- Tham gia
- 11/3/2017
- Bài viết
- 1.144
Trong các mối quan hệ, ai cũng mong muốn được đối xử một cách chân thành. Tuy nhiên, bạn sẽ khó tránh khỏi gặp những người dối trá.
Dưới đây là 7 cách nhận biết người nói dối mà bạn nên lưu ý.
1. Tránh dùng nhân xưng ngôi thứ nhất
Các nhà tâm lý học thuộc trường đại học Hertfordshire (Mỹ) cho biết: Con người lúc nói dối theo bản năng sẽ tránh dùng nhân xưng ngôi thứ nhất. Ví dụ, một người muốn báo cho bạn biết sẽ thất hẹn vì xe hư, họ sẽ có xu hướng nói: “Xe hư rồi” chứ không phải là “Xe tôi hư rồi”.
2. Né tránh một vấn đề nào đó
Khi bạn liên tục hỏi một người muốn nói dối cùng một vấn đề, họ sẽ rất dễ bực bội, câu nói thường thấy là: “Chẳng phải tôi đã nói với cậu rồi sao?”. Sau đó biểu hiện của họ sẽ càng giận dữ, khó chịu hơn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nói dối khác, đó là: “Có lẽ tôi nên nói thẳng với cậu, chuyện là thế này…” Thật sự thì họ không muốn trả lời vấn đề và có thể cho bạn một câu chuyện không thật.
3. Ánh mắt nhìn sang phải, hướng lên
Người nói dối sẽ không nhìn vào mắt bạn, nhưng kẻ dối trá thông minh sẽ nhìn chằm chằm vào mắt bạn! Không những thế, các nhà tâm lý học còn phát hiện, đa số những người đang nói dối thì nhãn cầu của họ sẽ nhìn sang bên phải theo hướng lên trên. Ngược lại, khi một người đang nhớ lại một câu chuyện chân thật hay đang nói những lời thật lòng thì ánh mắt họ sẽ nhìn sang trái và hướng lên.
4. Ghi nhớ mọi chi tiết nhỏ
Rất ít người có thể nhớ hết mọi chi tiết nhỏ, nhưng người nói dối sẽ không phạm sai lầm này. Trong đầu họ vốn đã vạch ra cả một câu chuyện, một quá trình cụ thể rõ ràng trước khi nói với bạn, cho nên họ có thể nhớ cả những tình tiết rất nhỏ.
5. Bất giác nâng cao giọng
Khi nói dối, con người có xu hướng cao giọng một cách vô thức, bởi trong tiềm thức họ luôn muốn che đậy sự dối trá của mình.
6. Nụ cười “lệch”
Các nhà tâm lý học thuộc trường đại học Pittsburgh (Mỹ) phát hiện: Nụ cười chân thật luôn cân bằng, hai bên mặt rất đối xứng. Nụ cười này đến nhanh nhưng từ từ mới biến mất. Ngược lại, nụ cười giả tạo thường đến rất chậm, hai bên mặt không cân đối, đồng thời ánh mắt không hề có niềm vui.
7. Sờ mũi không tự chủ
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha phát hiện rằng: Con người khi nói dối thì mặt sẽ đỏ lên, mũi bỗng dưng có cảm giác nóng, thậm chí còn có chút phồng lên. Vì vậy, người nói dối sẽ cảm thấy mũi khó chịu và trong vô thức sờ lên nó. Ngoài ra, câu trả lời của họ sẽ trở nên ngắn gọn, ngón tay như thừa thãi và vô thức sẽ muốn sờ vào một bộ phận nào đó trên cơ thể. Đây là một trong những cách nhận biết người nói dối phổ biến.
Bài: Tạ Lê Phương
Dưới đây là 7 cách nhận biết người nói dối mà bạn nên lưu ý.
1. Tránh dùng nhân xưng ngôi thứ nhất
Các nhà tâm lý học thuộc trường đại học Hertfordshire (Mỹ) cho biết: Con người lúc nói dối theo bản năng sẽ tránh dùng nhân xưng ngôi thứ nhất. Ví dụ, một người muốn báo cho bạn biết sẽ thất hẹn vì xe hư, họ sẽ có xu hướng nói: “Xe hư rồi” chứ không phải là “Xe tôi hư rồi”.
2. Né tránh một vấn đề nào đó
Khi bạn liên tục hỏi một người muốn nói dối cùng một vấn đề, họ sẽ rất dễ bực bội, câu nói thường thấy là: “Chẳng phải tôi đã nói với cậu rồi sao?”. Sau đó biểu hiện của họ sẽ càng giận dữ, khó chịu hơn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nói dối khác, đó là: “Có lẽ tôi nên nói thẳng với cậu, chuyện là thế này…” Thật sự thì họ không muốn trả lời vấn đề và có thể cho bạn một câu chuyện không thật.
3. Ánh mắt nhìn sang phải, hướng lên
Người nói dối sẽ không nhìn vào mắt bạn, nhưng kẻ dối trá thông minh sẽ nhìn chằm chằm vào mắt bạn! Không những thế, các nhà tâm lý học còn phát hiện, đa số những người đang nói dối thì nhãn cầu của họ sẽ nhìn sang bên phải theo hướng lên trên. Ngược lại, khi một người đang nhớ lại một câu chuyện chân thật hay đang nói những lời thật lòng thì ánh mắt họ sẽ nhìn sang trái và hướng lên.
4. Ghi nhớ mọi chi tiết nhỏ
Rất ít người có thể nhớ hết mọi chi tiết nhỏ, nhưng người nói dối sẽ không phạm sai lầm này. Trong đầu họ vốn đã vạch ra cả một câu chuyện, một quá trình cụ thể rõ ràng trước khi nói với bạn, cho nên họ có thể nhớ cả những tình tiết rất nhỏ.
5. Bất giác nâng cao giọng
Khi nói dối, con người có xu hướng cao giọng một cách vô thức, bởi trong tiềm thức họ luôn muốn che đậy sự dối trá của mình.
6. Nụ cười “lệch”
Các nhà tâm lý học thuộc trường đại học Pittsburgh (Mỹ) phát hiện: Nụ cười chân thật luôn cân bằng, hai bên mặt rất đối xứng. Nụ cười này đến nhanh nhưng từ từ mới biến mất. Ngược lại, nụ cười giả tạo thường đến rất chậm, hai bên mặt không cân đối, đồng thời ánh mắt không hề có niềm vui.
7. Sờ mũi không tự chủ
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha phát hiện rằng: Con người khi nói dối thì mặt sẽ đỏ lên, mũi bỗng dưng có cảm giác nóng, thậm chí còn có chút phồng lên. Vì vậy, người nói dối sẽ cảm thấy mũi khó chịu và trong vô thức sờ lên nó. Ngoài ra, câu trả lời của họ sẽ trở nên ngắn gọn, ngón tay như thừa thãi và vô thức sẽ muốn sờ vào một bộ phận nào đó trên cơ thể. Đây là một trong những cách nhận biết người nói dối phổ biến.
Bài: Tạ Lê Phương
Hiệu chỉnh bởi quản lý: