7 cách giúp bạn từ chối một cách khéo léo

Kynang123

Kynnangchuyennghiep.vn
Tham gia
23/6/2016
Bài viết
8
13567335_1266082193409422_3366352670709067544_n.jpg

1. Tránh nói “ không “ khi đang thảo luận
Tục ngữ có câu:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.”

Một người văn minh thanh lịch phải biết cách sử dụng ngôn ngữ thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh (Học ăn, học nói, học gói, học mở). Cũng vẫn từ chối, nhưng thay vì nói “không”, bạn hãy dùng cách nói “nhẹ” hơn như “Tôi hiểu rằng…”. “Tôi không thể, vì…”. Và nên tránh “cướp lời”, lắng nghe và gật đầu để thể hiện sự cảm thông.

2. Tôi rất lấy làm tiếc và kèm theo lí do

Hãy cho người ấy thấy rằng bạn đã rất tiếc nuối và khó khăn khi từ chối ra sao. Đồng thời nêu lí do riêng của mình. Sự thẳng thắn và dứt khoát sẽ khiến đối phương tin tưởng bạn, bạn không cần phải lí giải gì nhiều nếu bạn có lí do riêng của mình.

3. Xác định năng lực và đưa ra giải pháp hợp lí

Trước khi từ chối, hãy xác định là bạn không thể thỏa mãn yêu cầu của họ, vì bạn không đủ khả năng hoặc bạn quá bận. Nếu đúng sở trường mà bạn từ chối thì bạn có thể mất uy tín, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu bạn không thích, cảm thấy không thoải và bạn biết một ai khác thích hợp cho yêu cầu đó thì hãy giới thiệu cho người cần giúp.

4. Lời đề nghị đó rất tuyệt, nhưng tiếc quá

Hãy khen một cách thành tâm, sau đó lấy làm tiếc vì không thể đồng ý được. Ví dụ như bạn bè muốn bạn đi liên hoan sau khi kết thúc học kì, bạn có thể nói rằng: “Mình cực kì thích đi các buổi liên quan, lúc đó không khí lớp sôi động hẳn, không giống như lúc phải học hành. Nhưng tiếc quá, tuần này mình không thể đi được, chúng ta còn gặp nhau trên lớp dài dài mà”.

5. Mỉm cười khi nói: ừm … không được đâu

Nếu ai đó muốn bạn làm điều gì đó cho họ nhưng bạn không thể, hãy trả lời câu này. Có thể áp dụng nếu đối phương không thân lắm với bạn. Hãy “ừm” sau đó ngưng một lúc rồi mới trả lời, để cho người ấy thấy, bạn cũng khó xử khi phải khước từ.

6. Di chuyển

Nếu bạn đột nhiên căng thẳng hay có bất kỳ động thái nào khác khi nói không, người khác sẽ nhận được hồi chuông báo động răng sự kiên trì của họ có thể mang lại kết quả. Chỉ có một sự di chuyển mà tôi đề nghị bạn là cái lắc đầu kèm theo.

7. Quan tâm và cảm thông

Hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của đối phương, chú ý những gì họ nói ngoài những từ ngữ không đẹp mà họ nói. Đừng “nhiễm” cơn nóng của họ hoặc đừng “đổ dầu vào lửa”.

Biết rằng không dễ để từ chối, nhưng hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn từ chối. Khi bạn nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối của bạn hơn.

Giúp được ai đó là điều rất vui nhưng đôi khi bạn cũng nên học cách trút bỏ những việc không muốn làm.

> Tham khảo kỹ năng giao tiếp hiệu quả tại web học kỹ năng trực tuyến:
https://www.kynangchuyennghiep.vn/ky-nang-giao-tiep-hieu-qua/
 
×
Quay lại
Top Bottom