- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Cổ nhân nói “nước đổ khó hốt”, nước hắt ra khỏi bát thì không cách nào thu hồi lại được, lời nói ra cũng tựa như vậy. Vậy nên, mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.
1. Lời tàn nhẫn
Những từ ngữ tàn nhẫn, ác tâm, bẩn thỉu, gây kích động người khác là những lời không nên nói. Những lời này dù có chân thật, dù có lợi cho người nghe nhưng không làm cho họ vừa ý, đến cuối cùng cũng sẽ gây họa.
2. Lời chán nản
Có người thường xuyên thích than vãn, nói lời chán nản, nhụt chí. Kì thực trong cuộc sống, sẽ có người động viên cổ vũ bạn, nhưng cho dù không có ai động viên, bạn cũng phải tự khích lệ chính mình. Chính mình không cổ vũ chí hướng của mình, lại nói lời chán nản nhụt chí, đương nhiên sẽ chìm đắm trong đau khổ không lối thoát.
3. Lời gây chia rẽ
Đôi khi con người vì đố kị, ganh ghét lẫn nhau mà nói ra những lời gây chia rẽ. Những lời này không những hại người mà sau này sẽ còn hại mình, thậm chí người thân trong gia đình mình. Vì vậy, tốt nhất nên biết kiềm chế bản thân để tránh làm "tiểu nhân" trong mọi trường hợp.
4. Lời oán giận
Người đang tức giận thì thường không tự chủ mà trút lời giận dỗi, có khi làm thương tổn người khác, nhưng có khi cũng làm tổn thương chính mình. Người trong lúc bị ức hiếp, mắng chửi, tốt nhất là nên cố gắng giữ bình tĩnh, không nên tùy tiện lên tiếng. Bởi lời nói trong khi nổi nóng, thường rất khó nghe, vậy nên tuyệt không nên nói.
5. Lời khoe khoang
Có người trong lời nói, thích khoe khoang, phô trương chính mình, tuy nhiên như vậy người khác nghe xong chưa chắc sẽ phục. Cho nên tự mình khoe khoang cũng không mang lại lợi ích gì, ngược lại còn gây hại.
Người muốn vĩ đại, nhất định phải làm nên sự nghiệp vĩ đại. Vĩ đại là phải để người khác nói, không thể tự mình tung hô, bản thân cần phải hết sức khiêm tốn.
6. Lời nói dối
Dĩ nhiên những lời nói dối vu vơ, không gây ảnh hưởng đến ai thì không sao. Tuy nhiên, “thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, đúng nói sai, sai nói đúng” chính là nói dối, là lời nói không thật. Nói dối quen thói, sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng.
7. Lời tầm thường
Những lời nói này tưởng như vô hại nhưng thật ra chúng lấy đi cơ hội để chúng ta suy ngẫm, lựa những lời hay, tiếng thật - những lời nói khiến ta gắn kết hơn với người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Ví dụ tối tối, thay vì nói những chuyện vô bổ, thay vì tán gẫu hoặc nói xấu người này người khác với các thành viên trong gia đình, ta có thể kể về những việc đã làm trong ngày, kể những chuyện vui, chuyện buồn, những bài học đúc kết được của mỗi người, chia sẻ với người thân để họ hiểu ta hơn.
Giao tiếp là một nghệ thuật, cho dù giảng lời hay, cũng không khỏi phải đắn đo suy nghĩ. Nói lời không hay, khiến đối phương nghe xong đều sẽ mất hứng thú, đương nhiên càng không nên nói. Những người hiểu được đạo lí này thì cuộc đời sẽ có nhiều niềm vui và cơ hội hơn.
1. Lời tàn nhẫn
Những từ ngữ tàn nhẫn, ác tâm, bẩn thỉu, gây kích động người khác là những lời không nên nói. Những lời này dù có chân thật, dù có lợi cho người nghe nhưng không làm cho họ vừa ý, đến cuối cùng cũng sẽ gây họa.
2. Lời chán nản
Có người thường xuyên thích than vãn, nói lời chán nản, nhụt chí. Kì thực trong cuộc sống, sẽ có người động viên cổ vũ bạn, nhưng cho dù không có ai động viên, bạn cũng phải tự khích lệ chính mình. Chính mình không cổ vũ chí hướng của mình, lại nói lời chán nản nhụt chí, đương nhiên sẽ chìm đắm trong đau khổ không lối thoát.
3. Lời gây chia rẽ
Đôi khi con người vì đố kị, ganh ghét lẫn nhau mà nói ra những lời gây chia rẽ. Những lời này không những hại người mà sau này sẽ còn hại mình, thậm chí người thân trong gia đình mình. Vì vậy, tốt nhất nên biết kiềm chế bản thân để tránh làm "tiểu nhân" trong mọi trường hợp.
4. Lời oán giận
Người đang tức giận thì thường không tự chủ mà trút lời giận dỗi, có khi làm thương tổn người khác, nhưng có khi cũng làm tổn thương chính mình. Người trong lúc bị ức hiếp, mắng chửi, tốt nhất là nên cố gắng giữ bình tĩnh, không nên tùy tiện lên tiếng. Bởi lời nói trong khi nổi nóng, thường rất khó nghe, vậy nên tuyệt không nên nói.
5. Lời khoe khoang
Có người trong lời nói, thích khoe khoang, phô trương chính mình, tuy nhiên như vậy người khác nghe xong chưa chắc sẽ phục. Cho nên tự mình khoe khoang cũng không mang lại lợi ích gì, ngược lại còn gây hại.
Người muốn vĩ đại, nhất định phải làm nên sự nghiệp vĩ đại. Vĩ đại là phải để người khác nói, không thể tự mình tung hô, bản thân cần phải hết sức khiêm tốn.
6. Lời nói dối
Dĩ nhiên những lời nói dối vu vơ, không gây ảnh hưởng đến ai thì không sao. Tuy nhiên, “thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, đúng nói sai, sai nói đúng” chính là nói dối, là lời nói không thật. Nói dối quen thói, sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng.
7. Lời tầm thường
Những lời nói này tưởng như vô hại nhưng thật ra chúng lấy đi cơ hội để chúng ta suy ngẫm, lựa những lời hay, tiếng thật - những lời nói khiến ta gắn kết hơn với người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Ví dụ tối tối, thay vì nói những chuyện vô bổ, thay vì tán gẫu hoặc nói xấu người này người khác với các thành viên trong gia đình, ta có thể kể về những việc đã làm trong ngày, kể những chuyện vui, chuyện buồn, những bài học đúc kết được của mỗi người, chia sẻ với người thân để họ hiểu ta hơn.
Giao tiếp là một nghệ thuật, cho dù giảng lời hay, cũng không khỏi phải đắn đo suy nghĩ. Nói lời không hay, khiến đối phương nghe xong đều sẽ mất hứng thú, đương nhiên càng không nên nói. Những người hiểu được đạo lí này thì cuộc đời sẽ có nhiều niềm vui và cơ hội hơn.
LeOna
Theo thethaovanhoa.vn
Theo thethaovanhoa.vn