Phần nhiều các bậc phụ huynh cho rằng, nên để cho trẻ nhỏ trưởng thành và phát triển tự nhiên bằng cách chăm sóc trẻ ăn uống, thầy cô dạy dỗ. Tuy nhiên, việc phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ cũng rất quan trọng. Bởi đây là yếu tố nền tảng cho việc phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Nếu được phát triển đúng cách, trẻ sẽ có được năng lực tư duy và học tập tốt hơn rất nhiều trong tương lai. Sau đây, gia sư Kim Chi sẽ chia sẻ cùng các bậc phụ huynh về 6 bước phát triển tư duy cho trẻ.
Tháp mức độ phát triển tư duy của trẻ
Sau thời gian dài nghien cứu về đặc tính của trẻ em, nhà tâm lý học Benjamin Bloom của Mỹ đã phát triển một hệ thống phân nhóm Bloom’s Taxonomy theo 6 mức độ dưới đây:
Ghi nhớ thông tin
Khi trẻ bắt đầu biết quan sát và nhớ lại được các thông tin như ngày tháng, nơi chốn, sự kiện, các ý chính của một chủ đề nào đó, hãy hỏi trẻ các câu hỏi như: bao nhiêu, khi nào, ở đâu, hãy kể, chỉ ra,… “Con hãy chỉ ra đâu là màu xanh của bút chì?”, “Con có bao nhiêu cái kẹo?”, “Con thích chơi chung với bạn nào nhất?”. Tuy nhiên, bạn không nên giúp con trả lời các câu hỏi mà hãy để trẻ tự suy nghĩ và trả lời. Điều này giúp kiểm tra khả năng ghi nhớ của trẻ, đồng thời biết được những người có ảnh hưởng đến tính cách trẻ trong cuộc sống, cả về mặt tích cực hay tiêu cực.
Hiểu được các khái niệm và nguyên tắc
Lúc này, trẻ bắt đầu nắm bắt được ý nghĩa; biết diễn giải, so sánh, đối chiếu và biết sắp xếp, suy luận. Bạn nên hỏi con các câu hỏi như hãy miêu tả, giải thích, ước lượng, dự đoán, phân biệt, lấy ví dụ,… để thúc đẩy trẻ diễn giải và suy luận. Ví dụ như: “Nếu chỉ có 5 từ để mô tả bản thân, con sẽ chọn những từ nào?”,“Con hãy phân biệt đâu là rau muống, đâu là rau cải?”, “Sau này lớn lên, con muốn con trở thành ai, trở thành người như thế nào?”… Để rèn luyện và phát huy kỹ năng này, bạn nên trò chuyện, tâm sự nhiều hơn với con, mua cho trẻ những quyển sách dạy đọc hiểu, quy cách ứng xử,..
Chuyển đổi và áp dụng những điều trẻ đã biết vào một ngữ cảnh mới
Ở giai đoạn này trẻ đã có hình thức rèn luyện kỹ năng nhất định ở nhà trường, có khả năng giải các bài toán, áp dụng phép cộng trừ nhân chia. Bạn hãy hỏi con về minh họa, chứng minh, tìm ra, thử nghiệm,… để khuyến khích trẻ áp dụng kiến thức đã biết vào những tình huống cụ thể và mới lạ. Ví dụ một số câu hỏi như “Vì sao con nên giúp đỡ mọi người? Con đã giúp đỡ ai bao giờ chưa?”,.. Những câu hỏi đặt ra sẽ tạo cho trẻ cảm giác được trao quyền, hình thành sự tự tin và quý trọng giá trị bản thân, cũng như khuyến khích tinh thần chúng học tập tốt hơn và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
Khả năng phân tích
Để phát triển khả năng phân tích của con, bạn nên hỏi con về quan điểm, nhận thức sự kiện; bảo con chỉ ra động cơ hay nguyên nhân của một nhân vật, sự việc trong một câu chuyện trong sách hay ngoài đời mà con biết. Đồng thời, khuyến khích con thực hiện một cuộc phỏng vấn hay khảo sát hoặc đóng vai một nhân vật trong một tình huống thực nào đó. Ví dụ “Con đã học được gì sau chuyến đi tham quan bảo tàng hôm qua?”,,, Những câu hỏi dạng này còn giúp trẻ nhận ra thế giới muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng nhằm chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống sau này.
Đánh giá vấn đề
Bạn nên khuyến khích con đưa ra đánh giá, ý kiến về một vấn đề nào đó như “ Con thấy hành động lái xe vượt đèn đỏ như thế nào?”, “Con thấy việc nói dối bố mẹ là đúng hay sai?”,.. Nhờ những câu hỏi như thế, bố mẹ có thể chỉ bảo con cách hành xử đúng đắn, chuẩn mực đạo đức, sự lễ phép trong cuộc sống,.. đồng thời định hướng tương lai và kế hoạch cho bản thân trẻ.
Khả năng sáng tạo
Trẻ bắt đầu sáng tạo khi đủ lớn để đưa ra ý tưởng mới dựa vào vài thông tin cũ đã có. Thời điểm này, bạn có thể yêu cầu con thiết kế, trình bày ý tưởng, phát minh ra một vật dụng mơ ước hoặc làm một bản kế hoạch. Hãy hỏi con muốn làm nghề gì, có ý tưởng gì không? Điều này giúp chúng hoàn thiện, trân trọng những thứ đang có, chú tâm hơn trong việc học hành, suy nghĩ về tương lai và lên kế hoạch cho bản thân.
Trên đây là những bước để phát triển tư duy cho trẻ. Nếu gặp khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ, hãy liên hệ ngay với trung tâm gia sư Kim Chi. Chúng tôi không chỉ giúp bé trang bị kiến thức mà còn đồng hành trong quá trình phát triển tư duy, kỹ năng sống cho trẻ!
Tháp mức độ phát triển tư duy của trẻ
Sau thời gian dài nghien cứu về đặc tính của trẻ em, nhà tâm lý học Benjamin Bloom của Mỹ đã phát triển một hệ thống phân nhóm Bloom’s Taxonomy theo 6 mức độ dưới đây:
Ghi nhớ thông tin
Khi trẻ bắt đầu biết quan sát và nhớ lại được các thông tin như ngày tháng, nơi chốn, sự kiện, các ý chính của một chủ đề nào đó, hãy hỏi trẻ các câu hỏi như: bao nhiêu, khi nào, ở đâu, hãy kể, chỉ ra,… “Con hãy chỉ ra đâu là màu xanh của bút chì?”, “Con có bao nhiêu cái kẹo?”, “Con thích chơi chung với bạn nào nhất?”. Tuy nhiên, bạn không nên giúp con trả lời các câu hỏi mà hãy để trẻ tự suy nghĩ và trả lời. Điều này giúp kiểm tra khả năng ghi nhớ của trẻ, đồng thời biết được những người có ảnh hưởng đến tính cách trẻ trong cuộc sống, cả về mặt tích cực hay tiêu cực.
Hiểu được các khái niệm và nguyên tắc
Lúc này, trẻ bắt đầu nắm bắt được ý nghĩa; biết diễn giải, so sánh, đối chiếu và biết sắp xếp, suy luận. Bạn nên hỏi con các câu hỏi như hãy miêu tả, giải thích, ước lượng, dự đoán, phân biệt, lấy ví dụ,… để thúc đẩy trẻ diễn giải và suy luận. Ví dụ như: “Nếu chỉ có 5 từ để mô tả bản thân, con sẽ chọn những từ nào?”,“Con hãy phân biệt đâu là rau muống, đâu là rau cải?”, “Sau này lớn lên, con muốn con trở thành ai, trở thành người như thế nào?”… Để rèn luyện và phát huy kỹ năng này, bạn nên trò chuyện, tâm sự nhiều hơn với con, mua cho trẻ những quyển sách dạy đọc hiểu, quy cách ứng xử,..
Chuyển đổi và áp dụng những điều trẻ đã biết vào một ngữ cảnh mới
Ở giai đoạn này trẻ đã có hình thức rèn luyện kỹ năng nhất định ở nhà trường, có khả năng giải các bài toán, áp dụng phép cộng trừ nhân chia. Bạn hãy hỏi con về minh họa, chứng minh, tìm ra, thử nghiệm,… để khuyến khích trẻ áp dụng kiến thức đã biết vào những tình huống cụ thể và mới lạ. Ví dụ một số câu hỏi như “Vì sao con nên giúp đỡ mọi người? Con đã giúp đỡ ai bao giờ chưa?”,.. Những câu hỏi đặt ra sẽ tạo cho trẻ cảm giác được trao quyền, hình thành sự tự tin và quý trọng giá trị bản thân, cũng như khuyến khích tinh thần chúng học tập tốt hơn và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
Khả năng phân tích
Để phát triển khả năng phân tích của con, bạn nên hỏi con về quan điểm, nhận thức sự kiện; bảo con chỉ ra động cơ hay nguyên nhân của một nhân vật, sự việc trong một câu chuyện trong sách hay ngoài đời mà con biết. Đồng thời, khuyến khích con thực hiện một cuộc phỏng vấn hay khảo sát hoặc đóng vai một nhân vật trong một tình huống thực nào đó. Ví dụ “Con đã học được gì sau chuyến đi tham quan bảo tàng hôm qua?”,,, Những câu hỏi dạng này còn giúp trẻ nhận ra thế giới muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng nhằm chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống sau này.
Đánh giá vấn đề
Bạn nên khuyến khích con đưa ra đánh giá, ý kiến về một vấn đề nào đó như “ Con thấy hành động lái xe vượt đèn đỏ như thế nào?”, “Con thấy việc nói dối bố mẹ là đúng hay sai?”,.. Nhờ những câu hỏi như thế, bố mẹ có thể chỉ bảo con cách hành xử đúng đắn, chuẩn mực đạo đức, sự lễ phép trong cuộc sống,.. đồng thời định hướng tương lai và kế hoạch cho bản thân trẻ.
Khả năng sáng tạo
Trẻ bắt đầu sáng tạo khi đủ lớn để đưa ra ý tưởng mới dựa vào vài thông tin cũ đã có. Thời điểm này, bạn có thể yêu cầu con thiết kế, trình bày ý tưởng, phát minh ra một vật dụng mơ ước hoặc làm một bản kế hoạch. Hãy hỏi con muốn làm nghề gì, có ý tưởng gì không? Điều này giúp chúng hoàn thiện, trân trọng những thứ đang có, chú tâm hơn trong việc học hành, suy nghĩ về tương lai và lên kế hoạch cho bản thân.
Trên đây là những bước để phát triển tư duy cho trẻ. Nếu gặp khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ, hãy liên hệ ngay với trung tâm gia sư Kim Chi. Chúng tôi không chỉ giúp bé trang bị kiến thức mà còn đồng hành trong quá trình phát triển tư duy, kỹ năng sống cho trẻ!