6 bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo tốt

khanh.vo

Thành viên
Tham gia
16/6/2015
Bài viết
2
Làm thế nào để dẫn dắt thành công tổ chức của mình vượt qua được những thăng trầm trong giai đoạn đầu khởi nghiệp là một trong những thách thức lớn nhất mà một người chủ doanh nghiệp có thể phải đối mặt.


1. Trao quyền

Một nhiệm vụ nặng nề và quan trọng mà bạn phải đối mặt trong việc gây dựng doanh nghiệp là giao quyền.

Nghe thật buồn và đáng sợ – nhưng rồi bạn sẽ phải trao quyền.

Hãy tưởng tượng bạn đang quan sát một nhân viên bán hàng phục vụ khách. Bạn thấy không hài lòng, vậy là bạn tiến đến và tự làm. Với cách làm như vậy, bạn đã khiến bản thân hài lòng với công việc và công việc diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên bạn lại:

- Khiến nhân viên đó nản chí hoàn toàn. Hành động đó cũng giống như nói với họ là bạn không tin tưởng họ.

- Chỉ cho họ thấy họ không cần phải tự đưa ra quyết định hay chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

- Cho khách hàng thấy bạn không tin tưởng nhân viên của mình (vậy thì việc gì họ phải tin tưởng?)

Và ai nói rằng cách của bạn là đúng?

Nếu bạn giao hoàn toàn trách nhiệm (chứ không phải là nhiệm vụ), nhân viên của bạn sẽ cảm thấy tự tin và có động lực hơn. Họ sẽ kiểm soát toàn bộ lĩnh vực kinh doanh đó và giúp bạn có sự tự

2. Dẫn dắt thay vì ra lệnh.

Chỉ vì bạn là ông chủ không có nghĩa là mọi người sẽ làm những gì bạn nói. Nếu họ không tôn trọng quyền của bạn, họ sẽ thực hiện ở mức tối thiểu để duy trì sự an toàn của chính họ. Các nhà lãnh đạo phải có kỹ năng lãnh đạo là tạo động lực và truyền cảm hứng cho đội ngũ của mình. Giúp mọi người kết nối với các mục tiêu để họ làm chủ. Khi đó, họ sẽ làm công việc của mình với niềm tự hào và nhiệt tình nhất khi được trao quyền.do.

4. Nói chuyện với nhân viên

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng lại ít người thực hiện. Trong lịch làm việc của bạn, ít nhất sau sáu tháng bạn cần phải có một cuộc nói chuyện với mỗi nhân viên. Đây là cơ hội để họ nói về những gì đã làm được, những lĩnh vực họ muốn cải thiện, phát triển hay có nhiều vấn đề cần đào tạo. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để lắng nghe về những cảm nghĩ của họ trong công việc kinh doanh và những lĩnh vực bạn nên cải thiện.

3. Thưởng cho nhân viên

Đôi khi những phần thưởng tuyệt vời nhất lại không phải là tiền. Bằng cách tham gia một doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển, một người sẽ có cơ hội thu được nhiều trách nhiệm, kinh nghiệm, sự công nhận, sự linh hoạt, sự đa dạng, đào tạo và không gian để phát triển hơn là trong một doanh nghiệp lớn. Điều này cũng có nghĩa là bạn không phải trả cho họ nhiều như những đối thủ lớn.

Nên chia sẻ thành công với họ trong kinh doanh, có thể là theo hình thức thưởng cuối năm hoặc một bữa tiệc, hoa hồng bán hàng hay thậm chí là cổ phần trong doanh nghiệp.

5. Truyền cảm hứng cho nhân viên

“Nếu bạn muốn làm một con thuyền, đừng để tất cả mọi người mang gỗ đến, hãy chia công việc và đưa ra mệnh lệnh. Hãy truyền cho họ lòng khát khao vươn ra biển lớn mênh mông” (Antoine de Saint Exupéry, Sự khôn ngoan của bãi cát).

Bằng cách chia sẻ tầm nhìn mạnh mẽ, đầy thuyết phục cùng niềm đam mê, bạn có thể có được sự tự nguyện của những người theo bạn.

Và nếu bạn là người may mắn, đây có thể là phần bù trừ cho tính thiếu kiên nhẫn, vô tổ chức, thiếu khả năng phân chia công việc và nhận thức, không đáng tin cậy,… của bạn.

6. Đặt nhân viên của mình lên trên hết

Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó có thể ủng hộ bạn làm tốt mọi việc.

Rich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ, đã nói: “Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình”

Sưu tầm
 
×
Quay lại
Top Bottom