6 chiến thuật viết nên bài phát biểu không thể nào quên

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-6-.jpg

Yếu tố cơ bản để viết nên một bài phát biểu giúp bạn và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhận được sự chú ý là việc tạo ra một thông điệp mà đọng lại lâu dài trong tâm trí người nghe sau khi bài phát biểu kết thúc

Public-Speaking-image.jpg

"Một bài phát biểu hiệu quả có tác động mạnh mẽ hơn việc chia sẻ thông tin," Kristi Marsh, một tác giả và là người đã diễn thuyết trước rất nhiều khán giả hác nhau cho biết. "Một bài phát biểu mạnh mẽ sẽ kể một câu chuyện để lại một ấn tượng lâu dài." Hãy khích lệ mọi người nhớ đến doanh nghiệp của bạn bằng cách sử dụng các chiến thuật kể chuyện sau khi viết bài phát biểu tiếp theo của mình.

1. ĐỀ CẬP NHIỀU HƠN TỚI CÁ NHÂN
Mỗi lần Marsh viết một bài phát biểu, bà nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu chính của mình là giới thiệu bản thân. "Tất cả đều nhằm xây dựng một mối quan hệ lâu dài với các khán giả," bà nói. "Mục tiêu của bài thuyết trình của tôi là để người nghe thấy được tôi là ai và “gieo hạt giống thông điệp” của tôi vào tâm trí họ. Hãy viết một bài phát biểu hấp dẫn trong đó chia sẻ về chính bạn, và những người ngồi dưới ghế khán giả sẽ ủng hộ bạn, bất kể sản phẩm của bạn là gì.

2. CÁC THÔNG ĐIỆP MANG TÍNH GIÁO DỤC NGƯỜI NGHE
Hãy tập trung bài phát biểu của bạn vào việc giáo dục khán giả hơn là việc bán hàng, Mark Robinson, chủ sở hữu của Synergy Grid và Handicapped Pets.com chia sẻ.

"Chúng ta đang bị tấn công dồn dập bởi các quảng cáo đến mức chúng ta đã phát triển công cụ chặn pop-up " ông nói. "Nếu cố gắng bán cho khán giả một thứ gì đó, thông điệp của bạn sẽ thành một quảng cáo cung cấp thông tin đơn thuần và khán giả sẽ từ chối nó. Nhưng nếu bạn giáo dục họ một cách chân thành và nhiệt tình và tin tưởng họ thì khi cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ sẽ phản ứng tích cực."

3. THỂ HIỆN SỰ ĐAM MÊ CỦA BẠN
"Khán giả sẽ ngay lập tức nhận ra những người diễn giả có lòng đam mê – những người tin tưởng vào những gì họ đang chia sẻ," Marsh nói. " Các chủ đề đời thường nhất có thể mê hoặc người nghe nếu nó được truyền tải bởi một diễn giả thật sự có sức mê hoặc và chia sẻ chủ đề như một câu chuyện. "

Việc thể hiện niềm đam mê sẽ giúp bài phát biểu của bạn không bao giờ nhàm chán. "Bài phát biểu là một hình thức sáng tạo của sự tự thể hiện, như những bức tranh và những cuốn tiểu thuyết," bà nói. "Chúng cho phép bạn thể hiện một phần của chính mình một cách đầy đam mê, cũng như thể hiện những quan điểm và tầm nhìn của bạn, và điều đó không bao giờ nhàm chán."

4. THỂ HIỆN CẢM XÚC
Một bài phát biểu tuyệt vời không thể hiện ở những gì mọi người nhớ, mà là về mọi người cảm thấy ra sao sau khi nghe nó, Marsh nói. "Hãy hình dung những gì mà bạn muốn khán giả của mình cảm nhận khi nghe bài phát biểu của bạn, và làm mọi thứ khi phát biểu để hỗ trợ điều đó, bao gồm cách di chuyển, cử chỉ, cách ăn mặc, biểu cảm và âm điệu."

Khán giả có thể không thể nhớ cụ thể những lời nói của bạn, nhưng họ sẽ nhớ lại phản ứng cảm xúc của họ đối với phát biểu, Robinson cho biết thêm. "Một diễn giả xuất sắc tạo dựng bài phát biểu của họ dựa trên cách họ muốn khán giả của họ cảm nhận tại các thời điểm khác nhau trong các bài phát biểu của họ."

Khi phát biểu cho HandicappedPets.com, để đưa ra đề nghị cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các thú cưng có nhu cầu đặc biệt hoặc bị thương, Robinson thích tạo ra thứ mà ông gọi là "yếu tố Awwww." Đây phản ứng mà mọi người thường có khi xem các bức hình và đoạn video trong bài phát biểu với hình ảnh những chú chó khỏe mạnh và hạnh phúc trên chiếc xe lăn. " Việc gợi ra một phản ứng bằng lời nói từ một khán giả như" Awwww", hay '' Yum" có tác động rất mạnh mẽ, và khán giả sẽ ghi nhớ chúng”, ông nói.

5. VIẾT NGẮN GỌN VÀ ĐÚNG TRỌNG TÂM
Việc kể một câu chuyện có hiệu quả có nghĩa là không nói lan man và không nói quá nhiều. Dù một vài mẩu chuyện phiếm có thể khiến khán giả của bạn thích thú, nhưng trong hầu hết các phần củabài phát biểu, bạn nên tiếp tục hướng tới mục địch chính là để giáo dục người nghe về sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Một khi bạn đã kết thúc bài diễn thuyết, tránh kéo dài bài phát biểu của bạn bằng những câu chuyện không liên quan để đạt một khoảng thời gian nhất định. Thay vào đó, hãy dành thời gian đó cho phần đặt câu hỏi và trả lời.

6. HIỂU RÕ ĐỐI TƯỢNG KHÁN GIẢ
Những người đến để nghe bài phát biểu sẽ ngay lập tức quên thông điệp của bạn hoặc thậm chí không nghe nếu nó không hướng tới họ. Robinson - người đông hành với Marsh tại Toastmasters, một tổ chức quốc tế giảng dạy kỹ năng nói trước công chúng đưa ra lời khuyên: “Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ đối tượng của mình từ trong ra ngoài. Chúng ta không nói cho chính chúng ta, chúng ta nói cho khán giả nghe", Robinson nói. "Những gì chúng ta nói không phải là bởi vì chúng ta muốn nói, đó là vì chúng ta hiểu khán giả của mình và tin rằng họ muốn hoặc cần phải nghe thông điệp của mình. Nếu lời nói của bạn là lý tưởng đối với các khán giả, họ sẽ bị thuyết phục và ghi nhớ thông điệp của bạn. "

Hãy giữ những chiến thuật kể chuyện trong tâm trí khi tạo bài phát biểu tiếp theo của bạn, và khán giả chắc chắn sẽ nhớ những gì doanh nghiệp của bạn mang lại.

Theo Saga​
 
×
Quay lại
Top Bottom