn thương ở những mối quan hệ trước, bắt đầu từ thời thơ ấu của chúng ta, có một ảnh hưởng mạnh mẽ lên cách chúng ta nhìn nhận về người mà chúng ta trở nên gần gũi cũng như cách chúng ta hành xử như thế nào trong những mối quan hệ tình cảm của chúng ta. Những động lực cũ, tiêu cực có thể làm chúng ta thận trọng trong việc mở lòng trước một người mới. Chúng ta có thể tránh xa sự thân mật, vì nó gợi lại những cảm xúc bị tổn thương, mất mát, tức giận hoặc bị từ chối trong quá khứ. Tiến sỹ Pat Love từng nói trong một bài phỏng vấn với PsychAlive “khi bạn khao khát một thứ gì đó, như tình yêu, nó trở nên gắn với nỗi đau”, nỗi đau bạn cảm nhận khi không có nó trong quá khứ.
3. Tình yêu thách thức một bản sắc tâm lý cũ. Nhiều người trong chúng ta vật lộn với những cảm xúc của sự không được yêu thương nằm bên dưới. Chúng ta có một “giọng nói chỉ trích bên trong”, hành động giống như một huấn luyện viên độc ác bên trong đầu óc của chúng ta, nói với chúng ta rằng chúng ta vô giá trị hoặc không xứng đáng có hạnh phúc. Vị huấn luyện viên này được hình thành từ những kinh nghiệm tuổi thơ đau khổ và những thái độ chỉ trích mà chúng ta được tiếp xúc ở cuộc sống đầu đời.
Trong khi những thái độ đó có thể gây tổn thương, thì theo thời gian, chúng trở nên ăn sâu trong chúng ta. Khi trưởng thành, chúng ta có thể không xem chúng như một kẻ thù, mà thay vào đó chấp nhận quan điểm tiêu cực của chúng. Những ý nghĩ có tính chỉ trích đó thường gây hại và khó chịu nhưng chúng cũng đem lại sự thoái mái vì tính quen thuộc của chúng. Khi người khác xem chúng ta khác với giọng nói nội tâm của chúng ta, yêu thương và đánh giá cao chúng ta, thì chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy không thoải mái và phòng vệ.
4. Niềm vui thực sự đi cùng với nỗi đau thực sự. Bất kì lúc nào mà chúng ta trải nghiệm đầy đủ về niềm vui đích thực hoặc cảm nhận được sự quý giá của cuộc sống ở mức độ cảm xúc, thì chúng ta có thể mong đợi cảm thấy rất nhiều nỗi buồn. Nhiều người trong chúng ta né tránh những thứ sẽ làm chúng ta hạnh phúc nhất, vì chúng cũng làm chúng ta cảm thấy đau. Điều ngược lại cũng đúng. Chúng ta không thể làm tê liệt bản thân trước nỗi buồn mà không làm tê liệt bản thân trước niềm vui. Khi nói đến tình yêu, chúng ta có thể do dự dấn thân vào, vì sợ nỗi buồn sẽ bị khuấy động trong chúng ta.
5. Tình yêu thường không bằng nhau. Nhiều người thể hiện sự do dự với việc gắn bó với một ai đó vì người đó “thích họ quá nhiều.” Họ sợ rằng nếu họ gắn bó với người này, thì những cảm xúc của riêng họ sẽ không phát triển, và người kia cuối cùng sẽ bị tổn thương hoặc cảm thấy bị từ chối. Sự thật là tình yêu thường không cân bằng, với một người cảm thấy yêu nhiều hoặc ít hơn người kia. Những cảm xúc của chúng ta trước một ai đó là một thứ luôn thay đổi. Lúc này, chúng ta có thể cảm thấy tức giận, khó chịu hoặc thậm chí ghét một người chúng ta yêu. Lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi về tình cảm của chúng ta ngăn không cho chúng ta làm quen một ai đó đang bày tỏ sự yêu thích với chúng ta và có thể ngăn không cho chúng ta hình thành một mối quan hệ có thể thực sự làm chúng ta hạnh phúc.
6. Những mối quan hệ có thể phá vỡ mối kết nỗi của bạn với gia đình bạn. Những mối quan hệ có thể là biểu tượng của sự trưởng thành. Chúng tượng trưng cho việc bắt đầu cuộc sống của chúng ta như những người độc lập, tự chủ. Sự phát triển này cũng có thể tương ứng với một sự tách ra khỏi gia đình của chúng ta. Nó không có ý nói về sự từ bỏ gia đình của chúng ta theo nghĩa đen, mà đúng hơn là từ bỏ ở một mức độ cảm xúc – không còn cảm giác giống như một đứa trẻ.
7. Tình yêu gợi ra những nỗi sợ hiện sinh. Chúng ta càng có nhiều thì chúng ta càng có nhiều thứ để mất. Một người nào đó càng có ý nghĩa với chúng ta thì chúng ta càng sợ mất người đó. Khi chúng ta bắt đầu yêu, chúng ta không chỉ đối mặt với nỗi sợ mất người yêu mà chúng ta còn trở nên ý thức hơn về cái chết của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta có nhiều giá trị và ý nghĩa hơn, do đó ý nghĩ về việc đánh mất nó trở nên đáng sợ hơn. Trong một nỗ lực để che giấu nỗi sợ này, chúng ta có thể tập trung vào nhiều mối quan tâm hời hợt bên ngoài, gây gổ với người yêu của chúng ta hoặc, ở những trường hợp cực đoan, là từ bỏ mối quan hệ hoàn toàn. Chúng ta hiếm khi nhận ra đầy đủ chúng ta đang chống lại những nỗi sợ hiện sinh đó như thế nào. Chúng ta thậm chí cố gắng hợp lý hóa với bản thân bằng cả triệu lý do tại sao chúng ta không nên có mối quan hệ này. Tuy nhiên, cái thực sự đang điều khiển chúng ta là những nỗi sợ mất mát sâu sắc đó.
Hầu hết mỗi quan hệ đều đem đến những thách thức. Trở nên hiểu được những nỗi sợ sự thân mật của chúng ta (fears of intimacy) và chúng hình thành hành vi của chúng ta như thế nào là một bước quan trọng để có một mối quan hệ lâu dài, thỏa mãn. Những nỗi sợ đó có thể được che đậy bởi những sự biện hộ khác nhau về tại sao sự việc không đi đến đâu, tuy nhiên chúng ta có thể ngạc nhiên khi biết được tất cả những cách mà chúng ta đang tự làm hại bản thân khi trở nên gần gũi một ai đó. Bằng cách hiểu bản thân, chúng ta đem lại cho mình cơ hội tốt nhất để tìm thấy và duy trì tình yêu lâu dài.
Nguồn
7 Reasons Most People are Afraid of Love
What keeps us from finding and keeping the love we say we want?
Published on January 16, 2014 by Lisa Firestone, Ph.D. in Compassion Matters
PsychologyToday