7 kỳ quan thế giới cổ đại (tổng hợp hình, video)

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.441
KenhSinhVien-sevenwondersoftheworld.png

7 kỳ quan thế giới cổ đại - Seven Wonders of Ancient world

Danh sách này do nhà văn Hy Lạp Antipater xứ Sidon lập ra trong thế kỉ thứ 2 TCN, dựa trên tầm nhìn của người Hy Lạp thời bấy giờ, chỉ gồm các công trình quanh Địa Trung Hải mà họ cho là vĩ đại và thể hiện văn minh của nhân loại. Danh sách này được nhà văn Antipater thu thập từ các công trình của Herodotus (484 TCN–425 TCN), Callimachus (310 TCN/305 TCN-240 TCN), Philo xứ Byzantium (280 TCN - 220 TCN)

1. Vườn treo Babylon.

2. Tượng thần Zeus ở Olympia (chúa tể của các vị thần Hy Lạp do nhà điêu khắc vĩ đại Pheidias tạc).

3. Đền Artemis ở Ephesus, Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ) được dựng lên để tôn vinh nữ thần săn bắn và thiên nhiên hoang dã của Hy Lạp.

4. Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, chúa tể xứ Caria vùng vịnh Percic.


5. Kim tự tháp Giza, một cấu bằng đá khổng lồ gần thành phố cổ Memphis, nơi chôn pharaoh Ai Cập Khufu.


6. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios do người Hy Lạp dựng lên tại một cảng gần đảo Địa Trung Hải có tên tượng Rhodes.

7. Hải đăng Alexandria.

Kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất trong bảy kỳ quan cổ đại còn tồn tại đến hôm nay. Kỳ quan biến mất sau cùng là hải đăng Alexandria.

 

Đính kèm

Phần I: vườn treo Babylon

Theo truyền thuyết, vườn treo Babylon là món quà vua Nebuchadnezzar dành tặng hoàng hậu của mình.

Một vài câu chuyện hư cấu khu vườn treo Babylon là một tòa tháp cao hàng trăm mét vươn lên trời cao. Nghiên cứu khảo cổ học đưa ra những con số khiêm tốn hơn nhưng vẫn khá ấn tượng.


bai8-832579-1503.jpg



Thành phố Babylon, dưới sự trị vì của vua Nebuchadnezzar đệ nhị, nằm ở khu vực giao nhau giữa sông Euphrates và sông Tigris, cách thủ đô Bahdag, Iraq 88km về phía Nam. Trong những văn tự cổ của mình, nhà sử học Hy Lạp từ năm 450 trước Công Nguyên Herodotus đã viết: “Nếu xét vế kích thước, Babylon vượt xa sự lộng lẫy của mọi thành phố trên thế giới”.


Herodotus đã viết rằng bức tường bao ngoài Babylon dài tới 56 dặm, dày 40 mét và cao tới 160 mét. Lớp tường thứ hai không dày bằng lớp tường đầu tiên những cũng rất chắc chắn. Phía bên trong lớp tường đôi này là các pháo đài, đền chứa những bức tượng lớn toàn làm bằng vàng ròng. Nổi bật trên bầu trời thành phố Babylon cổ đại chính là tòa tháp Babel – đền thờ thánh Marduk, được coi là nguyên nhân gây ra sự chia rẽ và sự khác biệt ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới do con người muốn xây nó quá cao, chạm đến thiên đường, và đến cả lòng tự ái của các vị thánh thần.


thumbnails23112012081104-832579-8242.jpg



Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận, bức tường chỉ có thể dài 10 dặm và không thể cao đến như vậy. Rõ ràng, tuy có phần phóng đại nhưng thành phố Babylon là có thật. Chỉ có một điều mà Herodotus không hề đề cập đến: Vườn treo Babylon, một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.


Theo những truyền thuyết được kể lại, khu vườn được xây dựng bởi vua Nebuchadnezzar, người trị vì vương quốc trong 43 năm, từ năm 605 trước Công nguyên. Một truyền thuyết khác lại cho rằng nó là công trình của nữ hoàng của người Assyri: Semiramis trong 5 năm trị vì của bà.


hanging-gardens-832579-3030.jpg



Giả thuyết thứ nhất có vẻ được ủng hộ hơn cả. Cũng theo giả thuyết này, khu vườn được xây dựng để làm vui lòng hoàng hậu Amyitis, con gái của vua Medes, vợ của Nebuchadnezza. Bà được gả sang Babylon nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương của mình. Quê hương của Amyitis là một miền đất xanh, với núi non trùng điệp, vì vậy khi nhìn thấy những miền đất nắng cháy bằng phẳng của Babylon, Amyitis càng thêm nhớ quê hương. Nhà vua đã xây dựng vườn treo dựa trên ý tưởng về ngọn núi nhân tạo, với vô vàn loài cây phủ xanh các bậc thang.


Trên thực tế, những cây trong vườn không phải được “treo” trên dây hay cáp mà chỉ để chỉ độ cao hơn so với mặt đất của chúng.
Để duy trì nước cho khu vườn, nhà vua đã xây dựng một hệ thống tưới tiêu với hai bánh xe lớn, vận chuyển nước từ hồ phía dưới lên hồ nước nhân tạo trên đỉnh cao nhất của vườn treo.


hangg-832579-6986.jpg



Theo nhà sử học cổ đại Diodorus, khu vườn treo Babylon rộng 200 mét vuông và cao 40 mét. Một công trình thực sự vĩ đại! Nhưng một câu hỏi khác, lớn hơn rất nhiều được đặt ra: Liệu vườn treo Babylon có thực sự tồn tại trong lịch sử hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Nếu Babylon không tồn tại, vì sao rất nhiều văn tự cổ nhắc đến và ca ngợi nó. Nếu nó thực sự tồn tại, thì vì sao ngày nay, hầu như chưa một tàn tích nào được công nhận là vườn treo Babylon cổ đại?


dulich-vuontreo4-832579-8577.jpg



Khi đào bới khu thành phía Nam Babylon, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dưới nền đất 14 phòng lớn với cấu trúc vòm. Họ tin rằng họ đã tìm thấy vườn treo Babylon.


Koldewey, nhà khảo cổ đứng đầu công trình nghiên cứu hoàn toàn tin tưởng vào điều này nhưng không phải nhà nghiên cứu nào cũng vậy. Họ chia thành hai nhóm, một nhóm ca tụng đó là công trình lịch sử, nhóm khác gọi di tích vòm đó là câu hỏi lớn của thời đại.
Điều gì đã xảy ra với vườn treo cũng là điều người ta băn khoăn. Phần lớn tin rằng một trận động đất đã phá hủy nó, để lại sau lưng vô vàn nghi vấn về một công trình từng là vinh quang của Babylon.


babylon-1932-832579-1471.jpg




Theo xzone
 
Phần II: Tượng thần Zues ở Olympia

Vào khoảng giữa năm 470 và 460 trước Công Nguyên đền thờ thần Zues được xây dựng. Một bức tượng thần Zeus khổng lồ được đặt ở bên trong, bức tượng cao đến nỗi người ta có cảm tưởng chỉ cần Zeus cử động là sẽ phá vỡ trần điện.

Đối với người dân Hy Lạp cổ đại, Olympic là một sự kiện thể thao vô cùng quan trọng được tổ chức 4 năm một lần để vinh danh thần Zeus, vua của các vị thần trên đỉnh Olympia. Kỳ Olympic đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công nguyên tại đền thờ thần Zeus ở bờ đông Hy Lạp, tại tỉnh Peloponnesus.

Vào thời kỳ đầu, ngôi đền thờ thần Zeus này còn khá đơn giản. Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự phát triển của Thế vận hội, nhu cầu xây dựng một đền thờ mới rộng lớn hơn, xứng đáng với chúa tể của các vị thần hơn ngày càng tăng cao. Vào khoảng giữa năm 470 và 460 trước Công Nguyên, một đền thờ mới đã được khởi công xây dựng.


23-statue-of-zeus-at-olympi-832581-5672.jpg


Đền thờ này đã tái hiện mô hình thiết kế của nhiều đền thờ cổ đại khác như Parthenon ở Athens và đền thờ nữ thần Artemis ở Ephesus. Chỉ có một điểm khác biệt: một bức tượng thần Zeus khổng lồ đã được xây dựng ở bên trong, và trở thành một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.

Điêu khắc gia được chọn để thực hiện công trình vĩ đại này là Phidias. Ông từng tạc nên bức tượng nữ thần Athena tại đền Parthenon. Sau khi hoàn thành bức tượng này, Phidias đã tới Olympia để bắt đầu công trình vĩ đại này, trong 12 năm tiếp theo của cuộc đời ông.

zeus-statue4-832581-8183.jpg


Theo những văn tự cổ ghi lại, bức tượng được đặt tại phía Tây của điện thờ. Bức tượng rộng tới 6,6 mét và cao 12 mét, ngồi trên ngai vàng cao quý. Đầu của bức tượng gần như đã chạm tới trần nhà. Nhà sử học Strabo trong một văn tự của mình từng viết: “…Mặc dù ngôi đền đã rất rộng, nhưng nhà điêu khắc vẫn phạm sai lầm trong việc đưa ra tỉ lệ chuẩn. Với phần đầu gần như chạm trần nhà, chúng ta có ấn tượng rằng nếu Zeus cử động để đứng dậy, ngài sẽ phá tan trần của điện thờ.”


greek-mythology-zeus-temple-832581-8386.jpg


Tuy nhiên, rất nhiều người không đồng ý với nhận xét của Strabo. Họ cho rằng chính kích thước khổng lồ của bức tượng mới thể hiện được tầm vóc và quyền năng của vị chúa tể. Bức tượng được làm bằng ngà voi và chiếc ngai được làm từ vàng lá, ngà và đá quý. Biểu tượng của các thần Hy Lạp và những loài vật bí ẩn như nhân sư được tạc vào chiếc ngai vàng này.

Phía trước chân của bức tượng là một hồ nhỏ đổ toàn dầu ô liu, để bảo quản bức tượng khi cần và tạo hiệu ứng ánh sáng lên những khối vàng, ngà và đá quý.

24-statue-of-zeus-at-olympi-832581-9556.jpg


Khi công trình hoàn thiện, Phidias đã hỏi xin ý kiến của Zeus và cầu xin vị thần này ra một dấu hiệu nếu hài lòng với công trình. Thần Zeus đã trả lời bằng một cột sét lớn đánh vào điện thờ nhưng không gây thiệt hại gì. Một thau nước đồng đã được đặt tại chính vị trí cột sét đánh vào điện.

Tuy nhiên, khi Phidias trở về quê hương Athens, ông đã bị buộc tội ăn cắp vàng của thành phố này để xây bức tượng huyền thoại và đã bị kết án chung thân đến chết. Kiệt tác của ông vẫn còn sống sót một thời gian dài sau đó, thậm chí vượt qua cả trận động đất lớn năm 170 trước công nguyên. Tuy nhiên, đến năm 392 sau công nguyên, một đoàn binh lính La Mã đã phá hủy Olympia và một mạnh thường quân Hy Lạp đã mua lại bức tượng, chuyển nó tới bộ sưu tập riêng của ông tại Costantinole. Không lâu sau đó, vào năm 475 trước Công Nguyên, bức tượng bị phá hủy hoàn toàn trong đám cháy quét qua thành phố.

1-832581-1651.jpg


Theo xzone
 
Phần III: Đền thờ thần Artemis

“Ta từng nhìn thấy những bức tường của Vườn treo Babylon cổ đại, bức tượng Zeus của đỉnh Olympia, kiến trúc tuyệt vời của những kim tự tháp.. Nhưng khi ta chiêm ngưỡng ngôi đền ở Ephesus nổi lên giữa mây trời, tất cả những kỳ quan kia đều bị che khuất”.

Vậy điều gì đã xảy ra với ngôi đền vĩ đại này? Điều gì khiến Ephesus từ một cảng thương mại tấp nập thành một vũng bùn lầy? Tất cả là bí ẩn của thế giới cổ đại đang chờ chúng ta khám phá.

1767377292-af0a29801a-832582-5445.jpg


Đền thờ nữ thần Artemis

Là thành phố được nữ thần Artemis bảo trợ, đền thờ đầu tiên dành tặng vị nữ thần đồng trinh này được xây dựng vào khoảng năm 800 trước Công Nguyên trên một dải đất bên sông, gần Ephesus, Hy Lạp. Nữ thần Artemis đối với người dân Ephesus có phần khác với tín ngưỡng của người dân Athens.

Nếu như trong niềm tin của Athens, Artemis là nữa thần thợ săn thì đối với người Ephesus, Artemis là nữa thần của sự màu mỡ và thường được vẽ với những quả trứng, hay có nhiều bầu ngực, kéo từ eo đến vai, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

artemis-with-animals-flanki-832582-3188.jpg


Ngôi đền đầu tiên có chứa một hòn đá thiêng, được cho là rơi xuống từ sao Thổ, sao của thần Zeus. Nó bị phá hủy và xây dựng lại khá nhiều lần trong vài trăm năm sau đó. Vào năm 600 trước công nguyên, thành phố Ephesus dần trở thành cảng thương mại lớn và một kiến trúc sư tên là Chersiphron đã quyết định xây dựng một ngôi đền mới, rộng lớn hơn, bằng những cột đá cao. Tuy nhiên, ngôi đền này cũng không đứng vững lâu.

Vào năm 550 trước Công nguyên, vua Croesus của xứ Lydia đã xâm chiếm Ephesus và phá hủy ngôi đền. Rất nhiều ngôi đền Artemis khác đã được dựng lên để thế chỗ, những chưa có một ngôi đền nào xứng tầm với nữ thần và tất cả đều bị phá hủy.

Công cuộc xây dựng đền thờ Artemis vĩ đại

Sau đám cháy lớn phá hủy đền thờ Artemis cuối cùng, người dân Ephesus lại tiếp tục ao ước đến một ngôi nhà mới cho nữ thần của họ. Khi ấy, Ephesus đã trở thành thành phố sầm uất nhất trong khối Tiểu Á và họ có đủ tiềm lực để xây dựng ngôi đền vĩ đại.

the-mausoleum-at-halicarnas-832582-2241.jpg


Ngôi đền được xây dựng trên vùng đất ướt trước đó từng tọa lạc các ngôi đền khác. Các văn tự cổ nói rõ đền thờ Artemis này chính là công trình đầu tiên được xây bằng đá cẩm thạch. Đền thờ có 36 cột, với rất nhiều kiệt tác nghệ thuật bên trong, nổi bật là tượng đồng của bốn người phụ nữ Amazon. Theo truyền thuyết, chính những người Amazon đã chạy trốn khỏi Hercules, đến Ephesus và xây dựng thành phố tại đây.

ephesus-library-p9120071-832582-5320.jpg


Người dân Ephesus ước lượng họ sẽ mất 60 năm để xây công trình này, nhưng trên thực tế, họ đã dành ra tới 120 năm cho nó.

Vào năm 333 trước công nguyên, Alexander Đại Đế đã ghé qua Ephesus và đền thờ vẫn đang trong quá trình xây dựng. Ông bày tỏ ý muốn tài trợ về mặt tài chính cho công trình với điều kiện thành phố vinh danh ông là người xây dựng nó, nhưng người đứng đầu Ephesus đã từ chối rất khéo: “Thật không phải lẽ khi một vị thần (chỉ Alexander Đại đế) lại phải xây đền thờ cho một vị thần khác”. Alexander hoàn toàn đồng ý với lời nói này và rút bỏ ý định đó.

ephesus-temple-of-artemis-832582-3548.jpg


Trong quá trình xây dựng, một sự cố đã xảy ra, một phần cột đá quá nặng và nó đè xuống công trình. Đêm đó, vị kiến trúc sư chính đã mơ thấy nữ thần Artemis hứa với ông rằng thần sẽ di chuyển hòn đá đến vị trí hợp lý. Sáng hôm sau khi kiến trúc sư tỉnh dậy, viên đá quả nhiên đã nằm đúng vị trí.

Thiên Chúa giáo dẫn đến cái kết của sự tôn thờ Artemis

Thành phố vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng vài trăm năm sau đó và trở thành điểm đến của những người hành hương. Người dân Ephesus thậm chí còn phát triển nền công nghiệp sản xuất những mặt hàng souvenir có hình nữ thần Artemis trong đền.

hadrian-temple-temple-of-h-832582-2587.jpg


Chỉ đến khi một người đàn ông mang tên St.Paul tới thành phố để truyền đạo Thiên Chúa, mọi sự đã thay đổi. Vào năm 286 trước Công nguyên dưới sự tấn công mãnh liệt của những giáo dân Thiên chúa, đền thờ Artemis và cả thành phố suy tàn. Ngôi đền được xây dựng lại lần nữa nhưng đến năm 391 lại bị đế chế La Mã đóng cửa. Ephesus cũng nhanh chóng mất đi vị thế của một thành phố thương mại sầm uất khi con sông hướng ra biển lớn bị lấp, để lại ở Ephesus những đầm lầy lớn và tàn tích của một thời hoàng kim đã qua.

temple-of-artemis-c-becklec-832582-3027.jpg


Theo xzone
 
Phần IV: Lăng mộ đẹp nhất thế giới Mausolus

Lăng mộ làm bằng đá cẩm thạch, mang kiến trúc của ba nền văn minh rực rỡ cổ đại.Cả quần thể kiến trúc nằm ở trung tâm của một sân lớn bằng đá. Các cầu thang được tạc từ đá, có họa tiết sư tử tượng trưng cho quyền lực. Dọc theo những bức tường bao bọc khoảng sân trong là vô vàn bức tượng về các vị thánh thần.

Vào năm 337 trước công nguyên, thành phố Halicarnassus là thủ đô của một vương quốc nhỏ thuộc khu vực Tiểu Á, nằm dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Chính vào năm đó, người trị vì của miền đất này: Hecatomnus băng hà, truyền lại ngôi báu cho con trai ông là Mausolus, người đã có công mở rộng bờ cõi của vương quốc Tiểu Á này ngày càng rộng về phía Tây Nam.

Mausolus và hoàng hậu của mình là Artemisia đã cai trị Halicarnassus trong vòng 24 năm và trong suốt 24 năm này, ông đã xây dựng rất nhiều công trình theo phong cách Hy Lạp cổ đại nổi tiếng vì đam mê kiến trúc và lối sống của người dân Hy Lạp.

remains-of-the-mausoleum-of-832583-3848.jpg


Năm 353 trước công nguyên, Mausolus băng hà, để lại hoàng hậu Artemisia trong đau khổ. Để tưởng niệm người chồng, cũng là anh trai của mình (luật pháp cổ cho phép người trị vì lấy chị ruột của mình), Artemisia đã quyết định xây dựng cho ông một lăng mộ đẹp nhất thế giới. Lăng mộ Mausolus nổi tiếng đến độ tất cả các lăng mộ ngày nay đều được gọi là mausoleum, một từ phái sinh từ tên của vị vua này.

41-skopas-bryaxis-832583-1918.jpg


Artemisia đã gửi một bức thư tới Hy Lạp để xin họ gửi tới Tiểu Á những nghệ sĩ tài ba nhất mọi thời đại trong đó có Satyros và Pytheos, những người đã thiết kế hình dáng tổng thể của khu lăng mộ. Rất nhiều nhà điêu khắc tài năng cũng đã được gửi tới để thực hiện những bức tượng trong đền, trong đó có Scopas xứ Paros, người chịu trách nhiệm xây lại đền thờ Artemis ở Ephesus, một trong bảy kỳ quan còn lại.

hand-coloured-engraving-mau-832583-6231.jpg


Mỗi điêu khắc gia đã chọn một mặt của lăng mộ để trang trí, cùng với họ là hàng trăm thợ thủ công điêu luyện. Họ đã cùng nhau hoàn thành lăng mộ theo 3 phong cách văn hóa khác nhau: Ai Cập, Hy Lạp và Lycian.

amazonomachy-halicarnassus-832583-2959.jpg


Ngôi mộ nằm trên một ngọn đồi cao nhìn bao quát xuống toàn cảnh thành phố. Cả quần thể kiến trúc nằm ở trung tâm của một sân lớn bằng đá. Các cầu thang được tạc từ đá, có họa tiết sư tử tượng trưng cho quyền lực. Dọc theo những bức tường bao bọc khoảng sân trong là vô vàn bức tượng về các vị thánh thần.

mau1-832583-4161.jpg


Lăng mộ được làm từ đá cẩm thạch, cả khu lăng mộ có hình vuông, với rất nhiều hình điêu khắc thể hiện các tích trong thần thoại Hy Lạp. Chỉ năm sau cái chết của vị vua, hoàng hậu Artemisia cũng qua đời và bà cũng được chôn cất tại đây.

alter-of-the-mausoleum-of-h-832583-2201.jpg


Lăng mộ đứng vững đến tận thế kỷ 13, cho đến khi những người lính thập tự chinh của Anh kéo tới Tiểu Á. Đầy nhiệt huyết nhưng thiếu hoàn toàn sự tôn trong với nền văn minh cổ đại, họ đánh chiếm thành phố và phá sập lăng mộ Mausolus để lấy đá cẩm thạch để xây dựng công trình của họ: tòa lâu đài Bodrum ở Anh, vẫn còn đứng vững đến ngày nay.

amazonomachy-halicarnassus-832583-2959.jpg


Thi hài của vua Mausolus và người vợ yêu quý đều bị mất tích. Có giả thuyết cho rằng những người dân đã giấu thi hài vị vua của họ trước khi quân thập tự đến. Có người lại cho rằng chính những người lính thập tự đã quật mộ họ lên để lấy đi những châu báu được chôn chung trong quan tài. Một di tích từng được coi là kỳ quan văn hóa đã biến mất vào mây khói, như chưa từng có thời kỳ vàng son.

mausoleum-of-halicarnassus-832583-4451.jpg
 
Phần V: Đại kim tự tháp


Đại kim tự tháp ở Giza có kiến trúc kỳ vĩ, là bí ẩn lớn của văn minh nhân loại.


Cao 146 mét, được xây dựng từ 2.300.000 tảng đá lớn, mỗi tảng nặng tới 2,5 tấn... đó là những thông số ban đầu về một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất mọi thời đại, một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại và là kỳ quan duy nhất vẫn còn tồn tại và đứng vững đến tận ngày nay. Đó là kim tự tháp Khufu (còn gọi là Kheops) ở Giza, Ai Cập.

pyramids-of-giza-832586-9167.jpg


Những ghi chép đầu tiên về kim tự tháp Khufu là do một nhà sử học Hy Lạp, Herodotus của xứ Halicanassus, ghi lại. Ông đến thăm Ai Cập vào khoảng năm 450 trước công nguyên và đã ghi lại mọi cảm xúc, ấn tượng của ông về công trình vĩ đại này. Theo những gì ghi lại trong tài liệu của Herodotus, kim tự tháp Ai Cập đã được xây dựng trong 20 năm với sự góp sức của hơn 100.000 nô lệ.

great-sphinx-chephren-pyra-832586-9692.jpg


Kim tự tháp này được xây dựng trong cụm 3 kim tự tháp kỳ bí ở Giza và là kim tự tháp lớn nhất còn được gọi là Đại kim tự tháp, là nơi thờ cúng pharaoh Khufu, một vị pharaoh được người dân Ai Cập tôn vinh như một vị thần linh.

giza-plateau-great-sphinx-832586-3434.jpg


Khi mới xây, kim tự tháp Khufu trông rất khác so với những gì chúng ta thấy ngày nay. Lớp vỏ ngoài của nó là đá vôi trắng với bề mặt mịn màng thay vì thô ráp như ngày nay. Ở đỉnh của kim tự tháp có một lớp vỏ đá bọc vàng để khiến kim tự tháp tỏa sáng trong ánh, tuy nhiên ngày nay nó đã bị đánh cắp.

giza-pyramids-egypt21-832586-8844.jpg


Có thể nói kim tự tháp Khufu là một trong những công trình bí ẩn nhất mọi thời đại. Qua giám định, người ta thấy được góc nghiêng lệch của kim tự tháp sát với 52 độ, nghĩa là vừa chuẩn để có độ vững chắc cao nhất, giúp nó đứng vững dù có gió to hay động đất.

ancient-egypt-pyramids-832586-8488.jpg


Những tảng đá của kim tự tháp nặng tới hàng tấn, giữa các tảng đá lại không hề có chất kết dính, vậy mà chúng vẫn được xếp lại với nhau rất chặt chẽ. Câu hỏi đặt ra là với kỹ thuật của những người cổ đại cách chúng ta ít nhất hơn 4.000 năm, liệu có phải kim tự tháp là sản phẩm của người dân Ai Cập hay của một thế lực siêu nhiên khác từng đến trái đất.

great-pyramid-of-giza-edge-832586-8109.jpg


Mặc dù rất nhiều người tin rằng đại kim tự tháp là lăng mộ nhưng trên thực tế, trong vương thất và hậu thất của nơi này, hoàn toàn không có một xác ướp nào, cũng không có một dấu hiệu nào chứng tỏ nó từng bị người ngoài đi vào hay trộm thăm khám. Chức năng của đại kim tự tháp càng trở thành một màn sương mơ hồ với các nghiên cứu của những nhà khoa học.

3195381-ancient-egyptian-py-832586-6412.jpg


Theo xzone
 
Phần VI: Lãnh địa của thần mặt trời


Trong thần thoại Hy Lạp, có một hòn đảo bí ẩn được mệnh danh là lãnh địa của thần mặt trời tối cao. Đó là hòn đảo Rhodes, ở bờ biển Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.


Đảo Rhodes là một trung tâm thông thường sầm uất của Hy Lạp cổ đại với các nước trong khu vực Tiểu Á và Địa Trung Hải và là cái nôi của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Năm 408 trước Công Nguyên, ba tiểu bang trên đảo thống nhất thành một quốc gia Rhodes, và còn có ý định thôn tính cả khu vực bờ Địa Trung Hải. Điều này khiến những người Ba Tư vô cùng lo lắng và giận dữ.

7-wonders-colossus-of-rhode-832588-6341.jpg


Quân đội Ba Tư đã tiến đến đảo Rhodes công thành trong suốt một năm trời để buộc người Rhodes từ bỏ ý định mở rộng đất đai đến vùng đất của họ.Nhưng sau một năm ròng rã, họ đã thất bại và buộc phải bỏ lại toàn bộ vũ khí trước cổng thành Rhodes.
Người dân xứ Rhodes cho rằng thắng lợi của họ có được là do có sự bảo trợ của thần mặt trời và vì thế họ đã quyết định đem vũ khí của quân địch đúc thành một bức tượng thần mặt trời đồ sộ. Bức tượng được khởi xây vào năm 292 trước Công Nguyên và phải mất tới 12 năm sau, vào năm 280 trước Công Nguyên mới hoàn thành.

colossus1-832588-9556.jpg


Bức tượng nhìn ra bến cảng và theo nhiều ghi chép lịch sử là một tượng bán khỏa thân với hình ảnh thần mặt trời ôm một chiếc áo choàng trên cái tay. Bệ đá của tượng được xây bằng đá cẩm thạch trắng, cao lớn hơn rất nhiều so với các bệ đá của những tượng cùng thời.

Bức tượng đã trở thành cảm hứng cho thi ca, hội họa của người Rhodes, trong số đó phải kể đến những bức tranh từ thế kỷ 11.

colossus-of-rhodes-832588-6156.jpg


the-colossus-of-rhodes-832588-8025.jpg


Tuy nhiên, bức tượng thần vĩ đại này chỉ tồn tại trong lịch sử có 55 năm. Năm 225 trước Công Nguyên, một trận động đất lớn đã xảy ra khiến bức tượng hoàn toàn sụp đổ, chỉ còn đôi chân trên bệ đá trong khi đầu và thân tượng đều vỡ vụn. Người dân đảo Rhodes cho rằng đó là ý muốn của thánh thần nên không ai dám đụng đến những mảnh vỡ và cứ để nguyên chúng ở hiện trạng sau khi sụp đổ.

colossus-rhodes-832588-7661.jpg


large-colossus-of-rhodes-01-832588-7309.jpg


Điều kỳ lạ là 1.000 năm sau đó, những mảnh vỡ này đột ngột biến mất không rõ tăm tích. Người dân đảo Rhodes nghi ngờ chính các vị vua của đế quốc La Mã đã cho thuộc hạ đánh cắp các mảnh vỡ này đưa về nước mình. Cũng có ý kiến cho rằng những người Ả Rập đã lấy đi những miếng vỡ này vào thế kỷ 12. Những tàn tích còn lại của một bức tượng hoành tráng nay ở đâu? Làm cách nào những kẻ đánh cắp mang giấu được những mảnh vỡ thần thánh này? Tất cả vẫn còn chìm trong màn sương che phủ đầy bí ẩn của lịch sử.

cor-1-832588-8218.jpg


cor-3-832588-3092.jpg
 
Phần VII : Hải đăng Alexandria

Năm 336 trước Công Nguyên, Alexander, mới 20 tuổi, kế vị ngôi vua, trở thành vị hoàng đế trẻ tuổi của Macedon, một bang ở miền Bắc Hy Lạp cổ đại. Ông đã thống lĩnh liên quân Hy Lạp viễn chinh 10 năm, kéo quân sang cả ba lục địa lớn Á, Âu, Phi, làm nên một vương nghiệp lừng lẫy. Vị hoàng để trẻ được tôn vinh là Alexander đại đế.

11-832593-9891.jpg



Ptoleme, một vị vua đời sau của Ai Cập vì quá ngưỡng mộ vị đại đế này đã quyết định xây dựng một ngọn hải đăng trên hòn đảo Pharos, Alexandria, Ai Cập, làm tín hiệu thông báo và cũng là để bất tử hóa cái tên của Alexander đại đế.

pharos-lighthouse02-832593-7960.jpg


Ngay sau khi xây dựng, hải đăng Alexandria với chiều cao 117m, tương đương với tòa nhà 40 tầng, lập tức trở thành công trình cao nhất thế giới cổ đại.

pharos-lighthouse-832593-7566.jpg



pharosdali2-832593-5366.jpg



Ngọn hải đăng được xây từ đá hoa cương và cẩm thạch, bốn bên đều khắc đầy những bức tượng tinh xảo, đẹp đẽ. Bên trong tháp có rất nhiều phòng cho các nhà thiên văn học. Đài quan sát trên đỉnh hải đăng là một phòng hoa tiêu và một ngọn đèn khổng lồ. Đỉnh hải đăng là tượng thần biển Poseidon cao 7 mét. Theo ghi chép cổ đại, phía bên trong ngọn hải đăng có một chiếc gương có độ phản chiếu rất xa, khiến các tàu thuyền cách xa đến 50km vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng. Đó là lý do nó được ca ngợi là viên minh châu giữa biển trời Địa Trung Hải.

the-great-lighthouse-at-ale-832593-6972.jpg



Truyền thuyết còn cho rằng ánh sáng từ hải đăng có thể sử dụng để đốt cháy chiến thuyền địch trước khi chúng cập bờ. Ngọn hải đăng tồn tại rất nhiều năm sau đó, trải qua nhiều sóng gió dập vùi cho đến năm 1303, một trận động đất lớn xảy ra khiến ngọn hải đăng sụp đổ hoàn toàn, để lại dưới đáy biển sâu tàn tích của phần chân cột khổng lồ, minh chứng của một thời kỳ văn minh rực rỡ của con người.

pharos-closeup-large-832593-7654.jpg
 
những kì quan này thể hiện sức sáng tạo phi thường và sức mạnh chinh phục thiên nhiên vậy mà không thể tồn tại theo thời gian và chúng ta không thể ngắm nó nguyên vẹn :KSV@16::KSV@16::KSV@16::KSV@16:
 
×
Quay lại
Top Bottom