- Tham gia
- 31/7/2018
- Bài viết
- 407
Chúng ta cần khỏe mạnh cả về tinh thần và thể chất để đủ sức chiến đấu mỗi ngày với các dự án, đơn hàng, sếp khó tính, đồng nghiệp khó chơi và bao rào cản khác. Vì vậy, hãy trở thành người yêu thương mình nhất, để dù đời sống công sở biến động thế nào, chúng ta vẫn đủ "sức đề kháng".
Có thể bạn và cả sếp của bạn không nhận ra. Nhưng nhân sự cân bằng được đời sống và công việc mang lại những lợi ích lâu dài cho cả cá nhân và doanh nghiệp, chẳng hạn như tỷ lệ nhân viên thay thế thấp hơn và hiệu suất công việc cao hơn.
CareerBuilder chia sẻ với bạn một số bí kíp đơn giản để chăm sóc bản thân ở nơi làm việc. Nhớ chia sẻ với đồng nghiệp nếu thấy có ích. Nhưng trước khi bắt đầu, hãy nhớ: “Yêu thương bản thân” không phải là giải pháp tạm thời trong giai đoạn quá tải - đó là một phong cách sống.
Làm thế nào để đạt được trạng thái cân bằng?
1. Làm chủ cuộc chơi
Để đảm đương được khối lượng công việc, hãy lên kế hoạch làm việc sao cho phù hợp với bạn. Nếu bạn năng suất hơn vào buổi sáng, đẩy những nhiệm vụ quan trọng lên trước và nếu bạn muốn tránh quá tải, hãy sắp xếp những giờ nghỉ giải lao ngắn. Làm việc với tốc độ của bạn.
2. Thiết lập ranh giới Làm - Nghỉ
Nếu bạn nhận ra bản thân đang trả lời email và kiểm tra những cập nhật mới về công việc ngoài giờ làm việc, hãy cố ngắt kết nối vào cuối giờ hành chính. Kể cả bây giờ bạn vẫn cảm thấy ổn, thì sẽ đến một lúc nào đó nó khiến bạn kiệt sức. Phòng cháy hơn là chữa cháy.
3. Tạo không gian làm việc ấm cúng và sáng tạo
Tạo nên một không gian làm việc vừa ý bạn. Đặt những đồ thường dùng trong tầm với và trang trí một bàn làm việc thật sự truyền cảm hứng cho bạn. Ví dụ, treo một poster với câu trích dẫn yêu thích hoặc ảnh gia đình.
4.Tối ưu hóa các mối quan hệ tại nơi làm việc
Dành thời gian cho các đồng nghiệp và các mối quan hệ xã giao trong mức độ nhiều nhất có thể. Nhưng đừng cố quá (là lúc bạn cảm thấy quá tải để kết nối, và thấy không còn thoải mái nữa đấy). Như vậy, bạn có thể nhờ giúp đỡ, góp ý khi cần mà không phải cảm thấy ngại. Cũng nên đề nghị giúp đỡ người khác nếu có thể nhé.
Chúng ta đều tồn tại cùng nhau nên là… “Làm việc theo đội đem lại giấc mơ vang dội!!!”.
5. Ăn đủ chất, uống đủ nước
Bạn cần năng lượng để có sức cho một ngày làm việc năng suất. Tránh bỏ bữa và nhớ uống đủ nước. Chiêu đãi bản thân với những món ăn ưa thích và thỉnh thoảng mua những cốc trà sữa ngon lành - bạn xứng đáng với điều đó!
6. Tập thông cảm và tốt bụng
Đúng là phải “tập” đấy! Vì công việc áp lực, nên khi mọi thứ không được như ý với các tiêu chí của công việc, bạn có thể có lúc áp đặt định kiến lên người khác, hoặc phán xét bản thân nặng nề.
Để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy hít một hơi thật sâu. Khi đã bình tĩnh hơn, xem lại những gì bạn có thể cải thiện vào lần tới. Hãy bao dung và có trách nhiệm.
Cân bằng là một trạng thái không dễ dàng đạt được. Nhưng nhờ luyện tập và sự chuẩn bị, bạn có thể tránh những khổ sở không đáng có, và có một cuộc sống công sở nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.
CareerBuilder Vietnam
Có thể bạn và cả sếp của bạn không nhận ra. Nhưng nhân sự cân bằng được đời sống và công việc mang lại những lợi ích lâu dài cho cả cá nhân và doanh nghiệp, chẳng hạn như tỷ lệ nhân viên thay thế thấp hơn và hiệu suất công việc cao hơn.
CareerBuilder chia sẻ với bạn một số bí kíp đơn giản để chăm sóc bản thân ở nơi làm việc. Nhớ chia sẻ với đồng nghiệp nếu thấy có ích. Nhưng trước khi bắt đầu, hãy nhớ: “Yêu thương bản thân” không phải là giải pháp tạm thời trong giai đoạn quá tải - đó là một phong cách sống.
Làm thế nào để đạt được trạng thái cân bằng?
1. Làm chủ cuộc chơi
Để đảm đương được khối lượng công việc, hãy lên kế hoạch làm việc sao cho phù hợp với bạn. Nếu bạn năng suất hơn vào buổi sáng, đẩy những nhiệm vụ quan trọng lên trước và nếu bạn muốn tránh quá tải, hãy sắp xếp những giờ nghỉ giải lao ngắn. Làm việc với tốc độ của bạn.
2. Thiết lập ranh giới Làm - Nghỉ
Nếu bạn nhận ra bản thân đang trả lời email và kiểm tra những cập nhật mới về công việc ngoài giờ làm việc, hãy cố ngắt kết nối vào cuối giờ hành chính. Kể cả bây giờ bạn vẫn cảm thấy ổn, thì sẽ đến một lúc nào đó nó khiến bạn kiệt sức. Phòng cháy hơn là chữa cháy.
3. Tạo không gian làm việc ấm cúng và sáng tạo
Tạo nên một không gian làm việc vừa ý bạn. Đặt những đồ thường dùng trong tầm với và trang trí một bàn làm việc thật sự truyền cảm hứng cho bạn. Ví dụ, treo một poster với câu trích dẫn yêu thích hoặc ảnh gia đình.
4.Tối ưu hóa các mối quan hệ tại nơi làm việc
Dành thời gian cho các đồng nghiệp và các mối quan hệ xã giao trong mức độ nhiều nhất có thể. Nhưng đừng cố quá (là lúc bạn cảm thấy quá tải để kết nối, và thấy không còn thoải mái nữa đấy). Như vậy, bạn có thể nhờ giúp đỡ, góp ý khi cần mà không phải cảm thấy ngại. Cũng nên đề nghị giúp đỡ người khác nếu có thể nhé.
Chúng ta đều tồn tại cùng nhau nên là… “Làm việc theo đội đem lại giấc mơ vang dội!!!”.
5. Ăn đủ chất, uống đủ nước
Bạn cần năng lượng để có sức cho một ngày làm việc năng suất. Tránh bỏ bữa và nhớ uống đủ nước. Chiêu đãi bản thân với những món ăn ưa thích và thỉnh thoảng mua những cốc trà sữa ngon lành - bạn xứng đáng với điều đó!
6. Tập thông cảm và tốt bụng
Đúng là phải “tập” đấy! Vì công việc áp lực, nên khi mọi thứ không được như ý với các tiêu chí của công việc, bạn có thể có lúc áp đặt định kiến lên người khác, hoặc phán xét bản thân nặng nề.
Để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy hít một hơi thật sâu. Khi đã bình tĩnh hơn, xem lại những gì bạn có thể cải thiện vào lần tới. Hãy bao dung và có trách nhiệm.
Cân bằng là một trạng thái không dễ dàng đạt được. Nhưng nhờ luyện tập và sự chuẩn bị, bạn có thể tránh những khổ sở không đáng có, và có một cuộc sống công sở nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.
CareerBuilder Vietnam