- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Chiếc bánh dân dã đến bình dị đấy lại là nguyên liệu không thể thiếu để cho ra đời những món ăn ngon.
Hình ảnh chiếc bánh tráng đã trở nên quen thuộc, từ Nam ra Bắc đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp, từ gánh hàng trong trên phố hay trên bàn ăn của một nhà hàng sang trọng nào đó.
Nguyên liệu chính làm bánh tráng là bột gạo, được tráng mỏng trên nồi hơi và đem phơi khô. Tùy từng vùng mà có tên gọi khác nhau, người miền Bắc gọi là bánh đa, còn bánh tráng hay bánh đập là tên gọi của người miền Trung và miền Nam.
Cách chế biến bánh tráng đơn giản nhất là nướng giòn và thưởng thức, ngoài ra bánh tráng còn là nguyên liệu chính để làm nên nhiều món ăn ngon như: gỏi cuốn, nem rán, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng trứng cút, bánh tráng mạch nha...ngoài ra nhiều món ăn không thể thiếu bánh tráng như: cá lóc nướng, cá hấp, bò bía, bò lá lốt...
Dưới đây là một vài món ăn ngon được làm từ bánh tráng
1. Bánh tráng trộn
Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon.
Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Mỗi phần có giá từ 6.000 tới 10.000 đồng. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường.
Địa chỉ: Bánh tráng trộn anh Thành vỉa hè cuối đường Hòa Hảo, quận 10, TP HCM.
2. Cá lóc cuốn bánh tráng
Đây là món ăn được ưa thích ở miền Nam, những con cá lóc đồng được bắt về làm sạch, bỏ lên chảo dầu chiên vàng ươm, ăn kèm với bánh tráng và rau sống.
Địa chỉ: 28 Lê Bình, phường 4, Tân Bình, TP HCM.
3. Các món cuốn
Có nhiều món ăn được chế biến chung với bánh tráng như: gỏi cuốn, bò bía, chả giò miền Trung... các món ăn này có một đặc điểm chung là được chế biến với một lớp bánh tráng cuốn tròn bao bọc bên ngoài.
Địa chỉ: Đường An Dương Dương khu vực Đại học Sư phạm hay đường Đinh Tiên Hoàng (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM), Đại học Kinh tế trên đường Nguyễn Đình Chiểu…
4. Bánh tráng mạch nha
Bánh tráng mạch nha là một món ăn chơi của người dân xứ Quảng, món ăn giản dị với bánh tráng nếp, đường mạch nha và dừa nạo nhưng lại có sức hấp dẫn rất đặc biệt. Chiếc bánh tráng nướng vàng được quết lên trên bề mặt những sợi mạch nha vàng óng như tơ, sau đó là một lớp dừa nạo, gấp đôi lại và trao cho khách mua.
5. Bánh tráng nướng trứng cút
Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang và bánh tráng được làm từ bột gạo. Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi dàn đều nguyên liệu trên bề mặt. Vì bánh tráng nướng là loại bánh mỏng, nên khi nướng cần phải xoay tròn chiếc bánh đều tay để bánh được chín đều và không bị cháy.
Địa chỉ: Chợ Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận). Hàng bán từ 14h đến khoảng 20h.
6. Bò lá lốt
Nguyên liệu cho món ăn này gồm thịt bò, thịt lợn được băm nhuyễn, cuốn trong lá lốt và nướng trên bếp than hồng. Những cuốn bò lá lốt được nướng chín tới tỏa mùi thơm của thịt bò hòa lẫn trong hương thơm của lá lốt nước tạo thành một hương thơm không thể hấp dẫn hơn.
Địa chỉ: Đi qua góc đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1, TP HCM) khoảng hơn 50m.
----------
Ai đưa mềnh đi ăn nhở
Hình ảnh chiếc bánh tráng đã trở nên quen thuộc, từ Nam ra Bắc đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp, từ gánh hàng trong trên phố hay trên bàn ăn của một nhà hàng sang trọng nào đó.
Nguyên liệu chính làm bánh tráng là bột gạo, được tráng mỏng trên nồi hơi và đem phơi khô. Tùy từng vùng mà có tên gọi khác nhau, người miền Bắc gọi là bánh đa, còn bánh tráng hay bánh đập là tên gọi của người miền Trung và miền Nam.
Cách chế biến bánh tráng đơn giản nhất là nướng giòn và thưởng thức, ngoài ra bánh tráng còn là nguyên liệu chính để làm nên nhiều món ăn ngon như: gỏi cuốn, nem rán, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng trứng cút, bánh tráng mạch nha...ngoài ra nhiều món ăn không thể thiếu bánh tráng như: cá lóc nướng, cá hấp, bò bía, bò lá lốt...
Dưới đây là một vài món ăn ngon được làm từ bánh tráng
1. Bánh tráng trộn
Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon.
Bánh tráng sau khi trộn trở nên mềm nhưng vẫn dai. Ăn một miếng cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Mỗi phần có giá từ 6.000 tới 10.000 đồng. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường.
Địa chỉ: Bánh tráng trộn anh Thành vỉa hè cuối đường Hòa Hảo, quận 10, TP HCM.
2. Cá lóc cuốn bánh tráng
Đây là món ăn được ưa thích ở miền Nam, những con cá lóc đồng được bắt về làm sạch, bỏ lên chảo dầu chiên vàng ươm, ăn kèm với bánh tráng và rau sống.
Bánh tráng để ăn món này thường là các loại bánh tráng mỏng, to hơn bàn tay người lớn một chút. Khi ăn, bạn nhúng miếng bánh tráng qua nước, cho lên một ít rau như: xà lách, húng thơm, húng quế, dưa leo, bún tươi và một miếng thịt cá, cuốn tròn lại chấm với nước chắm và thưởng thức. Món ăn dân dã và thơm hương đồng ruộng đem lại cho bạn cảm giác ngon miệng không thể nào quên.Địa chỉ: 28 Lê Bình, phường 4, Tân Bình, TP HCM.
3. Các món cuốn
Có nhiều món ăn được chế biến chung với bánh tráng như: gỏi cuốn, bò bía, chả giò miền Trung... các món ăn này có một đặc điểm chung là được chế biến với một lớp bánh tráng cuốn tròn bao bọc bên ngoài.
Gỏi cuốn và bò bía là hai món ăn quen thuộc của tuổi học trò, những chiếc bánh tráng mỏng được dùng làm vỏ bên ngoài, phần nhân bên trong gồm có các loại rau sống, bún tươi, tôm, thịt hoặc trứng rán tráng mỏng... thường được ăn kèm với tương hoặc nước chấm chua ngọt.
Chả giò hay nem rán cũng có hình thức tương tự nhưng được chế biến theo cách khác, cũng lớp vỏ bánh tráng bên ngoai, bên trong là nhân thịt bằm nhuyễn, nấm mèo, miến, cà rốt, củ cải thái sợi... được cuốn tròn lại và đem chiên giòn, có thể ăn kèm với bún hoặc cuốn chung với các loại rau sống khác.Địa chỉ: Đường An Dương Dương khu vực Đại học Sư phạm hay đường Đinh Tiên Hoàng (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM), Đại học Kinh tế trên đường Nguyễn Đình Chiểu…
4. Bánh tráng mạch nha
Bánh tráng mạch nha là một món ăn chơi của người dân xứ Quảng, món ăn giản dị với bánh tráng nếp, đường mạch nha và dừa nạo nhưng lại có sức hấp dẫn rất đặc biệt. Chiếc bánh tráng nướng vàng được quết lên trên bề mặt những sợi mạch nha vàng óng như tơ, sau đó là một lớp dừa nạo, gấp đôi lại và trao cho khách mua.
Bánh tráng mạch nha không đơn thuần chỉ là một món ăn, mà đã trở thành đặc sản của một vùng miền. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng mang trong mình hình ảnh của một quê hương, là món quà quê đặc biệt có ý nghĩa đối với những người con xa xứ. Còn gì thú vị hơn khi được nhâm nhi chiếc bánh tráng thơm mùi mạch nha, vừa nhắm mắt mường tượng ra những hình ảnh quen thuộc của quê nhà, chỉ chừng đó thôi cũng đủ làm vơi đi nỗi nhớ nhà.5. Bánh tráng nướng trứng cút
Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang và bánh tráng được làm từ bột gạo. Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi dàn đều nguyên liệu trên bề mặt. Vì bánh tráng nướng là loại bánh mỏng, nên khi nướng cần phải xoay tròn chiếc bánh đều tay để bánh được chín đều và không bị cháy.
Người bán thường cho vào một ít tương ớt để chiếc bánh được thơm ngon hơn. Trong những buổi tối trời hơi se lạnh, vừa đi dạo phố cùng bạn bè, vừa nhâm nhi chiếc bánh tráng nướng thơm mùi hành phi, vị cay nồng của ớt thì còn gì tuyệt hơn.Địa chỉ: Chợ Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận). Hàng bán từ 14h đến khoảng 20h.
6. Bò lá lốt
Nguyên liệu cho món ăn này gồm thịt bò, thịt lợn được băm nhuyễn, cuốn trong lá lốt và nướng trên bếp than hồng. Những cuốn bò lá lốt được nướng chín tới tỏa mùi thơm của thịt bò hòa lẫn trong hương thơm của lá lốt nước tạo thành một hương thơm không thể hấp dẫn hơn.
Bò lá lốt được ăn kèm với bún, bánh tráng, các loại rau xà lách, diếp cá, húng quế.. thêm một ít chuối chát, dưa leo, khế thái lát mỏng và dĩ nhiên không thể thiếu chén mắm nêm. Lấy một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên lát xà lách, một ít bún tươi, vài cọng rau các loại, thêm một lát chuối chát, dưa leo, sau cùng là một cuốn bò lá lốt, cuốn tròn lại chấm vào mắm nêm và thưởng thức.Địa chỉ: Đi qua góc đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1, TP HCM) khoảng hơn 50m.
----------
Ai đưa mềnh đi ăn nhở