- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Các kì thi sắp đến nên bài vở ngày càng “chất cao như núi”. Làm sao để teen “giải quyết” hết chúng đây?
1. Lập thời khóa biểu
Teen thường bị “hoảng loạn”, ngán ngẩm vì bài tập quá nhiều, chẳng biết nên làm cái nào trước, cái nào sau. Việc đầu tiên bạn cần làm là lập một thời khóa biểu “bé bé xinh xinh” đặt lên bàn học. Sau đó hãy sắp xếp thời gian bài nào bạn cần hoàn thành sớm, ngày nào làm kiểm tra. Bị ăn trứng do ... quên học bài là “chuối” lắm đấy!
Thời khoá biểu giúp bạn thống kê những việc phải làm
2. Kêu gọi “quyền trợ giúp”
Nếu gặp phải một bài tập nào đó quá hóc búa khiến bạn bó tay, đừng ngần ngại hỏi bố mẹ/anh chị/bạn bè/thầy cô, bất cứ ai có thể giúp bạn. Một “cái đầu” làm sao bằng “ba cái đầu” phải không? Vừa học hỏi thêm nhiều điều hay, vừa có thời gian thân thiết hơn với bố mẹ, thầy cô, ngại gì mà không thử?
Một “cái đầu” sao đọ được với ba “cái đầu”
3. Ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu đã cho thấy hoạt động của giấc ngủ ở tuổi dậy th.ì rất khác so với tuổi trưởng thành. Và teen chúng ta có khả năng bị mất ngủ nhiều hơn người lớn. Nếu não không được nghỉ ngơi đủ để “sạc” lại năng lượng thì bạn sẽ không thể tỉnh táo làm bài tốt được. Do đó, bạn nhớ lên gi.ường vào khoảng 10-11h tối và ngủ đủ ít nhất là 7h để đầu óc luôn minh mẫn.
Ngủ đủ giấc vừa khỏe lại vừa đẹp
4. “Nạp” đúng dinh dưỡng
“Có thực mới vực được đạo”, nếu bụng cứ “kêu réo”, mắt mờ đi vì đói thì sao có thể tập trung làm bài được? Bạn nhớ ăn uống đúng bữa, điều độ và có đầy đủ thịt, cá, rau xanh. Cần thiết thì uống thêm sữa để cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng để teen hoạt động trí não tốt nhất nhé! Mách teen này, ăn một quả chuối vào buổi sáng là bạn đã có “kha khá” năng lượng cho cả ngày rồi!
Cà rốt chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt, cà chua và rau quả tăng cường vitamin, giúp teen luôn khoẻ trong suốt mùa thi
5. Tăng cường trí nhớ
Dĩ nhiên nếu bạn có trí nhớ tốt thì sẽ học bài nhanh và hiệu quả hơn. Bạn có thể tăng cường trí nhớ bằng các bài tập bổ ích cho não như chơi ô chữ, Sudoku, làm IQ test... Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã ứng dụng phương pháp “Loci”, nghĩa là tự viết ra một dãy số hoặc chữ rồi đọc lại để kiểm tra trí nhớ của mình.
Bạn có hay chơi trò này để tăng trí nhớ chưa?
6. Ưu tiên thứ tự bài tập
Giữa một bài tập Toán rất khó và ba bài tập Địa lý khá dễ cần hoàn thành trong một tối thì teen nên ưu tiên làm bài tập dễ trước, rồi mới đầu tư hết “chất xám” vào bài tập khó. Mùa cao điểm bạn sẽ có cực kỳ nhiều bài tập, cần biết sắp xếp “lịch” để chúng không thay nhau gây rối cho mình.
Bài tập dễ “xử” trước, bài tập khó “xơi” sau
7. Đừng tự tạo stress cho mình
Ngoài bài tập, còn cả đống thứ xung quanh khiến teen “nhức óc” không kém, thủ phạm chính là…teen chứ ai. Ví như bạn mở máy tính lên để tìm tài liệu, thế nhưng quen tay nên cứ “lướt” net rồi thấy tin “game mới ra mắt”, “ca sĩ A (mà teen hâm mộ) bị chơi xấu”… Vậy là lại lao ngay vào diễn đàn để “bình loạn”, thậm chí còn “nổi nóng” với những comment trái chiều. Thế này thì còn tâm trí đâu mà làm bài nữa? Hãy nhớ: "giờ nào việc nấy" thôi nhé. Khi đã ngồi vào bàn học, thì tập trung tuyệt đối, không để bị nhiễu bởi những mối quan tâm khác.
“Lướt net” khi đang học bài khiến teen mất tập trung
Chúc bạn luôn có cách học bài và làm bài hiệu quả nhất để chiến thắng trong những kì thi sắp tới.
TheoTiin
1. Lập thời khóa biểu
Teen thường bị “hoảng loạn”, ngán ngẩm vì bài tập quá nhiều, chẳng biết nên làm cái nào trước, cái nào sau. Việc đầu tiên bạn cần làm là lập một thời khóa biểu “bé bé xinh xinh” đặt lên bàn học. Sau đó hãy sắp xếp thời gian bài nào bạn cần hoàn thành sớm, ngày nào làm kiểm tra. Bị ăn trứng do ... quên học bài là “chuối” lắm đấy!
Thời khoá biểu giúp bạn thống kê những việc phải làm
2. Kêu gọi “quyền trợ giúp”
Nếu gặp phải một bài tập nào đó quá hóc búa khiến bạn bó tay, đừng ngần ngại hỏi bố mẹ/anh chị/bạn bè/thầy cô, bất cứ ai có thể giúp bạn. Một “cái đầu” làm sao bằng “ba cái đầu” phải không? Vừa học hỏi thêm nhiều điều hay, vừa có thời gian thân thiết hơn với bố mẹ, thầy cô, ngại gì mà không thử?
Một “cái đầu” sao đọ được với ba “cái đầu”
Các nghiên cứu đã cho thấy hoạt động của giấc ngủ ở tuổi dậy th.ì rất khác so với tuổi trưởng thành. Và teen chúng ta có khả năng bị mất ngủ nhiều hơn người lớn. Nếu não không được nghỉ ngơi đủ để “sạc” lại năng lượng thì bạn sẽ không thể tỉnh táo làm bài tốt được. Do đó, bạn nhớ lên gi.ường vào khoảng 10-11h tối và ngủ đủ ít nhất là 7h để đầu óc luôn minh mẫn.
Ngủ đủ giấc vừa khỏe lại vừa đẹp
“Có thực mới vực được đạo”, nếu bụng cứ “kêu réo”, mắt mờ đi vì đói thì sao có thể tập trung làm bài được? Bạn nhớ ăn uống đúng bữa, điều độ và có đầy đủ thịt, cá, rau xanh. Cần thiết thì uống thêm sữa để cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng để teen hoạt động trí não tốt nhất nhé! Mách teen này, ăn một quả chuối vào buổi sáng là bạn đã có “kha khá” năng lượng cho cả ngày rồi!
Cà rốt chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt, cà chua và rau quả tăng cường vitamin, giúp teen luôn khoẻ trong suốt mùa thi
Dĩ nhiên nếu bạn có trí nhớ tốt thì sẽ học bài nhanh và hiệu quả hơn. Bạn có thể tăng cường trí nhớ bằng các bài tập bổ ích cho não như chơi ô chữ, Sudoku, làm IQ test... Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã ứng dụng phương pháp “Loci”, nghĩa là tự viết ra một dãy số hoặc chữ rồi đọc lại để kiểm tra trí nhớ của mình.
Bạn có hay chơi trò này để tăng trí nhớ chưa?
Giữa một bài tập Toán rất khó và ba bài tập Địa lý khá dễ cần hoàn thành trong một tối thì teen nên ưu tiên làm bài tập dễ trước, rồi mới đầu tư hết “chất xám” vào bài tập khó. Mùa cao điểm bạn sẽ có cực kỳ nhiều bài tập, cần biết sắp xếp “lịch” để chúng không thay nhau gây rối cho mình.
Bài tập dễ “xử” trước, bài tập khó “xơi” sau
Ngoài bài tập, còn cả đống thứ xung quanh khiến teen “nhức óc” không kém, thủ phạm chính là…teen chứ ai. Ví như bạn mở máy tính lên để tìm tài liệu, thế nhưng quen tay nên cứ “lướt” net rồi thấy tin “game mới ra mắt”, “ca sĩ A (mà teen hâm mộ) bị chơi xấu”… Vậy là lại lao ngay vào diễn đàn để “bình loạn”, thậm chí còn “nổi nóng” với những comment trái chiều. Thế này thì còn tâm trí đâu mà làm bài nữa? Hãy nhớ: "giờ nào việc nấy" thôi nhé. Khi đã ngồi vào bàn học, thì tập trung tuyệt đối, không để bị nhiễu bởi những mối quan tâm khác.
“Lướt net” khi đang học bài khiến teen mất tập trung
TheoTiin
Hiệu chỉnh bởi quản lý: