- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Bạn sẽ 'xơi gọn' mọi kế hoạch nếu thực hiện đúng những bí kíp sau.
1. Cam kết
Khi bạn đã lập ra được kế hoạch của mình (phải thực tế và có thể thực hiện được đấy nhé), hãy bắt tay vào làm việc thôi. Phần khó khăn nhất của bất cứ kế hoạch nào cũng chính là sự khởi đầu. Tuy nhiên, một khi bạn đã vượt qua được những bước đầu tiên, bạn đang tiến dần đến thành công đấy!
Nếu bạn làm điều gì đó liên tục 21 lần nó sẽ trở thành một thói quen. Vì vậy, để bắt đầu, bạn hãy tập trung vào làm những việc được vạch ra trong kế hoạch ít nhất 21 lần nhé!
Lưu ý rằng bạn nên thay đổi cách thức hay thậm chí mục tiêu của bạn để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Lập kế hoạch không phải làm phép tính cộng, nó không cần sự chính xác tuyệt đối. Hãy tự do phát triển kế hoạch của mình theo hướng thích hợp nhé.
Ngoài ra, để có thể luôn giữ đúng cam kết với bản thân, bạn có thể tìm một nguồn cảm hứng nào đó. Cảm hứng có thể đến từ một người, hoặc một biểu tượng. Nguồn cảm hứng này sẽ là "bùa may mắn", luôn tiếp thêm sức mạnh cho bạn trong quá trình thực hiện kế hoạch của mình. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản, hãy lôi nguồn cảm hứng này ra và tiếp tục phấn đấu.
2. Thực hiện từng bước nhỏ
Bạn không thể thành công ngay lập tức, cũng như không thể hoàn thành kế hoạch của mình chỉ trong một đêm. Hãy bắt đầu từng bước nhỏ, và nhớ điều chỉnh nhịp điệu cũng như cách làm cho phù hợp với tình hình.
Khi thực hiện kế hoạch, hãy thử thách chính mình. Nếu chạy bộ 1km trở nên dễ dàng sau 1 tháng, hãy tăng lên 1.5km. Nếu vẽ ngôi nhà có hai cửa sổ đã thành thạo, hãy thử vẽ con thỏ xem nào. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mọi việc bắt đầu trở nên dễ dàng, hãy nâng dần độ khó các nhiệm vụ của bạn. Đừng lo lắng về việc mất bao nhiêu thời gian bạn có thể làm được như vậy, khi khả năng của bạn được bồi đắp thường xuyên, bạn sẽ trở nên ngày một giỏi giang hơn đấy.
Một cách để luôn giữ tinh thần chiến đấu cao độ là coi các thất bại là “những thử nghiệm”. Cách này không được, mình thử cách khác. Nếu thành công, đó chính là thành quả của bạn. Hãy ghi chú lại những thành quả này. Điều này sẽ giúp bạn hình thành sự tự tin nhanh hơn và sâu sắc hơn.
3. Chấp nhận thất bại
Bạn không thể tránh khỏi thất bại. Đó là một phần của cuộc sống. Thất bại là một cách thể hiện đơn giản cách làm nào đúng, cách làm nào sai. Nó cũng giúp bạn khám phá ra khả năng của mình, và những điều bạn cần phải làm để tiến tới mục tiêu của mình. Cuộc sống là thử nghiệm và sai lầm. Khi bạn mắc sai lầm, bạn sẽ rút kinh nghiệm, “trở lại và lợi hại hơn xưa” đấy.
4. Tự tin
Ai cũng có sự tự tin trong chính bản thân mỗi người, chỉ có điều, mọi người có tìm thấy nó chưa mà thôi. Tuy nhiên, giữa tự tin và tự phụ có ranh giới mà bạn không nên vượt qua. Tự tin là điều tuyệt vời, nhưng tự phụ lại là “dìm” người khác xuống.
Hãy cố gắng khiêm tốn trong khi vẫn nỗ lực hoàn thành mục tiêu và trở thành con người mẫu mực bạn đã xây dựng nên. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn có được sự tôn trọng của người khác, mà bạn cũng sẽ cảm thấy tuyệt vời hơn so với việc bạn chê bai người khác để tôn bản thân lên. Sự khiêm tốn và tự hào thực sự toát lên từ sự trung thực với chính mình và không dùng thành công của mình để cản bước người khác.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Bất cứ ai, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, đều có thể trở thành nguồn động viên của bạn. Bạn không cần phải kể lể chi tiết kế hoạch của mình cho mọi người nghe, chỉ cần nêu ý tưởng chung của kế hoạch của bạn, và mọi người sẽ hỗ trợ và khuyến khích khi bạn cần năng lượng để tiếp tục thực hiện.
6. Phát triển trực giác của bạn
Trực giác xuất phát từ kinh nghiệm và bản năng. Bạn hãy dùng kinh nghiệm của mình để xác định những việc có thể xuôi theo bản năng, những việc nào cần phải suy nghĩ trước khi quyết định. Với những việc như chọn trường đại học, hay chọn hướng đi sau đại học, bạn phải suy nghĩ thật kỹ, vì những quyết định đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả cuộc đời của bạn.
Ngoài những típs rên, bạn cũng nhớ là:
- Kiểm soát thời gian. Mỗi người đều chỉ có một quỹ thời gian nhất định mà thôi, hãy tận dụng nó ngay khi bạn có thể.
- Yêu quý bản thân mình. Đừng kỳ vọng người khác sẽ tôn trọng bạn khi bạn không thể tôn trọng và chấp nhận chính bản thân mình.
- Mỉm cười và sống tích cực. Điều này sẽ giúp tinh thần của bạn phấn chấn và học tập, làm việc có hiệu quả hơn nhiều đấy.
Điều quan trọng nhất của một kế hoạch chính là việc bạn có thực hiện nó hay không.
Nếu bạn không thực hiện, nó chỉ mãi nằm trên bàn học mà thôi. Vì thế, hãy áp dụng các típs của chúng tớ, thực hiện ngay và luôn các kế hoạch hoành tráng của các bạn nha!
1. Cam kết
Khi bạn đã lập ra được kế hoạch của mình (phải thực tế và có thể thực hiện được đấy nhé), hãy bắt tay vào làm việc thôi. Phần khó khăn nhất của bất cứ kế hoạch nào cũng chính là sự khởi đầu. Tuy nhiên, một khi bạn đã vượt qua được những bước đầu tiên, bạn đang tiến dần đến thành công đấy!
Nếu bạn làm điều gì đó liên tục 21 lần nó sẽ trở thành một thói quen. Vì vậy, để bắt đầu, bạn hãy tập trung vào làm những việc được vạch ra trong kế hoạch ít nhất 21 lần nhé!
Lưu ý rằng bạn nên thay đổi cách thức hay thậm chí mục tiêu của bạn để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Lập kế hoạch không phải làm phép tính cộng, nó không cần sự chính xác tuyệt đối. Hãy tự do phát triển kế hoạch của mình theo hướng thích hợp nhé.
Ngoài ra, để có thể luôn giữ đúng cam kết với bản thân, bạn có thể tìm một nguồn cảm hứng nào đó. Cảm hứng có thể đến từ một người, hoặc một biểu tượng. Nguồn cảm hứng này sẽ là "bùa may mắn", luôn tiếp thêm sức mạnh cho bạn trong quá trình thực hiện kế hoạch của mình. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản, hãy lôi nguồn cảm hứng này ra và tiếp tục phấn đấu.
2. Thực hiện từng bước nhỏ
Bạn không thể thành công ngay lập tức, cũng như không thể hoàn thành kế hoạch của mình chỉ trong một đêm. Hãy bắt đầu từng bước nhỏ, và nhớ điều chỉnh nhịp điệu cũng như cách làm cho phù hợp với tình hình.
Khi thực hiện kế hoạch, hãy thử thách chính mình. Nếu chạy bộ 1km trở nên dễ dàng sau 1 tháng, hãy tăng lên 1.5km. Nếu vẽ ngôi nhà có hai cửa sổ đã thành thạo, hãy thử vẽ con thỏ xem nào. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mọi việc bắt đầu trở nên dễ dàng, hãy nâng dần độ khó các nhiệm vụ của bạn. Đừng lo lắng về việc mất bao nhiêu thời gian bạn có thể làm được như vậy, khi khả năng của bạn được bồi đắp thường xuyên, bạn sẽ trở nên ngày một giỏi giang hơn đấy.
Một cách để luôn giữ tinh thần chiến đấu cao độ là coi các thất bại là “những thử nghiệm”. Cách này không được, mình thử cách khác. Nếu thành công, đó chính là thành quả của bạn. Hãy ghi chú lại những thành quả này. Điều này sẽ giúp bạn hình thành sự tự tin nhanh hơn và sâu sắc hơn.
3. Chấp nhận thất bại
Bạn không thể tránh khỏi thất bại. Đó là một phần của cuộc sống. Thất bại là một cách thể hiện đơn giản cách làm nào đúng, cách làm nào sai. Nó cũng giúp bạn khám phá ra khả năng của mình, và những điều bạn cần phải làm để tiến tới mục tiêu của mình. Cuộc sống là thử nghiệm và sai lầm. Khi bạn mắc sai lầm, bạn sẽ rút kinh nghiệm, “trở lại và lợi hại hơn xưa” đấy.
Đừng để kế hoạch chỉ nằm trên giấy. Hãy bắt tay vào thực hiện ngay và luôn! Ảnh: Yded
4. Tự tin
Ai cũng có sự tự tin trong chính bản thân mỗi người, chỉ có điều, mọi người có tìm thấy nó chưa mà thôi. Tuy nhiên, giữa tự tin và tự phụ có ranh giới mà bạn không nên vượt qua. Tự tin là điều tuyệt vời, nhưng tự phụ lại là “dìm” người khác xuống.
Hãy cố gắng khiêm tốn trong khi vẫn nỗ lực hoàn thành mục tiêu và trở thành con người mẫu mực bạn đã xây dựng nên. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn có được sự tôn trọng của người khác, mà bạn cũng sẽ cảm thấy tuyệt vời hơn so với việc bạn chê bai người khác để tôn bản thân lên. Sự khiêm tốn và tự hào thực sự toát lên từ sự trung thực với chính mình và không dùng thành công của mình để cản bước người khác.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Bất cứ ai, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, đều có thể trở thành nguồn động viên của bạn. Bạn không cần phải kể lể chi tiết kế hoạch của mình cho mọi người nghe, chỉ cần nêu ý tưởng chung của kế hoạch của bạn, và mọi người sẽ hỗ trợ và khuyến khích khi bạn cần năng lượng để tiếp tục thực hiện.
6. Phát triển trực giác của bạn
Trực giác xuất phát từ kinh nghiệm và bản năng. Bạn hãy dùng kinh nghiệm của mình để xác định những việc có thể xuôi theo bản năng, những việc nào cần phải suy nghĩ trước khi quyết định. Với những việc như chọn trường đại học, hay chọn hướng đi sau đại học, bạn phải suy nghĩ thật kỹ, vì những quyết định đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả cuộc đời của bạn.
Ngoài những típs rên, bạn cũng nhớ là:
- Kiểm soát thời gian. Mỗi người đều chỉ có một quỹ thời gian nhất định mà thôi, hãy tận dụng nó ngay khi bạn có thể.
- Yêu quý bản thân mình. Đừng kỳ vọng người khác sẽ tôn trọng bạn khi bạn không thể tôn trọng và chấp nhận chính bản thân mình.
- Mỉm cười và sống tích cực. Điều này sẽ giúp tinh thần của bạn phấn chấn và học tập, làm việc có hiệu quả hơn nhiều đấy.
Điều quan trọng nhất của một kế hoạch chính là việc bạn có thực hiện nó hay không.
Nếu bạn không thực hiện, nó chỉ mãi nằm trên bàn học mà thôi. Vì thế, hãy áp dụng các típs của chúng tớ, thực hiện ngay và luôn các kế hoạch hoành tráng của các bạn nha!
Theo eHow